Tại sao kênh htv3 bị mất

HTV3 là Kênh Giáo dục - Giải trí dành cho thiếu nhi & gia đình trực thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Thiếu nhi quản lý.[6] Đây là một trong những kênh truyền hình đầu tiên tại Việt Nam phát sóng chương trình nước ngoài có bản quyền, và là một trong những kênh có lượng khán giả thiếu nhi đón xem nhiều nhất tại khu vực Nam Bộ.

HTV3Lên sóng1 tháng 10 năm 2003; 18 năm trước [2003-10-01][1]Hệ thốngĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh [HTV]Sở hữuĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhĐịnh dạng hình576i [SDTV] 16:9Khẩu hiệuTạo dựng tương lai tươi sáng [01/06/2008 - 01/01/2010]

Mãi mãi tuổi thanh xuân [01/07/2011 - 01/03/2012]
Thời gian cho cả nhà - Dám ước mơ, dám thực hiện [01/01/2010 - 01/07/2011; 01/03/2012 - 01/07/2015]
Cho con, cho mẹ, cho cả nhà [01/07/2015 - 01/07/2017]
Học hỏi, thương yêu, vui cười [01/07/2017 - 01/12/2020]

Sẻ chia khoảnh khắc - Cả nhà cùng vui [01/12/2020 - nay]
Kênh có liên hệHTV1, HTV2, HTV3, HTV Key, HTV7, HTV9, HTV Thể ThaoTrang web//www.htv3tv.vnMặt đấtDVB-T2Kênh 36 [SDTV truyền dẫn]Vệ tinhK+[2]Kênh 65CápHTVC[3]Kênh 4SCTV[5]Kênh 16 [Cáp Analog tại TPHCM]
Kênh 83 [Cáp số DVB-C]VTVCabKênh 130 [Cáp Số]ViettelKênh 91 [cáp digital]
Kênh 37 [cáp Analog]IPTVMyTV[4]Kênh 87 [được xem lại trong 2 ngày]ViettelTVKênh 62 [được tua và xem lại 24h]FPT PlayKênh 103 [được tua và xem lại 48h]FPT Play [OTT]Xem tại đâyHTVCỨng dụngViettelTVỨng dụngSDTVXem tại đâyỨng dụng TV360Xem tại đâyVieOnỨng dụng & Trang web

Với thời lượng phát sóng 24/24h hằng ngày, kênh được phủ sóng rộng rãi thông qua truyền hình vệ tinh, cáp, IPTV, kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 và các trang web, ứng dụng xem truyền hình trực tuyến.

HTV3 được thành lập bởi Ban Biên tập các kênh truyền hình số & cáp - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh [HTV] và bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ ngày 1 tháng 10 năm 2003.[1] Đến tháng 1 năm 2004, kênh được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hằng ngày. Tháng 12 năm 2007, một số chương trình của Công ty cổ phần Truyền thông Trí Việt [TVM Corp.] được phát thử nghiệm trên kênh.[7] Ngày 1 tháng 6 năm 2008, HTV chính thức hợp tác với Công ty cổ phần Truyền thông Trí Việt phát triển kênh với các chương trình nước ngoài có mua bản quyền.[8] Tháng 8 năm 2010 hàng loạt chương trình phát sóng trên kênh bị ngừng phát sóng do không đúng giấy phép.[9] Cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép HTV3 trở thành kênh dành cho thanh thiếu niên & nhi đồng[10] . Từ ngày 1 tháng 3 năm 2014, kênh truyền hình HTV3 chính thức trở lại với diện mạo mới.[11] Khoảng cuối năm 2014 - 2017, Công ty cổ phần Truyền thông Thanh Thiếu nhi [TTN Media] tiếp quản kênh.[12] Tháng 7/2017, Công ty cổ phần Truyền thông Purpose thay thế TTN Media quản lý kênh và thành lập thương hiệu "DreamsTV".[13] Tháng 6 năm 2018, kênh tổ chức kỷ niệm 10 năm lên sóng trong vai trò là kênh xã hội hóa.[14] Tháng 10 cùng năm, kênh nâng cấp phát sóng chương trình với tỷ lệ khung hình 16:9 thay vì 4:3 như trước.

Ban đầu kênh được phát trên hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất ở kênh 27 UHF. Tuy nhiên đến ngày 7 tháng 5 năm 2009, kênh đã bị buộc ngừng phát do không có giấy phép sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện của Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM.[15] Tuy nhiên vẫn tiếp tục được phát sóng trong hệ thống số, cáp và vệ tinh. Tháng 9 năm 2013, ngừng phát miễn phí trên vệ tinh. Năm 2016, VTC hạ sóng kênh trên vệ tinh. Tháng 4 năm 2016, HTV3 mở rộng phủ sóng trên DVB-T2 do Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam [SDTV] truyền dẫn. Ngày 19 tháng 8 năm 2020, ngừng phát trên kênh 33 của SDTV. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2022, AVG ngừng phát sóng kênh HTV3 trên hệ thống DTT miền Nam và DTH. Trước đó vào tháng 3 năm 2020, đơn vị này cũng đã ngừng cung cấp kênh trên hệ thống DTT miền Bắc.

Năm 2008, kênh được khoảng 4,5 triệu khán giả tại Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi. Năm 2012, kênh được 5,2 triệu khán giả và đến tháng 4 năm 2013 được 16,6 triệu khán giả theo dõi trên toàn quốc, nằm trong TOP 10 kênh truyền hình được thiếu nhi và gia đình yêu thích nhất và được đón xem nhiều thời điểm đó. Sau 10 năm ra mắt, HTV3 là kênh có lượng khán giả nhí đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh [rating 1,82] và đồng bằng sông Cửu Long [rating 2,27], theo Hệ thống đo lường định lượng khán giả Việt Nam TAM tháng 7.2018. Là một trong những kênh có lượng khán giả thiếu nhi đón xem nhiều nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long.[16]

Tranh cãi

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2010, một số chương trình trên kênh bị tạm ngưng phát sóng do không đúng tiêu chí đã đăng ký trong giấy phép.[17] Một số phim như Vì sao đưa anh tới hay One Piece phát sóng trên kênh dưới hình thức lồng tiếng gây tranh cãi trong cộng đồng.[18][19]

Nhà báo Ngọc Mai của báo Pháp luật Việt Nam chỉ trích kênh chiếu các anime "bẩn".[20] Tác giả bài báo bị cộng đồng yêu mến anime và manga chỉ trích đưa tin thiếu kiến thức, sai sự thật và sau đó tác giả lên tiếng giải thích. Sau sự việc này kênh tiến hành gắn cảnh báo 15+ cho một số phim hoạt hình trước khi vào phim.

Ngày 7 tháng 6 năm 2017, báo Tuổi Trẻ đã đăng bài phản ánh kênh chiếu phim hoạt hình nhiều cảnh hở hang, thô tục không phù hợp trẻ em và đa phần độc giả phản đối bài báo.[21] Và ngay sau đó trong quá trình phát sóng các phim trên đều có chạy chữ thông báo. Từ ngày 3 tháng 11 năm 2017, bảng xếp loại độ tuổi xem chương trình được chia thành năm mức: Tất cả mọi người đều xem được, Từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi, từ 11 tuổi đến dưới 13 tuổi, từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ 16 tuổi trở lên.

Trong chương trình Việt Nam Đất Nước Tôi Yêu [tập 16] phát sóng tối ngày 30 tháng 1 năm 2018, hai người Việt Nam tận tình hướng dẫn người Hàn Quốc ăn thịt chó đúng cách rau sống và mắm tôm đã khiến cho khán giả phẫn nộ.[22][23]

  1. ^ a b NLĐ [ngày 1 tháng 10 năm 2003]. “Thu sóng truyền hình kỹ thuật số”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2019. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ TDV [22 tháng 1 năm 2015]. “K+ tăng các nội dung giải trí mới”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Truyền hình Số cao cấp”. htvc.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “Truyền hình MyTV thông báo thay đổi số hiệu và bổ sung kênh tháng 8/2019”. mytv.com.vn. ngày 16 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Bảng kênh trên hệ thống truyền hình SCTV”. sctv.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ Văn Tuấn [28 tháng 11 năm 2017]. “Chương trình cho trẻ em - Cần cả giải trí và giáo dục”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ “Quá trình hình thành và phát triển”. TCM. 13 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  8. ^ Hoàng Lê [24 tháng 5 năm 2008]. “Từ 1-6, HTV3 khoác diện mạo mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Hoàng Lê [4 tháng 8 năm 2010]. “HTV3 ngưng phát sóng một số chương trình từ 8-8”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ N.N [2 tháng 12 năm 2013]. “Kiến nghị mở rộng kênh HTV3”. giaoduc.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Hoàng Lê [23 tháng 2 năm 2014]. “HTV3 có diện mạo mới”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Như Hoa [30 tháng 8 năm 2015]. “Kênh truyền hình xã hội hóa: Vất vả tồn tại”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Hoàng Lê [2 tháng 7 năm 2017]. “Ca sĩ Thanh Bùi gửi ước mơ qua HTV3”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Hồ Hải [28 tháng 7 năm 2018]. “HTV3 DreamsTV kỷ niệm 10 năm lên sóng”. giaoduc.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ Quốc Thanh; Hoàng Lê; Minh Giảng [8 tháng 5 năm 2009]. “Thêm nhiều kênh truyền hình chui”. Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  16. ^ Mai Ngọc [27 tháng 7 năm 2018]. “HTV3 đổi mới nội dung nhân kỷ niệm 10 năm”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ “HTV3 ngưng phát sóng một số chương trình từ 8-8”. Tuổi trẻ. 4 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ Vân Châu [ngày 1 tháng 11 năm 2014]. “Vì sao đưa anh tới' được lồng tiếng cho khán giả Việt”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2019.
  19. ^ Kandy K [ngày 12 tháng 10 năm 2015]. “Cộng đồng tranh cãi vì HTV3 chiếu phim hoạt hình One Piece”. Trí Thức Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019 – qua Gamek.vn.
  20. ^ Ngọc Mai [8 tháng 4 năm 2016]. “Lo ngại phim hoạt hình "bẩn" đầu độc trẻ thơ”. Pháp Luật plus. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ Khôi Nguyên [7 tháng 6 năm 2017]. “Phim hoạt hình nhiều cảnh hở hang, thô tục trên HTV3”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ Mộc Lan [3 tháng 2 năm 2018]. “Phẫn nộ với chương trình dạy ăn thịt chó phát sóng trên truyền hình”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  23. ^ Mỹ An [4 tháng 2 năm 2018]. “Chương trình dạy ăn thịt chó phát sóng trên truyền hình khiến dân mạng phẫn nộ”. Báo đời sống & pháp luật Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.

  • Truyền hình tại Việt Nam
  • Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam
  • Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
  • HTV2
  • HTV7
  • HTV9
  • Danh sách các chương trình phát sóng trên HTV
  • Trang web chính thức [htv3tv.vn]
  • HTV3 trên Facebook
  • Kênh DreamsTV trên YouTube
  • HTV3 trên Instagram
  • Trang Web : htv3.tv [1]
  • Kênh Youtube "HTV3.tv"
  • Kênh Youtube "HTV3"
  • Zing Me : HTV3 [Lưu trữ 2015-11-21 tại Wayback Machine]
  1. ^ “website chính thức kênh HTV3”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2016.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=HTV3&oldid=68976042”

Page 2

Một số tỉ lệ

1:1

Được sử dụng phổ biến trong các nền tảng mạng xã hội và trong một số thiết bị.

1.3:1 [4:3]
Chuẩn truyền hình và máy tính cổ điển

1.5:1 [3:2]
Phim 35 mm cổ điển

1.6:1 [16:10]
Tỉ lệ màn hình máy tính hiện nay.

1.6180:1 [ φ {\displaystyle \varphi }

φ:1]
Tỷ lệ vàng

1.6:1 [5:3]
Màn hình rộng, Phim 16 mm.

1.7:1[16:9]
Video HD

1.85:1
Màn hình rộng

2.35:1, 2.39:1 hoặc 2.4:1

Màn hình ở rạp chiếu phim

Tỉ lệ của một hình ảnh là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh đó. Để biểu diễn tỉ lệ thông thường người sử dụng hai số dương viết liền với nhau với dấu hai chấm ở giữa, chẳng hạn như 16:9. Với một hình ảnh có tỉ lệ x:y thì x được xem là chiều rộng, y là chiều cao và hai biến này có quan hệ tỉ lệ với nhau. Giả sử một hình ảnh có tỉ lệ là 4:3, nếu biết chiều rộng là 400 pixes thì có thể suy ra chiều cao là 300 pixes. Tỉ lệ của một hình ảnh thường áp dụng cho một hình ảnh, hình ảnh kỹ thuật số, kích thước màn hình tivi hay các thiết bị điện tử, khổ giấy, tranh vẽ và nhiều ứng dụng khác liên quan.

Các tỉ lệ màn hình phổ biến hiện này trong các rạp phim là 1.85:12.39:1.[1] Hai tỉ lệ quay phim là 4:3 [1.33:1], cũng là chuẩn video toàn cầu của thế kỷ 20, và 16:9 [1.77:1], dùng trên thế giới cho truyền hình độ nét cao và truyền hình kỹ thuật số châu Âu.

Trong các máy chụp ảnh, các tỉ lệ phổ biến nhất là 4:3,3:2, và gần đây còn có 16:9 trong một số máy tiêu dùng.[2] Một số tỉ lệ khác như 5:3, 5:4, và 1:1 [định dạng vuông], cũng được dùng trong nhiếp ảnh, đặc biệt ở định dạng lớn và định dạng trung bình.

Đối với tivi, DVD và đĩa Blu-ray, người ta chuyển đổi các định dạng có tỉ lệ không cân bằng theo nhiều cách khác nhau như phóng lớn các hình ảnh quang học để lấp đầy diện tích hiển thị định dạng nhận được và xóa bất cứ thông tin ảnh dư thừa [zoom kỹ thuật số và cắt xén]; thêm bóng mờ đen ngang [hộp thư] hoặc bóng mờ đen dọc [thùng thư] để duy trì tỉ lệ hình dáng của định dạng gốc; hay nới rộng hình ảnh [vì vậy hình ảnh bị bóp méo và có thể chất lượng không đẹp] để có được tỉ lệ hình ảnh mong muốn; hoặc có thể là vẽ theo tỷ lệ theo nhân tố khác biệt ở trung tâm và tại các đỉnh [như trong chế độ Zoom rộng].

4:3 [1.33:1] [hay gọi là chuẩn bốn-ba] dùng cho truyền hình tiêu chuẩn từ khi phát minh máy quay phim và nhiều màn hình máy tính để có cùng tỉ lệ. 4:3 là tỉ lệ của phim 35 mm trong kỷ nguyên phim câm. Tỉ lệ này cũng gần với tỉ lệ 1.375:1 được định nghĩa bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.

Chuẩn 16:9

Bài chi tiết: 16:9

16:9 [1.77:1] [hay gọi là tỉ lệ mười sáu-chín] là chuẩn quốc tế của truyền hình độ nét cao, truyền hình không phải kỹ thuật số chất lượng cao và truyền hình màn ảnh rộng analog PALplus.

Thông thường, các đặc tả màn hình được cho là thông số đường chéo. Công thức sau có thể dùng để tìm chiều cao [h], chiều rộng [w] và diện tích [A], với r là tỉ lệ và d là chiều dài đường chéo.

h = d [ r 2 + 1 ] w = d 1 r 2 + 1 A = d 2 r + 1 r {\displaystyle h={\frac {d}{\sqrt {[r^{2}+1]}}}\qquad w={\frac {d}{\sqrt {{\frac {1}{r^{2}}}+1}}}\qquad A={\frac {d^{2}}{r+{\frac {1}{r}}}}}  

So sánh hai tỉ lệ hình ảnh theo các cách khác nhau đưa ra một vài sự phân biệt thú vị, khi so sánh, người ta có thể so sánh hai hình ảnh với chiều cao bằng nhau, chiều rộng bằng nhau, bằng đường chéo, hoặc diện tích bằng nhau.

  • Hai tỉ lệ hình ảnh có cùng một chiều dài đường chéo:

 

4:3 [1.33:1]

 

16:9 [1.77:1]

  • Hai tỉ lệ hình ảnh có cùng diện tích [số pixes]:

 

4:3 [1.33:1]

 

16:9 [1.77:1]

  • Hai tỉ lệ hình ảnh có cùng chiều cao:

 

4:3 [1.33:1]

 

16:9 [1.77:1]

  • Hai tỉ lệ hình ảnh có cùng chiều rộng:

 

4:3 [1.33:1]

 

16:9 [1.77:1]

Các tỉ lệ phổ biến dùng trong Nhiếp ảnh là:

  • 1:1
  • 4:3 [1.33:1]
  • 3:2 [1.5:1]
  • 5:3 [1.66:1]
  • 16:9 [1.77:1]
  • 3:1

Nhiều máy ảnh kỹ thuật số có các tùy chọn người dùng để lựa chọn các tỉ lệ hình ảnh khác nhau. Một số máy ảnh có được chức năng này thông qua các cảm biến đa chiều [như Panasonic], trong khi các máy ảnh khác sẽ cắt định dạng hình ảnh mặc định để cho ra hình ảnh theo tỉ lệ đã lựa chọn.

  • Khổ giấy

  1. ^ The 2.39:1 ratio is commonly labeled 2.40:1, e.g., in the American Society of Cinematographers' American Cinematographer Manual [Many widescreen films before the 1970 SMPTE revision used 2.35:1].
  2. ^ “Panasonic Introduces 2 New Cameras”. India: Tech Tree. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= [trợ giúp]

  • “NEC Monitor Technology Guide”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2006.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tỉ lệ khung hình [hình ảnh].
  • The Changing Shape of Cinema: The History of Aspect Ratio
  • The Letterbox and Widescreen Advocacy Page
  • American Widescreen Museum
  • Widescreen Apertures and Aspect Ratios
  • Aspect – combined aspect ratio, frame size and bitrate calculator Lưu trữ 2013-12-07 tại Wayback Machine
  • Aspect Ratios Explained: Part 1 Lưu trữ 2013-04-24 tại Wayback Machine Part 2 Lưu trữ 2013-06-04 tại Wayback Machine
  • Explanation of TV Aspect Ratio format description codes
  • Display aspect ratio and pixel aspect ratio used in TV and video applications. Lưu trữ 2013-03-13 tại Wayback Machine
  • TECHNICAL BULLETIN Understanding Aspect RatiosPDF [708 KB]
  • SCADplus: 16:9 Action plan for the television in the 16:9 screen format – European Union
  • Online Aspect Ratio Calculator

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tỉ_lệ_khung_hình_[hình_ảnh]&oldid=68710989#Chuẩn_4:3”

Video liên quan

Chủ Đề