Lịch sự trong giao tiếp là gì

Ngày nay, trong cuộc sống những nguyên tắc trong giao tiếp, thói quen hay cách ứng xử đúng mực... sẽ luôn gây ấn tương lịch sự trong mắt người khác. Mọi người đang dần cố gắng, hoàn thiện mình hơn với những phép lịch sự trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết có những phép lịch sự trong giao tiếp nào chưa? Cùng Unica tìm hiểu dưới đây nhé!

>>Bật mí 10 nguyên tắc vàng trong giao tiếp ứng xử không phải ai cũng biết

>>Bật mí 5 cách xử lý tình huống trong giao tiếp bạn cần nắm vững

>>5 nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành công 100%

1. Phép lịch sự trong ăn uống

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc ăn uống chiếm một vai trò quan trọng. Trong giao tiếp, ăn uống là cách để người ta làm quen, trò chuyện và thậm chí là để đánh giá lẫn nhau qua các cử chỉ ăn uống. Vì thế, trong việc ăn uống bạn cần biết giữ một số những phép lịch sự tối thiểu sau:
- Nên Ăn trong nồi ngồi trong hướng, khi ăn nên từ tốn, không vội vàng
- Trong bữa ăn, người kém tuổi không được ngồi vào bàn trước người lớn; khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều này vừa thể hiện phép lịch sự cũng là để bày tỏ sự tôn trọng của khách đến gia chủ.
- Khi ăn, nên ăn tuần tự các món, không nên ăn nhiều món cùng một lúc.
- Tuyệt đối không dùng đũa để gắp các món canh, súp. Bởi khi bạn ăn, đầu đũa đã được đưa vào miệng, nếu bạn dùng đũa để gắp canh thì sẽ khiến người khác cảm thấy mất vệ sinh và rất mất lịch sự.
- Không nói chuyện quá nhiều trong bữa ăn, cũng không cắm cúi ăn từ đầu đến cuối bữa, tốt nhất là hãy nói một vài câu chuyện để tạo không khí vui tươi, cởi mở trong bữa ăn.

Phép lịch sự trong ăn uống

Ở cuộc sống hiện nay, khi nhu cầu thưởng thức cuộc sống ngày càng cao thì việc học ăn học nói học gói học mở là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh hay công việc thường xuyên phải giao tiếp. Và văn hóa bàn tiệc là yếu tố cực kỳ quan trọng với chúng ta.

2. Hãy giữ phép lịch sự khi ở nơi công cộng

- Ở những nơi công cộng, bạn không nên cười lớn hay nhìn chằm chằm vào người khác. Điều này dễ khiến người khác cảm thấy khó chịu.
- Không mở loa ngoài khi nghe điện thoại
- Khi xem phim, nghe nhạc, chơi game, bạn nên sử dụng tai nghe hoặc điều chỉnh âm thanh nhỏ lại tránh làm phiền người bên cạnh.
- Nếu bạn là người hút thuốc lá thì hãy tìm một nơi trống trải, thoáng khí để không làm ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em và những người xung quanh.

3. Lịch sự trong giao tiếp và trong các mối quan hệ

- Dù bạn là ai, khi bước vào phòng, bạn nên là người đầu tiên chào hỏi mọi người.
- Trong khi đang trò chuyện với người khác, đừng nên đặt điện thoại lên bàn. Làm như vậy là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra điện thoại.
- Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người ấy chào một người mà bạn không quen biết thì bạn cũng nên lịch sự chào họ.
- Nếu bạn bị xúc phạm, thì biện pháp để giải quyết là nên mỉm cười, không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ.
- Khi đi ăn bên ngoài, nếu bạn nói tôi mời thì có nghĩa là bạn sẽ là người thanh toán. Trường hợp bạn nói đi ăn đi có nghĩa là chúng ta ai sẽ tự trả phần của người đó, nếu đó là phụ nữ thì bạn có thể đề nghị thanh toán cả phần của cô ấy.
- Nên chú ý đến đôi giày của mình, giữ chúng trong tình trạng luôn sạch sẽ sáng bóng.
- Sử dụng nước hoa vừa phải, tránh để người đối diện bị choáng vì hương thơm quá nồng từ bạn.

4. Phép lịch khi sử dụng điện thoại

Điện thoại hiện đang là một công cụ hỗ trợ giao tiếp quan trọng trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, khi bạn sử dụng điện thoại có thể gây khó chịu cho người ở đầu dây bên kia nếu như chúng ta không lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu bạn là người gọi, hãy chủ động xưng tên với đầu dây bên kia ngay sau khi họ nhấc máy.
- Nếu thấy có số điện thoại lạ được gọi đến lần đầu thì trước tiên bạn nên xác định xem người đó có gọi đúng mình hay không và ngược lại.
- Nếu ai đó gọi cho bạn một cách thô lỗ, bạn không nên trả lời. Hãy là tấm gương về việc hành xử lịch sự.

Không nói chuyện điện thoại to nơi công cộng

- Nếu có một cuộc gọi nhỡ, hãy lịch sự nhắn tin lại khi bạn chưa có thể gọi lại.

5. Lựa chọn trang phục phù hợp

- Lựa chọn trang phục phù hợp trong giao tiếp cũng là tôn trọng người khác và cũng là tôn trọng chính bản thân mình.

- Cách ăn mặc lịch sự cũng góp phần không nhỏ vào thành công của việc giao tiếp. Hãy đảm bảo bạn luôn gọn hàng, lịch sự

6. Biết lắng nghe, trò chuyện rõ ràng, đủ ý

- Để thực hiện được điều này, bắt buộc người giao tiếp phải có tài quan sát đối phương mà mình đang giao tiếp. Vừa giao tiếp vừa quan sát thái độ của người nghe nếu người nghe không chú ý, ngáp dài... thì bạn hãy nhanh chóng dừng hoặc chuyển sang câu chuyện khác.

- Để cho cuộc giao tiếp hứng thú với đối phương bạn nên đặt câu hỏi để cuộc nói chuyện không nhàm chán, có sự lắng nghe, tương tác đôi bên.

7. Khoảng cách khi giao tiếp

- Giữ một khách cách vừa phải khi giao tiếp, tránh ngó nghiêng xung quang, tập trung vào người đang giao tiếp với bạn

Giữ khoảng cách đúng mực khi giao tiếp

- Trong trường hợp nói chuyện đông người bạn không nên thì thầm to nhỏ vào tai người bên canh hay viết giấy nhớ gửi cho họ, đó thể hiện phép thiếu lịch sự trong giao tiếp.

8. Phép lịch sự tôn trọng quyền riêng tư

- Khi bạn sử dụng điện thoại, laptop... cá nhân của người khác đừng nên xem những thông tin hay thư mục cá nhân của họ khi chưa được sự cho phép

- Hãy tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của mỗi người, đây là cách thiếu khiếm nhã trong giao tiếp chúng ta cần tránh

Trên đây là Unica đã tổng hơp 8phép lịch sự trong giao tiếp mà bạn cần biết. Không thể phủ nhận một điều rằng, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Nếu bạn muốn cải thiện hơn nữa khả năng giao tiếp của mình để có thể tự tin ứng xử một cáchkhéo léo, bạn đọc có thể tham khảo khóa học " Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán" có tại Unica.vn.

Tham khảo khóa học "Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán"

Khóa học được biên soạn bởi giảng viên Phan Văn Trương - Giáo sư- Doanh Nhân - Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế.Vẫn là phong cách điềm đạm, gần gũi cùng những bài học được đúc rút từ kinh nghiệm vô cùng phong phú, thầyPhan Văn Trườngtiếp tục gửi tới các bạn học những kiến thức cô đọng và hữu ích nhất vềNghệ thuật Giao tiếp và Đàm phán.

Giáo trình có 18 bài giảng với thời lượng 02 giờ 22 phút. Kết thúc khóa học, học viên không chỉ học được những kỹ năng để tự tin hơn trong giao tiếp mà còn nắm vững được nghệ thuật khen chê đúng lúc, đúng chỗ, biết cách từ chối mà không gây mất thiện cảm với đối phương.Ngoài ra khoá học này còn giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc luyện tập bước đệm cơ bản trước khi bắt tay vàohọc làm MCchuyên nghiệp đấy nhé!

Xem toàn bộ khóa học tại đây

XEM NGAY: Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán

Vậy còn chần chờ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học kỹ năng giao tiếp ngay hôm nay bạn nhé !


Tags: Giao tiếp

Chủ Đề