đoàn kết, yêu thương là gì


Đoàn kết là truyền thống quý báu của cha ông ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống ấy lại được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh to lớn của cả dân tộc đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên CNXH.

Hãy yêu thương nhau, cùng nhau ta đoàn kết

Hãy lắng nghe câu hát từ đáy lòng tôi.

Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn

Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên

Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm hoạ

Từ kết đoàn hạnh phúc sẽ sinh sôi.

Chúng ta phải làm sao đoàn kết?

Hãy liên kết như thân thể mình

Ngũ quan cùng với tay chân dính liền

Tách rời nhau thời không thể sống

Chỉ cùng với nhau sức lực mới sinh sôi

Nào ta hãy cùng yêu thương đoàn kết

Chớ ham lợi Pháp mà phản bội sự nghiệp

Hãy kết đoàn tương trợ lẫn nhau

Tựa tứ chi kết lại ta sẽ thành công

Đất nước ta ta xây một thiên đường

Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết

Nghĩa vụ một người dân là phải yêu Tổ quốc

Mau cải thiện tâm, tài, lực cho dân

Vì sự nghiệp chung hãy học sống và học chết

Hỡi đồng bào yêu quý hãy lắng nghe tôi hát

Rồi học thương yêu nhau và đoàn kết cùng nhau

Quảng Châu, 23-8-1925[1]

Có thể nói, đoàn kết đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức của con người Việt Nam, chuẩn mực giá trị xã hội, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng trước những bước biến thiên của lịch sử. Chủ tịch Hồ chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, làm cơ sở cho khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong kho tàng các tác phẩm, các bài viết và nói của Hồ Chí Minh có một bài thơ về chủ đề đoàn kết, sáng tác năm 1925, lúc này Người đang ở Quảng Châu tập trung hoạt động cho việc đào tạo huấn luyện lực lượng cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam theo đường lối cách mạng hoàn toàn mới mà Người đã xác lập được trong quá trình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta hãy đọc lại những câu đầu và những câu cuối của bài thơ:

Hãy yêu thương nhau, cùng nhau ta đoàn kết

Hãy lắng nghe câu hát từ đáy lòng tôi.

Và:

Hỡi đồng bào yêu quý hãy lắng nghe tôi hát

Rồi học yêu thương nhau và đoàn kết cùng nhau.

Như Tố Hữu đã viết:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người

Và Bác:Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Hồ Chí Minh dạy chúng ta yêu thương nhau và đoàn kết cùng nhau bằng những câu hát thiết tha từ trái tim, từ đáy lòng mình, bằng tất cả tình cảm sâu nặng của Người đối với Tổ quốc với nhân dân.

Người từng nói Hiểu chủ nghĩa xã hội Mác - Lênin là phải sống với nhau có nghĩa có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được.

Sự nhiệm màu của bài học yêu thương nhau và đoàn kết cùng nhau mà Hồ Chí Minh đem đến cho chúng ta chính là do Người coi trọng và đặt ở hàng đầu vấn đề phải sống với nhau có nghĩa có tình, phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau.


Trước lúc đi xa, trongDi chúclịch sử, Người không quyênnhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác[1]. Và Người khẳng định: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình[2].

Đọc lại bài thơ Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kếtra đời cách đây đã 89 năm, như chúng ta vẫn thấy như Bác đang bắt nhịp bài ca kết đoàn. Người đã giáo dục, rèn luyện tình cảm cao quý cho chúng ta từ trái tim lớn của Người, bằng những tình cảm tha thiết chân thành đến với trái tim chúng ta. Chính cuộc đời vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của người là bài học, là tấm gương tuyệt vời lòng yêu thương nhau và đoàn kết cùng nhau cho mỗi chúng ta./.

Chủ Đề