Kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường học

Kế hoạch bảo vệ môi trường

🌟 Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường trước đây gọi là cam kết bảo vệ môi trường. Thuật ngữ này được thay đổi và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 căn cứ vào số 55/2014/QH13

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường. Và là một quá trình phân tích, đánh giá, và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ môi trường quan trọng. Góp phần vào việc cho phép doanh nghiệp của bạn có được phép hoạt động hay không.

Bên cạnh đó, còn có một số quy định riêng về hồ sơ trong Phụ lục 2 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

🌟 Căn cứ pháp lý:

Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2015

Luật Bảo vệ Môi trường 55/2015/QH13

🌟 Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Mục đích?

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để từ đó có được những dự báo trước các tác động của dự án lên môi trường. Đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Hợp thức hóa hồ sơ để doanh nghiệp đi vào hoạt động.

🌟 Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Theo Điều 29, Mục 4, Luật Bảo vệ Môi trường 2014, đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

✅ Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

✅ Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật về đầu tư.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định:

✅ Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II.

✅ Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đồng thời không thuộc Phụ lục II.

✅ Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

🌟 Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

➡️ Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh. Như khảo sát điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án. Thu thập số liệu về quy mô dự án.

➡️ Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường khi thi công và khi dự án đi vào hoạt động. Như khí thải, tiếng ồn, chất thải. Đồng thời xác định các loại phát sinh trong quá trình vận hành dự án.

➡️ Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.

➡️ Bước 4: Liệt kê, đánh giá các giải pháp tổng thể và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

➡️ Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước và khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng các chương trình, đề án quản lý đồng thời giám sát môi trường.

➡️ Bước 6: Soạn thảo công văn và hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án.

➡️ Bước 7: Thẩm định và quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

➡️ Bước 8: Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

➡️ Bước 9: Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch đã được xác nhận.

➡️ Bước 10: Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức cùng các cá nhân liên quan đến dự án.

➡️ Bước 11: Phối hợp với các bên liên quan cùng nhau xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

🌟 Hồ sơ cần thiết khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường

▪️ Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư

▪️ Địa điểm hoạt động

▪️ Báo cáo đầu tư

▪️ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

▪️ Sơ đồ vị trí dự án

▪️ Bảng vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.

🌟 Thời gian hoàn tất hồ sơ

Thời hạn nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ Môi trường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ cơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu.

🌟 Mức xử phạt nếu không lập kế hoạch bảo vệ môi trường

🔹 Theo Điều 11 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng từ ngày 1/1/2017.

🔹 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp Huyện xác nhận. Và do UBND cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện xác nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2,000,000 đồng đến 3,000,000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

🔹 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 30,000,000 đồng đến 40,000,000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

🔹 Hình thức xử phạt bổ sung: Có thể đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.

  • Lưu ý: Mức phạt trên chỉ áp dụng cho các cá nhân, riêng các tổ chức sẽ nhân đôi mức phát.

Để không bị xử phạt vi phạm không lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ

🌟Crs Vina là đơn vị lập kế hoạch bảo vệ môi trường chuyên nghiệp.

🔸 Nguồn nhân lực đông đáp ứng được các yêu cầu theo quy định

🔸Đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án trong và ngoài nước.

🔸 Đội ngũ nhân viên chuyên môn, đào tạo chuyên sâu, nhiệt huyết và tận tình.

🔸 Công ty chúng tôi cung cấp đa dịch vụ môi trường

Công ty CP TV Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina

Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Email:

Website: //daotaoantoan.org/

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Tôi công tác tại Ban quản lý dự án. Đơn vị tôi đang lập hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất và hồ sơ xin giao đất đối với các dự án đầu tư trường học do đơn vị làm chủ đầu tư. Tôi nghe bảo sẽ phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường để được cấp phép môi trường. Tuy nhiên, theo ý kiến của đơn vị tôi, dự án trường học không thuộc loại hình dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên không thuộc đối tượng đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có đúng không?

Hiện nay theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 thì đã không còn quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Thay vào đó tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về văn bản thay thế như sau:

Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường."

Theo đó hiện nay kế hoạch bảo vệ môi trường có giá trị tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.

Nhưng hiện nay không có quy định về suy ngược lại thủ tục, đối tượng phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được thay thế bằng thủ tục nào.

Tuy nhiên anh có thể tham khảo Luật Bảo vệ môi trường hiện hành về việc dự án của anh có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không.

Đối tượng phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có bao gồm công trình trường học hay không?

Dự án công trình trường học có yêu cầu phải có giấy phép môi trường thay cho kế hoạch bảo vệ môi trường hay không?

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:

"Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường."

Như vậy, nếu anh thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ phải có giấy phép môi trường thay cho kế hoạch bảo vệ môi trường.

Dự án công trình trường học là dự án đầu tư thuộc nhóm nào?

Về căn cứ để phân loại dự án đầu tư được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

"Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
1. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:
a] Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b] Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;
c] Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.
2. Căn cứ tiêu chí về môi trường quy định tại khoản 1 Điều này, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV.
3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a] Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b] Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c] Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d] Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ] Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e] Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
4. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a] Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
b] Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c] Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d] Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ] Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e] Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
5. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:
a] Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
b] Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
6. Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và ban hành danh mục loại dự án đầu tư quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này."

Do không có hồ sơ dự án đầu tư của dự án nên không đủ cơ sở để hướng dẫn cụ thể; đề nghị anh căn cứ vào tính chất và quy mô các hạng mục đầu tư của dự án, đối chiếu với các quy định trên để xác định dự án có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề