Ôn tập ngữ văn 8 giữa học kì 1

ÔN TẬPGIỮA KÌ I I/ PHẦN VĂN BẢNƠn tập những truyện kí Việt Nam sau:1. Tơi đi học [Thanh Tịnh]2. Trong lịng mẹ [Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng]3. Tức nước vỡ bờ [Trích “Tắt đèn”- Ngơ Tất Tố]4. Lão Hạc [Nam Cao]* Yêu cầu:- Nắm vững được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của cácvăn bản.- Nội dung chính [chủ đề], ý nghĩa các chi tiết trong những đoạn văn tiêu biểu của văn bản.- Bài học rút ra từ văn bản. II/ PHẦN TIẾNG VIỆT1. Lý thuyết- Nắm được khái niệm, đặc điểm, tác dụng và mục đích của các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ- Nắm được khái niệm, đặc điểm: từ tượng hình, từ tượng thanh, trường từ vựng2. Thực hành- Xem lại các bài tập trong SGK- Tập xác định: trợ từ, thán từ, tình thái từ, từ tượng hình, từ tượng thanh trong các văn bản truyện kí ViệtNam đã học. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN1. Viết đoạn vănViết đoạn văn [khoảng 8 đến 10 câu] theo cách diễn dịch hoặc quy nạp về một vấn đề có liên quan đến ngữliệu đã cho.2. Viết bài văn* Lý thuyết:- Ôn lại kiến thức về văn tự sự- Văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.- Văn tự sự theo hình thức sắm vai. Cấu trúc đề kiểm tra• I. Đọc- hiểu văn bản [3 đ]• II. Tạo lập văn bản• - Viết đoạn văn ngắn [2 đ]• - Viết bài làm văn [5 đ] Đề 1: đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi"Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên khơng có những đámmây bàng bạc, lịng tôi lại nao nức những kỉ niệmmơn man của buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơi như mấy cành hoa tươi mỉm cườigiữa bầu trời quang đãng …Những ý tưởng ấy tơi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưngmỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiênđến trường, lịng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấysương thu vàgió lạnh, mẹ tơi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nàytôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lầnnày tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tơi đềuthayđổi, vì chính lịng tơi đang có sự thay đổi lớn: hơm nay tơi đi học…”[Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016] 1. Những câu văn trên được rút ra từ văn bản nào? Tác giả là ai?2 .Câu: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơinhư mấy cành hoa tươi mỉm cườigiữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nếu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong việc biểuđạt nội dung.3. Phần trích trên sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựngấy.4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã học một văn bản có cùng chủ để với truyện ngắn trên. Hãy ghi rõ tên văn bảnvà tác giả của văn bản ấy. Câu 1.• - Văn bản: Tơi đi học• Tác giả: Thanh Tịnh. Câu 2- Phép so sánh: Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cáiđáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươitác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ,đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng.- Phép nhân hoá: Hoa mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cảmột tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiênấy sống mãi trong lịng ''tơi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai. Câu 3.Học sinh tìm và đặt tên cho trường từ vựng trong đoạn trích.VD: - trường từ vựng “thiên nhiên” lá, mây, hoa tươi, bầu trời…;- trường từ vựng “cảm xúc” náo nức, mơn man, rụt rè, tưng bừng, rộn rã…Câu 4. Văn bản tương tự ở lớp 7: BT Trắc nghiệm Câu 1: Văn bản “ Lão Hạc” viết về đề tài nào?A.Đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.B.Đề tài người trí thức nghèo.C.Đề tài người phụ nữ.D.Đề tài thiếu niên.Câu 2 : Dịng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc?A. Giá trị hiện thựcB. Giá trị nhân đạoC. Cả A và B đều đúngD. Cả A và B đều sai Câu 3: Văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí?A. Cơ bé bán diêmB. Trong lịng mẹC. Tức nước vỡ bờD. Lão HạcCâu 4: Các tác phẩm Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc có những điểm gì chung?A.Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại.B. Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.C. Đều chan chứa tinh thần nhân đạoD.Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trị và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơnB. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơnC. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơnD. Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thậtCâu 6: Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ như thế nào?A.Trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảmB.Tính cách của nhân vật khơng được thể hiện cụ thể rõ nét.C.Cả A và B đều đúngD.Cả A và B đều sai Câu 7: Dòng nào nêu đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc?A. Nghệ thuật xây dựng hình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắcB. Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm độngC. Sử dụng điểm nhìn của trẻ thơ hồn nhiên, trong sángD. Cả A, B và C đều sai. Đề 2:Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên khơng có những đám mây bàng bạc, lịng tơi lại nao nức những kỷ niệm hoang mangcủa buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tơi khơng biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dướinón mẹ lần đầu tiên đến trường, lịng tơi lại tưng bừng rộn rã.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tơi âu yếm nắm tay tơi dẫn đi trêncon đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lịng tơiđang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”[Ngữ văn 8- tập 1] Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.Câu 2: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên khơng có những đám mây bàngbạc, lịng tơi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?Câu 3: Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em. Câu 1• Đoạn văn trích trong văn bản Tơi đi học• Tác giả Thanh Tịnh Câu 2• Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngồi đường rụng nhiều và trênkhơng có những đám mây bàng bạc, lịng tơi lại nao nức những kỉniệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi trong lòng em cảm xúcmơn man, náo nức về ngày đầu tiên đi học, một kỉ niềm không baogiờ em quên trong suốt cuộc đời. Câu 3• - Chú ý hình thức đoạn văn• - Chọn câu chủ đề• - Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà THPT Sóc Trăng muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn gồm 5 đề kiểm tra giữa kì 1 có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Qua 5 đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8, đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Nội dung Mức độ cần đạt
 

Nhận biết

 

Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc – Hiểu Ngữ liệu: Đoạn trích hoặc văn bản ngoài SGK Nhận biết được phương thức biểu đạt , một số kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 8 được sử dụng trong đoạn văn. Hiểu được các yếu tố miêu tả được sử dụng trong ngữ liệu.

Khái quát được nội dung hoặc ý chính của ngữ liệu đã cho.

Tổng Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 2
Số điểm: 3 Số điểm: 1.5 Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15%
II. Làm văn Văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Nhận biết được kiểu bài tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Hiểu đúng đặc trưng về nhân vật và sự việc trong bài văn tự sự. Vận dụng linh hoạt, hợp lí các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự. Tạo lập văn bản hoàn chỉnh, bày tỏ được những nhận xét, suy nghĩ của cá nhân về sự việc, nhân vật trong câu chuyện, chuyện kể có chiều sâu.
Tổng Số câu: 1
Số điểm: 7 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 3 Số điểm: 1
Tỉ lệ: 70% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10%
Tổng Số câu: 3
Số điểm: 10 Số điểm: 2.5 Số điểm: 3.5 Số điểm: 3 Số điểm: 1
Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10%
PHÒNG GD &ĐT ……….

TRƯỜNG THCS ……..

ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2022

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

[Không kể thời gian giao đề]

Phần I: Đọc- hiểu [ 3đ]: Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .

[ Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ]

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023

Câu 1. Xác định từ tượng hình có trong hai khổ thơ trên? Tìm và gọi tên một trường từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất trong phần trích trên?

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn thơ? Nêu nội dung của đoạn thơ?

Phần II: Làm văn [ 7đ]:

Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy?

——————————-Hết——————————–

Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn

I. Yêu cầu chung

1. Có kiến thức văn học về tác phẩm và xã hội mang tính cơ bản, bước đầu thể hiện chiều sâu; kĩ năng làm văn khá tốt, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…

2 Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm.

3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm

II. Yêu cầu cụ thể

Phần I. ĐỌC HIỂU. [3,0 điểm] 3,0
Câu 1. Các từ tượng hình: lon xon, lom khom, ôm ấp, tưng bừng 0,75
Xanh, đỏ, trắng, hồng, lam: Trường từ vựng chỉ màu sắc 0,75
Câu 2 Yếu tố miêu tả : dải mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp, con đường viền trắng, người các ấp tưng bừng, cỏ biếc, áo đỏ chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười lặng lẽ 0,75
– Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi của mọi người trong buổi chợ Tết. 0,75
II. LÀM VĂN. [7,0 điểm]
a. Đảm bảo cấu trúc viết bài văn Tự sự kết hợp với MT + BC. 0,25
b. Xác định đúng kiểu bài, nhân vật, sự việc: 0,25
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, miêu tả và biểu cảm phù hợp với nhân vật, có suy nghĩ sâu sắc về số phận nhân vật… 0.25
d,Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

1, Mở bài:

Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc .

2, Thân bài:

– Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo đơn, cô độc của lão Hạc kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi đau đớn, bế tắc của lão…

– Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ với ông Giáo.

– Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải sống trong cô đơn, buồn tủi, chịu cái chết đau đớn…

– Rút ra bài học cho mình, lời khuyên…

=> Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố MT + BC hợp lí, gây ấn tượng.

3, Kết bài:

Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo…

0,5

5

0.5

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề