Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Hướng dẫn lập Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh

Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh là phần quan trọng trong Báo Cáo Tài Chính mà kế toán cần quan tâm. Một số nội dung cần quan tâm trên Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh mà kế toán phải thực sự chú ý.

Kinh nghiệm sẻ được chi tiết trong từng chỉ tiêu của bảng Báo Cáo.

1. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo Cáo KQHĐKD

- Số liệu ghi vào cột [6] – ” Số Năm Trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột [5] – “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo nay năm trước
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột [5] – “Năm nay” như sau:1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [mã số 1]
- Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp.
=> Số phát sinh bên Có của TK 511 – doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu [mã số 2]

- Là tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm bao gồm:
+ Các khoản chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ [năm] báo cáo.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 511 và đối ứng với bên Có TK 521, TK 333 [gồm 3331, 3332, 3333] trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 521.

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ [mã số 10]

- Phản ánh số doanh thu đã trừ đi các khoản giảm trừ trên
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
Số liệu lấy từ:
==> Bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 911

4. Giá vốn hàng bán [mã số 11]

- Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất đã cung cấp của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ [năm] báo cáo.

Số liệu lấy từ:
==> Số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ [mã số 20]

- Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ [năm] báo cáo tài chính.
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

6. Doanh thu hoạt động tài chính [mã số 21]

- Phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần [Tổng doanh thu – Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp [nếu có] liên quan đến hoạt động tài chính] phát sinh trong năm báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên có TK 911 trên số cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 515

7. Chi phí tài chính [mã số 22]

- Phản ánh tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ [năm] báo cáo tài chính gồm:
+ Tiền lãi vay phải trả
+ Chi phí bản quyền
+ Chi phí hoạt động liên doanh,…
Số liệu lầy từ:

==> Số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911

 Chi phí lãi vay [mã số 23]

- Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635.

8. Chi phí quản lý kinh doanh [mã số 24]

- Phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ [năm] báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:
==> Số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng bên Nợ TK 911 [trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái TK 642]

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [mã số 30]

- Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo tài chính, được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo.
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24

==> Nếu kết quả là âm [lỗ] thì ghi trong ngoặc đơn […]

10. Thu nhập khác [mã số 31]

- Phản ánh các khoản thu nhập khác [sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp] phát sinh trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 [trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái TK 711]

11. Chi phí khác [mã số 32]

- Phản ánh tổng các khoản chi phí khác khác phát sinh trong năm báo cáo tài chính
Số liệu lấy từ:

==> Sô phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 [trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 811]

12. Lợi nhuận khác [mã số 40]

- Phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác [sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp] với chi phí khác phát sinh trong năm báo cáo tài chính.

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế [mã số 50]

- Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Mã số 50 = Mã số 30 – Mã số 40

14. Chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp [mã số 51]

- Phản ánh chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Tổng số phát sinh bên Có TK 821 đối ứng với bên Nợ TK 911 [trên sổ kế toán chi tiết TK 821]
Hoặc Số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 [trường hợp này số liệu được ghi bằng số âm vào chỉ tiêu này] trên Sỏ kế toán chi tiết TK 821.

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh Nghiệp [mã số 60]

- Phản ánh tổng số lợi nhuật thuần [hoặc lỗ] sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp [sau khi trừ chi phí thuế Thu Nhập doanh nghiệp] phát sinh trong năm báo cáo tài chính.

Mã số 60 = Mã số 50 – Mã sô 51

Những chia sẻ trên mong giúp ích được các bạn đang làm kế toán

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ , excel, misa 2015 theo

Tham gia khóa học bạn sẽ:

1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập 3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop [Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ] 4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm. 5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp, + Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, + Làm sổ sách kế toán + Tính được giá thành sản xuất, xây dựng + Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, … + Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN 6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200. Báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây xin hướng dẫn các bạn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200.

1. Nguyên tắc lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200 cần lưu ý:

– Doanh nghiệp khi lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:

– Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

– Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

– Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

– Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

– Cột số 5: Số liệu của năm trước [để so sánh].

2. Cơ sở lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200

– Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại
5 đến loại 9.

Hình ảnh: Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

3. Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200 đối với từng chỉ tiêu.

3.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 01]:

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 511 trong kỳ báo cáo.

– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

– Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.[Đây là một điểm khác của báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC với báo cáo kết quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC]

3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu [Mã số 02]:

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 521 trong kỳ báo cáo.

– Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu. [Đây là một điểm khác của báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC với báo cáo kết quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC]

3.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 10]:

Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02

3.4. Giá vốn hàng bán [Mã số 11]:

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

3.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 20]:

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

3.6. Doanh thu hoạt động tài chính [Mã số 21]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên Có TK
911 trong kỳ báo cáo.

3.7. Chi phí tài chính [Mã số 22]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK
911 trong kỳ báo cáo.

3.8. Chi phí lãi vay [Mã số 23]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635 [chi tiết chi phí lãi vay]

3.9. Chi phí bán hàng [Mã số 25]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 641 đối ứng với bên Nợ
TK 911 trong kỳ báo cáo.

3.10. Chi phí quản lý doanh nghiệp [Mã số 26]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ
TK 911 trong kỳ báo cáo.

3.11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [Mã số 30]:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 + [Mã số 21 – Mã số 22] – Mã số 25 – Mã số 26

3.12. Thu nhập khác [Mã số 31]:

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

– Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

3.13. Chi phí khác [Mã số 32]:

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

– Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

3.14. Lợi nhuận khác [Mã số 40]:

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

3.15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế [Mã số 50]:

Mã số 50 = Mã số 30 – Mã số 40

3.16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành [Mã số 51]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

3.17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [Mã số 52]:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

3.18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp [Mã số 60]:

Mã số 60 = Mã số 50 – [ Mã số 51 + Mã số 52]

3.19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu [Mã số 70]:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu = [ Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ - Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi ] / Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

3.20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu [Mã số 71]

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau

Lãi suy   giảm trên cổ phiếu = [ Lợi  nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ  đông sở hữu cổ phiếu phổ thông thông - Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi [Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổthông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm ]

4. Tải mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

+ Mẫu word bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

+ Mẫu excel bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

5. Tải phần mềm kế toán excel theo thông tư 200

Các bạn chat với tư vấn viên giờ hành chính để tải các file trên nha

Có thể bạn quan tâm:

Tải thông tư trọn bộ thông tư 200 - không thiếu gì 

Cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

Cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, kiểm tra và chỉnh sửa sổ sách

Hướng dẫn quyết toán thuế mới nhất

Các chế độ kế toán hiện hành

 Khóa kế toán tổng hợp thực hành trên hóa đơn, chứng từ thực tế, Excel, Misa, HTKK ... thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ...

 

Tặng ngay 400.000 đồng khi đăng ký trước 3 tới 5 ngày [ 200.000 tiền mặt + 200.000 voucher]
Tặng thêm 200.000 đồng tiền mặt khi có voucher của học viên cũ tặng
Tặng thêm 50.000 cho mỗi sinh viên
Tặng cẩm nang kế toán thuế rất hay và tiện lợi
Miễn phí bảng hệ thống tài khoản kế toán in màu đẹp
Miễn phí khóa kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc
Miễn phí 100% tài liệu trọn khóa học 
Miễn phí 100% lệ phí thi & cấp chứng chỉ
Được cấp bản quyền phần mềm MISA SME trị giá 10.990.000đ , và phần mềm kế toán Excel

Từ khóa: Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200, Hướng dẫn lập lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200, Hướng dẫn lập lập bảng báo cáo KQKD theo Thông tư 200

Video liên quan

Chủ Đề