Cách viết critique

Viết essay là chuyện thường ngày như “cơm bữa” đối với những bạn sinh viên theo học trường quốc tế. Bạn có đang bối rối mỗi khi phải làm essay? Nếu có, hãy xem ngay bài hướng dẫn cách viết essay mà nhanlamassignment.com chia sẻ trong bài viết này nhé.

Hướng dẫn cách viết essay chuẩn và ấn tượng nhất

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết Narrative Essay

Viết Essay là đích đến cuối cùng và cũng là kỹ năng khó nhất mà người học viết phải đối mặt nếu muốn giỏi Tiếng Anh. Hơn nữa, nó liên quan trực tiếp đến vốn ngữ pháp mà các bạn đã và đang học hiện nay; do vậy, trước khi đi vào vấn đề chính, Tôi có vài lời khuyên cho các bạn muốn học viết giỏi như sau: 

Bạn đừng bao giờ tự đắc với vốn ngữ pháp, mà theo bạn nghĩ, đã vô cùng chắc chắn của mình, nhưng thực ra nó chẳng là gì đối với người khác; thay vào đó, hãy chuyển hóa vốn ngữ pháp của bạn thành những câu văn chau chuốt và ghép nó thành từng đoạn văn, sau đó thành bài văn hoàn chỉnh. Giỏi ngữ pháp theo cách riêng của bạn chẳng nói lên được điều gì cả, nếu không muốn nói là con số 0 bởi vì bạn không ứng dụng được nó vào thực tiễn. 

Bạn phải luôn nhớ rằng, chúng ta là người học ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thay đổi theo từng giây [các bạn nhìn Tiếng Việt sẽ thấy], do vậy người học ngôn ngữ “thông minh” là người luôn luôn cập nhật, tìm tòi và ứng dụng những cái mới vào việc học của mình. Đừng bảo thủ mà hãy luôn học hỏi những cái mới từ bạn bè, thầy cô, hay tài liệu, có như vậy, trình độ Tiếng Anh của bạn mới khá được. 

Để làm được những điều đó, đừng bao giờ ôm khư khư quyển Ngữ Pháp Tiếng Anh, mà hãy đọc những bài báo, đọc sách, hay xem tạp chí do người bản xứ viết, lúc đó ta mới thấy được cấu trúc ngữ pháp cũng như cách hành văn của họ hay, uyển chuyển, và phong phú đến nhường nào, thậm chí còn vượt ngoài những mớ ngữ pháp chúng ta đã được học. Từ đó, các bạn hãy ứng dụng nó vào việc học viết Essay của mình ngày một tiến bộ hơn.

Trong phần này, Tôi sẽ trình bày phân loại Essay, cách viết một Essay hoàn chỉnh, và phân tích một Essay mẫu để các bạn tham khảo và từ từ làm chủ kỹ năng viết của mình.

1. Type of essay [Phân loại essay]

Có nhiều cách phân loại Essays khác nhau nhưng tựu chung có những loại Essays chính như sau:

  • The Descriptive Essay: Văn miêu tả 
  • The Definition Essay: Văn định nghĩa 
  • The Illustration Essay: Văn chứng minh 
  • The Comparison/Contrast Essay: Văn so sánh/tương phản 
  • The Cause/Effect Essay: Văn nhân quả 
  • The Narrative Essay: Văn tường thuật 
  • The Process Analysis Essay: Văn phân tích 
  • The Classification Essay: Văn phân loại sự kiện 
  • The Argumentative/Persuasive Essay: Văn tranh luận/thuyết phục 
  • The Research Essay: Văn nghiên cứu 
  • The Critical Analysis Essay: Bình giảng văn học

2. Structure of an essay [Cấu trúc của một bài essay]

Tùy theo người viết mà một bài văn có thể bao gồm 3, 4, 5, 6… đoạn văn. Tuy nhiên, một bài văn chuẩn, đẹp, cân đối thường là 5 đoạn [ 1 đoạn Mở bài + 3 đoạn Thân bài + 1 đoạn Kết bài] , mỗi đoạn tối thiểu 5 câu [Topic sentence + Explanation + Example + Evidence + Concluding Sentence] như sau: 

2.1. Introduction

Hook:

Hook “mồi nhử” được dùng để thu hút người đọc, khiến họ thích đọc bài văn của mình. Bạn có thể dùng một trong những cách sau để tạo “Hook” cho phần mở bài. 

Tell a story: Dẫn một mẩu chuyện ngắn 

Ask a question: Đặt một câu hỏi 

Give a statistic: Nêu số liệu thống kê 

Express an anecdote: Diễn tả một giai thoại 

Cite a quotation: Trích dẫn một câu nói 

Generalization: Khái quát hóa vấn đề

Thesis Statement: 

Sau khi bạn thu hút người đọc bằng “Hook” thì bạn bắt đầu trả lời hay giải thích “Hook” của mình một cách rõ ràng để dẫn vào luận đề [Thesis Statement]. 

Luận đề, nằm cuối đoạn mở bài, sẽ quyết định phần thân bài trong bài văn của bạn gồm bao nhiêu đoạn văn. Giả sử luận đề của bạn gồm 3 ý, thì phần thân bài của bài văn sẽ gồm 3 đoạn.

2.2. Body Paragraph 1

Một đoạn bao gồm những ý sau 

Topic Sentence [pertaining to Reason/Theme #1]: 

Câu chốt trong đoạn văn nằm ở đầu đoạn văn thứ nhất sẽ nêu bật luận điểm thứ nhất trong Thesis Statement ở phần mở bài.

Explanation: 

Bạn sẽ giải thích luận điểm này rõ ràng bằng cách đưa ra dẫn chứng hay ví dụ A và giải thích dẫn chứng đó một cách chi tiết.

Ngoài ra bạn cũng có thể nêu thêm chứng cứ B [nếu có] để làm tăng sức thuyết phục cho luận điểm của mình.

Mini-conclusion only about the Reason/Theme#1: 

Chỉ với một câu kết ngắn gọn sẽ làm cho người đọc hiểu rằng đoạn văn 1 đã chấm dứt. 

2.3. Body Paragraph 2

Đoạn này sẽ nói về luận điểm thứ hai trong Thesis Statement. Bạn hãy triển khai giống Body Paragraph 1. 

2.4. Body Paragraph 3

Đoạn này sẽ nói về luận điểm thứ ba trong Thesis Statement. Bạn vẫn triển khai giống Body Paragraph 1.

2.5. Conclusion

Including a restatement of the Thesis Statement to summarize the three main points from the bodies of the paper. Then, give out a final statement to give readers a signal that the essay has come to an end. This final statement might be one of the following: 

Phần kết luận bao gồm việc khẳng định lại Luận đề để tóm tắt lại những luận điểm trong phần thân bài. Sau đó đưa ra câu kết để cho đọc giả biết rằng bài văn đã kết thúc. Câu kết này có thể được viết theo một trong các cách sau:

  • Ask a provocative question: Đặt một câu hỏi mở.
  • Use a quotation: Nêu một trích dẫn. 
  • Evoke a vivid image: Gợi lên một hình ảnh sinh động. 
  • Call for some sort of action: Kêu gọi mọi người cùng hành động. 
  • End with a warning: Đưa ra một cảnh báo. 
  • Suggest results or consequences: Nêu lên một kết cục hay hậu quả. 

Notes: 

Tuyệt đối tránh nêu thêm một luận điểm nào nữa ở phần kết bài ngoài 3 luận điểm đã nêu trong Thesis Statement. Vì như thế sẽ làm người đọc bối rối không biết bài văn đã kết thúc hay chưa. 

Ba đoạn thân bài sẽ được trình bày theo thứ tự ba luận điểm được nêu trong Thesis Statement để tránh làm người đọc bối rối.

3. Cách viết essay chi tiết

Viết Essay là thể hiện sự hiểu biết và khả năng thực tế của bạn. Hãy phác thảo những câu hỏi liên quan đến chủ đề của bài viết, sau đó nghĩ tới nghĩ lui cho đến khi bạn trả lời được những câu hỏi đó.

Luận đề là câu quan trọng nhất trong bài văn. Tạo ra luận đề cũng là công việc khó khăn nhất đối với người viết Essay. Luận đề phải là một câu súc tích và rõ ràng, nó nêu lên các điểm chính cần phải viết trong phần thân bài, và nó cũng cho độc giả biết bạn sẽ viết gì trong bài văn.

Phác thảo dàn ý ngay lập tức cho bài Essay. 

Phác thảo dàn ý cho mỗi đoạn thân bài tương ứng với một luận điểm theo thứ tự trong luận đề.

Nêu ra những điểm cần viết cho từng đoạn.

4. Tips hay khi viết essay

– Bạn cần phải đọc sách báo càng nhiều càng tốt vì nó giúp cho bạn khám phá ra những cách viết mới hay những cấu trúc câu hay và độc đáo, nhờ thế bạn sẽ áp dụng vào bài Essay của mình để làm cho nó sinh động và chuyên nghiệp hơn.

– Hãy sử dụng càng nhiều từ đồng nghĩa càng tốt để làm cho bài văn của bạn sinh động tránh nhàm chán.

– Nhớ thêm từ chuyển ý như là trạng từ trước mỗi đoạn văn và mỗi câu nếu có thể, vì nó sẽ làm cho bài văn của bạn mượt mà và chuyên nghiệp hơn.

– Sau khi viết xong, bạn vẫn chưa thật sự hoàn tất. Công việc của bạn lúc này là quay lại đọc lại toàn bộ bài văn và sửa những lỗi ngữ pháp, cấu trúc câu, nội dung bài văn, và cách trang trí bài văn cho hợp lý.

– Ngoài ra, bạn cần phải nhờ một người nào đó rành về Tiếng Anh đọc lại bài văn của bạn và sửa những lỗi bạn mắc phải để chắc chắn rằng bài văn của bạn được hoàn hảo.

Posted on by LightRiver

✔  Tính mới [novelty]

✔  Độ quan trọng [significance]

✔  Tính đúng [correctness]

✔  Cách trình bày [readability]

☐ Vấn đề bài báo giải quyết là gì?

☐ Tác giả có phát biểu vấn đề một cách rõ ràng hay không?

☐ Tác giả có làm rõ các issues quan trọng hay không?

☐ Tác giả có nêu rõ các contribution của mình hay không

☐ Bài báo có phù hợp với hội nghị/journal không?

3- Mục tiêu [goal] của bài báo có quan trọng hay không?

☐ Vấn đề đặt ra có thực hay không?

☐ Ai quan tâm? [Who care]

☐ Vấn đề có quá specific hay applied hay không?

☐ Vấn đề, mục đích, kết quả có thực sự mới hay không?

     ✔  Có bài báo nào đã làm giống như vậy không?

     ✔  Vấn đề đã được giải quyết trước đó chưa?

     ✔  Bài báo có phải chỉ là một biến thế hay mở rộng đơn giản của các kết quả trước đó?

     ✔ Tác giả có trích dẫn các kết quả liên quan và phân biệt rõ đâu là kết quả của mình, đâu là kết quả đã được thực hiện trước đó hay không?

☐ Liệu có chỗ nào trong cách tiếp cận không phù hợp [hoặc đối lập] với kết quả hay không?

☐ Liệu có thể phát biểu bằng lời phương pháp của tác giả là gì hay không?

☐ Giả thiết là gì [assumption]? Nó có thực tế hay không?

☐ Nếu nó không thực tế, nó có ảnh hưởng gì tới kết quả? Kết quả có dễ bị ảnh hưởng bởi giả thiết hay không?

☐ Cách tiếp cận có đầy đủ đối với mục đích hay không?

☐ Nếu bài báo trình bày 1 ý tưởng mới, tác giả có thảo luận hay phân tích đầy đủ hay không?

☐ Các phương trình toán học, mô hình toán học có đúng đắn hay không?

☐ Các chứng minh có thuyết phục không?

☐ Các thống kê có đúng không?

☐ Các phương pháp mô phỏng, làm thí nghiệm có thuyết phục bạn rằng kết quả đưa ra là đúng?

☐ Đối với các nghiên cứu về thống kê, tác giả có đưa ra confidence interval hay không?

☐ Kết quả có thống nhất với các giả thiết hoặc các quan sát [facts] và đo đạc không?

☐ Các điều kiện biên có được kiểm tra hay không?

☐ Kết quả có thể xảy ra hay không?

☐ Tác giả có làm những gì họ claim hay không? Ví dụ, tác giả có mô phỏng hệ ban đầu bằng 1 mô hình hợp lý hay chỉ xấp xỉ bẳng các mô hình toán học?

☐ Ứng dụng hoặc ngụ ý [implications] của kết quả là gì?

☐ Tác giả có thảo luận một cách hợp lý tại sao anh ta lại thu được các kết quả đó hay không?

☐ Bài báo có được viết đủ tốt để bạn đánh giá các nội dung kỹ thuật hay không [technical content]

☐ Một bài báo viết khó hiểu không đáng được publish.

☐ Một bài báo cần phải sửa nhiều không đáng được đăng

☐ Nếu bài báo đọc được, bạn cần đánh giá cả về trình bày lẫn nội dung của nó.

☐ Phần tóm tắt có mô tả đúng nội dung bài báo hay không?

☐ Phần introduction có mô tả đúng vấn đề và research framework hay không?

☐ Các phần khác có clear và tuân thủ trình tự logic hay không?

☐ Liệu có quá ít hay quá nhiều các chi tiết kỹ thuật hay không?

☐ Ngữ pháp và cú pháp có đúng không?

☐ Các bảng biểu, hình vẽ có được label đúng, phù hợp và có ý nghĩa hay không?

☐ Có quá nhiều hay quá ít bảng biểu hình vẽ?

☐ Các giải thích có poor hoặc nonsense hay không?

☐ Tác giả viết quá dài dòng hoặc quá ngắn gọn?

☐ Liệu bài báo có self-contained để người trong ngành có thể hiểu được hay không, hay độc giả cần các kiến thức chi tiết khác ở các kết quả, bài báo khác?

☐ Nếu tác giả có refer người đọc tới các bài báo khác có các chi tiết quan trọng? Bạn có tin anh ta không hay cần phải check bài báo gốc?

☐ Style của bài báo có quá suồng sã hay quá formal?

☐ Liệu có quá nhiều lỗi typo hay không?

☐ Paper có quá dài không?

☐ Liệu paper có nên chia ra thành nhiều paper nhỏ mà không mất đi tính logic?

☐ Liệu paper có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc dấu câu? Bạn cần chỉ ra các lỗi đó cho tác giả.

☐ Bạn đã học được, hay độc giả có thể học được gì từ bài báo?

☐ Nếu bạn không học được gì hoặc độc giả mà nó hướng tới không học được gì, bài báo không nên được đăng.

————–

Viết 1 bản tóm tắt 1 trang của bài báo. Bạn nên sử dụng font 10 và căn lề tiêu chuẩn. Format 2 cột có thể được chấp nhận. Trong bản tóm tắt này bạn nên mô tả:

  • Vẫn đề mà bài báo này cố gắng giải quyết là gì? Tại sao vấn đề là quan trọng?
  • Những ý tưởng chính của bài báo là gì, và tại sao chúng là mới?
  • Những ý tưởng đó được đánh giá ra sao trong paper? Những đánh giá đó có fair hay phù hợp không?
  • Bạn có nghĩ rằng bài báo có tác động lớn [high impact] không? Bạn có thích bài báo không?

Một bản bình duyệt nên bao gồm:

  • Một đoạn văn ngắn nói về những ý  sau: 1] Bạn cảm thấy đóng góp chính của bài báo là gì? 2] Những gì bạn thấy thú vị về công trình nghiên cứu? 3] Những nguyên lý cơ thiết yếu nào mà bài báo khai thác?
  • Một điểm mạnh chính của bài báo [1 câu]
  • Một điểm yếu của bài báo [1 câu]
  • Một câu hỏi hoặc hướng nghiên cứu cho future work mà bạn nghĩ rằng tác giả nên follow.

Tham khảo

Filed under: Kỹ năng mềm cho nhà khoa học |

Video liên quan

Chủ Đề