Các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục

6 khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Ngày cập nhật : 06/11/2019

Ảnh minh họa/internet

Trước đây, giáo dục [GD] Việt Nam theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung [dạy học tiếp cận trang bị kiến thức], gần đây chuyển sang định hướng dạy học tiếp cận năng lực [hiện nay gọi là định hướng dạy học phát triển năng lực]. 

Từ cuốn “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực” [NXB Giáo dục Việt Nam], PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai [Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương] lập bảng, làm rõ những điểm khác của dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận phát triển năng lực.

Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh giá được.

- Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểulàm trọng.

- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được.

- Học để sống, học để biết làm

Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội dung chủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà chưa cụ thể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào thực tiễn như dạy học phát triển năng lực.

Thứ hai, về nội dung dạy học:

Dạy học theo định hướng nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng 

phát triển năng lực

- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

- Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.

- Việc quy địnhcứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật. 

- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động.

- Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới. 

Bảng so sánh cho thấy nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở; Sách giáo khoa không theo hệ thống kiến thức liền mạch. Việc không thành hệ thống nội dung liền mạch của Sách giáo khoa có thể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khi cần thiết?

Ảnh minh họa/ INT

Thứ ba, về phương pháp dạy học [PPDH]

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng 

phát triểnnăng lực

- Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.

- Người học có phần “thụ động”, ít phản biện.

- Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp

- Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.

- Giáo viên sư dụng nhiều PPDH truyền thống [thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…]

- Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.

- Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi

- Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực. 

- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực [giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…] kết hợp PP truyền thống 

Qua phần so sánh về PPDH cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học. 

Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung tâm, sử dụng nhiều PPDH truyền thống. Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách truyền thống là chỉ soạn từng bước theo trình tự kiến thức [theo đường thẳng] bất di bất dịch như thường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng không phù hợp với dạy học theo năng lực là cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng HS khác nhau.   

Thứ tư, về môi trường học tập:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng 

phát triển năng lực

Thường sắp xếp cố định [theo các dãy bàn], người dạy ở vị trí trung tâm.

Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm.

Môi trường học tập cũng có những điểm khác trong dạy học phát triển năng lực so với dạy học truyền thống là: người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…   

Ảnh minh họa/ INT

Thứ năm, về đánh giá:

 

Dạy học theo định hướng 

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng 

phát triển năng lực

- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá của dạy học phát triển năng lực thể hiện rõ mục tiêu cần đạt của định hướng này, đó là sản phẩm “đầu ra” có vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn được hay không, học và có biết làm không? Một điểm đáng lưu ý trong đánh giá của dạy học phát triển năng lực là người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất rất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại.

Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ

- Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Ít chú ý đến khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người ít năng động, sáng tạo.

- Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Phát huy khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin.

Rõ ràng sản phẩm GD của hai mô hình phát triển GD là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất. Bất cứ một chiến lược GD, mô hình GD nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình GD ra sao.

Từ các phần so sánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai cho thấy, trước đây và hiện tại [tính đến năm 2019], GD của Việt Nam tuy có nhiều sự đổi mới, có áp dụng PPDH tích cực, là các PP đặc trưng của dạy học theo phát triển năng lực nhưng vẫn chưa phải là mô hình dạy học theo phát triển năng lực; bởi vì mới chỉ áp dụng một vài thành tố là sử dụng các PPDH và một phần nào đó, áp dụng hình thức tổ chức dạy học.

Trong khi đó, mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa, môi trường dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá… trong dạy học phổ thông vẫn là của mô hình dạy học tiếp cận nội dung, tức là trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học. 

Hải Bình [ghi]

 

admin August 5, 2021

Trẻ mầm non chính là nguồn lực quan trọng trong tương lai của đất nước. Các em ngày nay được nhà nước chú trọng đầu tư và tạo điều kiện tốt nhất để được đến trường và có thể tiếp cận kiến thức mới mẻ, giúp trẻ hoàn thiện tư duy, nhận thức, thẩm mỹ và ngôn ngữ. Vậy các trường mầm non hiện nay đã tìm được phương pháp khoa học nào để giúp trẻ học tập và phát triển tốt hơn? Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về chương trình giáo dục mầm non và những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy cho trẻ. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Chương trình giáo dục mầm non là gì?

Chương trình giáo dục mầm non theo định nghĩa của Bộ Giáo dục và Đào tạo” Đây là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non có chất lượng”.

Chương trình giáo dục mầm non hiện nay với mục tiêu phát triển trẻ toàn diện về tri thức, thể chất, ngôn ngữ và tâm lý tình cảm xã hội. Giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cốt lõi cho trẻ mầm non, đảm bảo các em có nền tảng kiến thức vững vàng trước khi bước vào lớp 1. Qua đó, ta cũng có thể thấy vai trò to lớn của giáo viên trong chặn đường đưa trẻ đến gần hơn với nền văn minh nhân loại và hòa nhập với cộng đồng. 

Chương trình giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện 

Hơn nữa, ngày ngày các trường mầm non quốc tế tại TPHCM bao gồm các trường mầm non công lập, đã và đang dần xây dựng khung chương trình mầm non song ngữ để giúp các em học sinh có cơ hội được rèn luyện ngoại ngữ sớm và trở thành công dân toàn cầu.

Chúng tôi lấy ví dụ minh họa về trường mầm non quốc tế Việt Úc [VAS]: Hiện nay VAS thực hiện chương trình đào tạo song ngữ Anh – Việt, chương trình tiếng Anh được thiết kế theo chương trình Phát triển Nền Tảng tiền Tiểu Học của Vương quốc Anh. Với chương trình này, các em học sinh sẽ được rèn luyện khả năng phản xạ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh, qua đó sẽ giúp các em dần hình thành thói quen tư duy nhạy bén với ngôn ngữ rèn luyện kỹ năng thuyết trình và giao tiếp thật tự nhiên trước khi sang bậc học tiếp theo. Đặc biệt, ở VAS các em học sinh còn được tiếp cận sớm với công nghệ qua môn học ICT. Với môn học này các em sẽ được làm quen các thao tác văn phòng cơ bản, từ đó giúp các em có thể nhạy bén hơn trong việc nhận diện con số, chữ cái và hình dạng. 

Học sinh VAS được tiếp cận sớm với công nghệ

Nếu quý phụ huynh muốn chọn trường có chất lượng đào tạo tốt, uy tín cho con thì có thể xem thêm tại đây

Phương pháp tiếp cận chương trình giáo dục phù hợp với trẻ mầm non

Có rất nhiều cách để giáo viên có thể truyền đạt kiến thức đến các em học sinh. Tuy nhiên, ở độ tuổi mầm non, các em vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về việc học nếu nhà trường hay phụ huynh quá nhồi nhét kiến thức cho các em thì sẽ dễ gây nên những “tác dụng ngược”, Chẳng hạn như: các em sẽ nhanh chán, lười học, học không nhớ,… 

Để khắc phục điều này, các trường mầm non cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu phương pháp để giúp các em tiếp cận với kiến thức một cách tốt nhất và khoa học nhất:

 Phương pháp giảng dạy “vừa học vừa chơi”

Để giảm thiểu tối đa áp lực học tập cho  các em học sinh, nhiều trường đã ứng dụng phương pháp giảng dạy ” vừa học vừa chơi. Chúng ta có thể hiểu ở đây là giáo viên sẽ không thúc em các em phải học mà giảng dạy theo phương pháp minh họa thực tế. Các con chữ, con số được giáo viên ví vào những vấn đề của cuộc sống, của đồ vật để các em dễ ghi nhớ hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kích thích khả năng tưởng tượng phong phú của trẻ và hơn hết là giúp trẻ chủ động hơn trong việc học.

Phương pháp giáo dục hiện đại 

Phụ huynh vẫn có thể áp dụng phương pháp này để giáo dục con khi ở nhà để giúp con có nhiều hứng thú hơn với vạn vật và muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh, 

Phương pháp giáo dục tiếp cận truyền thống và phù hợp với sự phát triển của trẻ

Đối với phương pháp này, giáo viên sẽ tập trung vào việc dạy và rèn luyện các kỹ năng cho trẻ qua các kiến thức của từng môn học riêng lẻ. Ví dụ: vào mỗi buổi học, giáo viên sẽ tổ chức những trò chơi nhỏ để giúp các em ôn luyện kiến thức và cũng là thời gian để trẻ rèn luyện tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm với các bạn.

Phương pháp tiếp cận cá nhân

Hiện nay có rất nhiều trường mầm non đã áp dụng phương pháp giáo dục này và nhận thấy những hiểu quả rõ rệt. Ở đây, đề cao sự khác biệt của trẻ, tôn trọng sự khác biệt của các em và tìm ra những môi trường tốt để các em có điều kiện để thể hiện cá tính của chính mình. 

>>> Tham khảo thêm: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc

Kết,

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Hơn hết, chúng tôi hi vọng rằng, quý phụ huynh có thể hiểu được những xu hướng giáo dục trong thời đại hội nhập, khoa học công nghệ phát triển và có những định hướng đúng đắn cho tương lai của con mình. 

Video liên quan

Chủ Đề