Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh duy nhất mà Đức Chúa Trời lập ra trên đất này.

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Học kinh thánh phúc am mac dài nguon song

Hội Thánh lẽ thật chân chính mà Đấng An Xang Hồng - Đấng Christ Tái Lâm đã lập theo lời tiên tri Kinh Thánh

Hội Thánh mà Đức Chúa Trời lập trên thế gian này vì sự cứu rỗi của loài người chỉ là một thôi. Kinh Thánh ghi chép rằng Hội Thánh mà Đức Chúa Trời lập ra chỉ là “Hội Thánh được mua bằng huyết Ngài” (Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28), và tên gọi của Hội Thánh ấy là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” (I Côrinhtô 1:1-2, Galati 1:13, I Côrinhtô 11:23).

Sáng tạo trời đất

Đức Chúa Trời Êlôhim sáng tạo thế gian

Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất.

Sáng Thế Ký 1:1

Kể từ câu đầu tiên của Kinh Thánh bản gốc tiếng Hêbơrơ, “Đức Chúa Trời” được ghi chép bằng danh từ số nhiều, là “Êlôhim” trên 2.500 lần. Điều này có nghĩa rằng Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo trời đất là “Các Đức Chúa Trời” chứ không phải là một Đấng "Đức Chúa Trời".

Khi sáng tạo loài người, Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo cũng đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta... dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng Thế Ký 1:26-27).

Như thế này, Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cùng sáng tạo trời đất muôn vật và kinh doanh sự cứu rỗi loài người kể từ ban đầu.

Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.

Sáng Thế Ký 1:26-27

Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh;

Mathiơ 6:9

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

Galati 4:26

Chế định Lễ Vượt Qua

Giải phóng người dân Ysơraên khỏi Êdíptô bởi Lễ Vượt Qua

Vào thời đại Cựu Ước, thông qua Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Trời giải phóng dân Ysơraên đương bị đau đớn trong khi làm nô lệ tại Êdíptô trong vòng 430 năm. Lễ Vượt Qua (Passover) mang nghĩa là “Lễ trọng thể vượt qua tai nạn”, ngày tháng là buổi tối ngày 14 tháng 1 (khoảng tháng 3-4 dương lịch) theo thánh lịch (lịch Do Thái).

Trước khi giáng xuống tai nạn hủy diệt trưởng nam, là tai ương cuối cùng giữa mười tai nạn giáng xuống trên Êdíptô, Đức Chúa Trời phán rằng “thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.” (Xuất Êdíptô Ký 12:13) và phán lệnh rằng “Các ngươi hãy ghi ngày đó (Lễ Vượt Qua) làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.” (Xuất Êdíptô Ký 12:14).

Kể cả khi Ysơraên chia ra thành Nam Giuđa và Bắc Ysơraên cũng vậy, Bắc Ysơraên - nước không giữ Lễ Vượt Qua đã bị diệt vong (II Các Vua 18:10-12), nhưng Nam Giuđa - nước tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và giữ Lễ Vượt Qua đã được bảo vệ trước sự xâm lược của Asiri (II Các Vua 19:30-35, II Sử Ký 30:1-12).

Vào bất cứ thời đại nào, nếu giữ Lễ Vượt Qua thì có thể tránh khỏi tai nạn và được bảo vệ sự sống bởi lời hứa và quyền năng của Đức Chúa Trời.

Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.

Xuất Êdíptô Ký 12:13

Các ngươi hãy ghi ngày đó (Lễ Vượt Qua) làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.

Xuất Êdíptô Ký 12:14

Tuyên bố giao ước mới

Đức Chúa Jêsus Christ lập Lễ Vượt Qua giao ước mới

Đức Chúa Trời đã tiên tri rằng đến kỳ thì Ngài sẽ lập giao ước mới.

Ðức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa. ... Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.

Giêrêmi 31:31-33

Theo lời hứa đó, Đức Chúa Trời đến trong xác thịt với danh Jêsus và lập giao ước mới bởi Lễ Vượt Qua. Hôm trước ngày hy sinh trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với mười hai môn đồ như Phierơ, Giăng v.v... Sau nghi thức rửa chân mà Đức Chúa Jêsus đích thân rửa chân cho các môn đồ (Giăng 13:1-15), Ngài hứa sự tha tội và sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Trời, rồi phán rằng “Nầy là giao ước mới trong huyết ta.” (Mathiơ 26:17-28, Luca 22:7-20, Giăng 6:53-54).

... Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.

Mathiơ 26:17-28

Đến ngày lễ ăn bánh không men là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn... Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự này để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.

Luca 22:7-20

Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.

Giăng 6:53-54

Nhờ huyết báu hy sinh trên thập tự giá, Đức Chúa Trời chí thánh đã mở ra con đường cứu rỗi và sự sống đời đời cho nhân sinh đang bị trói buộc trong xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Và Ngài ban cho lời hứa vĩ đại ấy thông qua lẽ thật Lễ Vượt Qua.

Sau khi Đấng Christ qua đời, Lễ Vượt Qua giao ước mới vẫn được giữ một cách đều đặn bởi sứ đồ Phaolô v.v... cho đến thời đại sứ đồ (I Côrinhtô 5:7).

Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ...

I Côrinhtô 5:7

Theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus, Hội Thánh sơ khai đã coi trọng và giữ 3 kỳ 7 lễ trọng thể: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Trong mỗi lễ trọng thể, có chứa đựng lời hứa phước lành của Đức Chúa Trời như sự sống đời đời, sự tha tội, phục sinh, Thánh Linh v.v...

Thời đại tối tăm tôn giáo

Lễ trọng thể và điều răn của Đức Chúa Trời bị biến đổi

Sau khi các sứ đồ cùng các thánh đồ Hội Thánh sơ khai qua đời, và khi Hội Thánh bị thế tục hóa dần thì Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị biến mất. Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 SCN. Người ta cũng không giữ 3 kỳ 7 lễ trọng thể theo Kinh Thánh, còn ngày Sabát, là lễ trọng thể hàng tuần cũng bị biến đổi thành Chủ nhật, trái với Thứ Bảy. Họ chống đối lại lời phán "Chớ làm ra và dựng lên hình tượng" (Xuất Êdíptô Ký 20:4), và các hình tượng như thập tự giá v.v... ngày càng tràn lan.

Trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo và thời đại cải cách tôn giáo, trong khoảng thời gian dài là 1600 năm, nhân loại bị cắt đứt con đường cứu rỗi, và không ai có thể tìm lại con đường ấy. Ấy là bởi duy chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban sự sống đời đời (I Timôthê 6:16), và duy nhất Đức Chúa Trời có thể hồi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới, là lẽ thật sự sống.

Tái lâm của Đấng Christ & Khôi phục giao ước mới

Khôi phục giao ước mới theo lời tiên tri Kinh Thánh

Đã được tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện lần nữa trên trái đất này vì sự cứu rỗi của nhân loại.

Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.

Hêbơrơ 9:28

Theo lời tiên tri ấy, Đức Chúa Trời đã xuất hiện lần thứ hai trong hình dáng con người.

Đấng An Xang Hồng - Đấng Christ Tái Lâm đã đi trên con đường hy sinh chỉ vì sự cứu rỗi của chúng ta, bằng tấm lòng khiêm tốn và hầu việc giống như thời Sơ Lâm, và Ngài khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới mà không ai nhận biết, nhờ đó mở ra con đường của sự sống đời đời mà loài người đã mong ước biết bao.

Theo lời Kinh Thánh phán rằng “Chính Ðấng Chí cao sẽ vững lập Siôn.” (Thi Thiên 87:5), Ngài đã xây dựng Siôn, nơi giữ trọn vẹn lễ trọng thể của Đức Chúa Trời (Êsai 33:20-24). Nơi ấy chính là Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nơi giữ sự dạy dỗ của Kinh Thánh bao gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới theo y nguyên Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai. Hàng năm, Lễ Vượt Qua được cử hành nhất loạt ở Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại 175 quốc gia trên thế giới gồm Hàn Quốc. Theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus Christ, chúng tôi giữ nghi thức rửa chân, và lễ tiệc thánh mà ăn bánh và uống rượu nho đã được chúc tạ.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời rao truyền lẽ thật sự sống trên toàn thế giới để hết thảy 7 tỷ nhân loại trở thành con cái của Đức Chúa Trời bởi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới, được bảo hộ khỏi tai nạn và nhận lấy phước lành của sự sống đời đời.

Đức Chúa Trời Mẹ - Nguồn của nước sự sống

Để nhận sự cứu rỗi, loài người phải đến cùng Đức Chúa Trời Mẹ.

Chương cuối cùng của Kinh Thánh tiên tri rằng Thánh Linh và Vợ Mới, tức là Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ dẫn dắt loài người vào sự cứu rỗi.

Thánh Linhvợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

Khải Huyền 22:17

Nói cách khác, Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng sáng tạo trời đất và muôn vật trong buổi ban đầu, đến trong xác thịt, ban nước sự sống và trao tặng sự sống đời đời cũng như hạnh phúc cho loài người.

Như lời được chép rằng “Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” (Galati 4:26), Vợ của Chiên Con (Khải Huyền 19:7), Đức Chúa Trời Mẹ được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời (Khải Huyền 21:9) ở cùng với chúng ta và dẫn dắt đến sự cứu rỗi bởi sự dạy dỗ của tình yêu và hy sinh. Giống như ý muốn của Đức Chúa Trời đã làm cho mọi sinh vật trên đất này bao gồm loài người đều nhận sự sống thông qua mẹ, thiết kế cứu rỗi của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời được ban cho thông qua Mẹ phần linh hồn.

Chế độ gia đình dưới đất được cấu thành bởi cha, mẹ, và các con cái, là mô hình cho thấy rằng ở trên Nước Thiên Đàng cũng có Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ, và các con cái của Đức Chúa Trời. Giống như trên đất này có gia đình - cộng đồng của tình yêu, trên Nước Thiên Đàng cũng có gia đình phần linh hồn, là cộng đồng của tình yêu vĩnh viễn. Chỉ khi hết thảy nhân loại đến với Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ thì mới được nhận lãnh sự sống đời đời, sự an nghỉ và sự an ủi chân chính.

... Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con... chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.

Khải Huyền 21:9

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

Galati 4:26

Nước Thiên Đàng - quê hương vĩnh cửu

Quê hương phần linh hồn mà Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ, và gia đình Nước Thiên Đàng ở cùng

Kinh Thánh cho biết rằng trước khi sanh ra trên đất này, loài người đã là các thiên sứ trên Nước Thiên Đàng (Gióp 38:1-7, Châm Ngôn 8:22-30). Nước Thiên Đàng là quê hương phần linh hồn mà Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ, và các anh em chị em ở cùng nhau. Vì chúng ta đã phạm tội ở đó và bị đuổi xuống đất này, nên đang trải qua đau đớn, nỗi buồn và nỗi đau trong khi sinh sống.

Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời.

Hêbơrơ 11:15

Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ tha thiết mong muốn rằng loài người trên đất này nhận biết lẽ thật của Đức Chúa Trời, ăn năn hối cải, được biến hóa trở nên người dự phần bổn tánh Ðức Chúa Trời, và trở về Nước Thiên Đàng đẹp đẽ. Ngài đang sắm sẵn Nước Thiên Đàng có niềm vui và hạnh phúc vô hạn, nơi có sông nước sự sống trong như lưu ly và cây sự sống ra mười hai trái.

Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Ðức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.

I Côrinhtô 2:9

Hội Thánh của Đức Chúa Trời rao truyền lẽ thật sự sống ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới trong khi mong ước rằng hết thảy mọi người trong gia đình làng địa cầu được nhận biết tình yêu của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, trở thành gia đình Nước Thiên Đàng và tận hưởng phước lành vinh hiển đời đời mãi mãi ở trên Nước Thiên Đàng.

Thời kỳ rạng đông 1948 - 1985

1948Đấng An Xang Hồng chịu phép Báptêm (Nakseom, Incheon, Hàn Quốc)1964Thành lập Hội Thánh của Ðức Chúa Trời 1985Đấng An Xang Hồng thăng thiên

Thời kỳ trưởng thành 1986 - 2000

1988Số thánh đồ đăng ký: 10.000 người1995Khánh thành Viện tu luyện Jeonyisan1997Thành lập Hội Thánh tại 3 quốc gia nước ngoài2000Số thánh đồ đăng ký: 300.000 ngườiKhởi công Đền Thánh Giêrusalem Mới (Bundang)Thành lập Dàn nhạc Mêsi

Thời kỳ tiến xuất toàn cầu 2001 - 2013

2001Thành lập Hội Thánh tại 7 quốc gia nước ngoàiĐoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 1 (Mỹ)2002Khánh thành Viện tu luyện Êlôhim2003Số thánh đồ đăng ký: 500.000 ngườiKhởi công tòa nhà WMC Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa TrờiĐón nhận tuyên dương của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc2004Đón nhận huân chương của Đại Hàn Dân QuốcĐón nhận huy chương của Đại Hàn Dân Quốc2005 Khánh thành Viện tu luyện Okcheon Go & Come2006Khánh thành Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời2008Số thánh đồ đăng ký: 1.000.000 người2009Tổ chức Đại hội truyền giáo sinh viên thế giới (World CM)2011Khánh thành Viện tu luyện DongbaekĐón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải vàng, giải Lifetime)2013Số thánh đồ đăng ký: 2.000.000 ngườiĐăng ký quỹ pháp nhân Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế GiớiTổ chức Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế

Thời kỳ thịnh vượng 2014 - Hiện tại

2014Tuyên bố “Năm Hân Hỉ”, năm thứ 50 thành lập Hội ThánhĐón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải vàng)2015Đón nhận Tuyên dương đoàn thể của Tổng thống Đại Hàn Dân QuốcĐón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (3 lần giải vàng)2016Tuyên bố vận động cứu rỗi 7 tỷ nhân loạiĐại hội quyết tâm truyền đạo Tin Lành toàn thế giớiTham gia Hội đàm cấp cao Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương của Liên Hiệp Quốc (CERF), mục sư Tổng hội trưởng diễn thuyếtThành lập Đền Thánh Giêrusalem Mới (Pangyo)Khánh thành Viện tu luyện Jeju WMC2018Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 73 thăm viếng Hàn QuốcĐón nhận Giải thưởng Green Apple, giải thưởng môi trường tiêu biểu tại châu ÂuHơn 7.500 Hội Thánh tại 175 quốc gia trên thế giới, Số thánh đồ đăng ký: 3.300.000 người