Hoàn cảnh điển hình là gì


là yếu tố để con người bộc lộ tính cách đơn nhất, chủ nghĩa lãng mạn tô hồng

hóa cho xã hội để mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, chủ

nghĩa tự nhiên thì nhấn mạnh vào bản năng vốn có của con người, thì chủ nghĩa

hiện thực phê phán lại tái hiện một cách chân thực và góc cạnh nhất cái sợi dây

ràng buộc giữa hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.



Cũng như tính cách điển hình, ý nghĩa tiêu biểu khái quát của hoàn cảnh

điển hình phải thông qua tính chất cụ thể riêng biệt của nó mà qua đó người đọc

cảm thấy được những vấn đề xã hội rộng lớn. Nó không đơn thuần là bức tranh xã

hội được nhắc đến đâu đó ở đầu tác phẩm, mà hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh có

mối quan hệ hữu cơ với tính cách điển hình, chúng gắn bó, tác động, ảnh hưởng

qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi đã xây dựng được những hoàn cảnh điển hình thì tính

cách chính là con đẻ của hoàn cảnh. Các tác giả muốn làm rõ điều này phải có cái

nhìn tỉ mẩn và xuyên suốt cả một quá trình hình thành nên tính cách nhân vật, từ

khi nó mới hình thành, phát triển và bộc phát hành động. Dựa vào quan niệm này,

Bandắc đã xây dựng nên một Vôtrin thật nhiều phen ngoạn mục, từ tướng cướp

vượt ngục lại đảo ngược một phen trở thành cảnh sát, Ban-dắc đã đặt Votrin vào

trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội của xã hội tư bản, xã hội mà ranh giới giữa

pháp luật và phi pháp chỉ là một hình thức. Vô trin kết án xã hội tư bản đanh thép,

khốc liệt hơn ai hết, không phải chỉ vì hắn bị xã hội tư sản kết án, mà còn là hắn

lấy ngay tội ác của xã hội tư bản để làm nên tội ác của chính mình.



Đến đây, ta có thể dễ dàng thấy được sức ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực

phê phán phương Tây đến văn học Việt Nam khá sâu sắc, ảnh hưởng chứ không

phải sao chép. Vôtrin của Ban-dắc và Xuân Tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều

17



bước giống nhau trên con đường lên hương, Xuân Tóc đỏ cũng chỉ là một thằng

nhặt banh ở sân quần, dặt dẹo, ất ơ, vậy mà chả biết dựa vào cái gì mà hắn leo lên

được đến những danh hiệu chỉ có giới trí thức thượng lưu mới được phong hiệu, âu

cũng một phần do hoàn cảnh. Suy đi nghĩ lại, hoàn cảnh góp phần xây dựng tính

cách con người, ngược lại, tính cách con người cũng tố cáo được phần nào hiện

thực xã hội, nếu khai thác tốt mối quan hệ này, nhà văn có thể tố cáo một cách

chân thực và sắc nét nhất toàn cảnh xã hội mà mình muốn lên án thông qua các

nhân vật điển hình để đời này. Nếu xét ở một khía cạnh đơn giản, một nhà văn

hiện thực phê phán thành công, là nhà văn biết đặt nhân vật của mình trên con

đường nào, và nổ bom trong con đường ấy như thế nào.

Việc là con đẻ của hoàn cảnh điển hình khiến tính cách điển hình trở nên rất

phong phú và đa dạng, mỗi tác phẩm không phải chỉ có một nhân vật điển hình,

người ta thường nhầm quan niệm này với nhân vật chính, nhân vật chỉ là người

điển hình cho một hoàn cảnh, một gia cảnh nhất định, và xoay vần theo dòng chảy

của cuộc sống thực tại, nhân vật không đứng yên ở một thời gian, một hoàn cảnh

cố định, còn nhân vật chính, lại thuộc một góc độ khác, không thể so sánh hai khái

niệm này. Trong Tấn trò đời của Bandắc có đến 425 nhân vật quý tộc, 188 nhân

vật tư sản và 487 nhân vật tiểu tư sản bao gồm nhiều tầng lớp nhân vật như địa

chủ, quan tòa, thầy thuốc, võ quan, thợ may, gác cổng, gái giang hồ Điều đó thể

hiện được sự đa dạng của số lượng nhân vật điển hình trong một tác phẩm văn học.



Tóm lại, mỗi nhà văn hiện thực cần đặt nhân vật vào hoàn cảnh để tính cách

nhân vật nổi trội lên những nét chủ đạo, đồng thời vẫn mang được hơi hướng của

chính con người thật ngoài đời, qua đó để nhân vật hiện lên một cách chân thực

nhất.

18



3. Tính cách điển hình với thế giới chủ quan của nhà văn  vấn đề

nhân vật nổi loạn:

Việc tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình kéo theo việc

tính cách trở thành con đẻ của hoàn cảnh, tính cách nhân vật chịu sự chi phối chủ

quan của người sáng tác, tuy nhiên, đừng vội phủ đầu cho lối sáng tác này, vì cho

dù chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ thế giới chủ quan của nhà văn, nhưng thứ chủ

quan ấy, là thứ chủ quan đã được nắm bắt bởi chân lí khách quan. Như đã đề cập ở

phần trước, các nhà văn hiện thực luôn nhìn nhận nhân vật thông qua một quá

trình, nhìn nhận nhân vật ở những bối cành xã hội đầy biết động, thực tế và khách

quan chứ không đánh giá thông qua kết quả hay một khoảnh khắc tức thời nào đó.

Nhân vật trong những tác phẩm ấy có thể có thật hoặc không, nhưng dứt khoát đó

phải là những nhân vật thuộc một lớp người nào đó từng tồn tại với tính cách, vận

mệnh và nguyên lí sống khách quan của lớp người ấy. Vì vậy, chỉ khi nào điều tiết

được hiện thực khách quan với thế giới chủ quan trong sáng tác thì một tác gia mới

có thể được xem làm một nhà văn hiện thực phê phán đúng nghĩa.

Một hệ quả nữa của tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình là hiện

tượng nhân vật nổi loạn trong chủ nghĩa hiện thực. Tachiana từ bỏ việc chờ đợi

Onegin để đi lấy chồng, Anna Carenina lao mình vào gầm tàu hỏa tự vẫn đều là bất

ngờ với Puskin và L.Tônxtôi, việc dẫn đến kết cục bi thảm trong tác phẩm là điều

không ai mong muốn, nhưng nhân vật đôi khi không làm những gì chúng ta muốn,

mà làm những gì họ cần làm. Giả sử nếu tác phẩm cứ đi đến một hồi kết mĩ mãn

bằng bất cứ giá nào, thì một tác phẩm hiện thực phê phán có còn đúng với chất

nguyên sơ của nó hay đã bị lãng mạn hóa đi phần nhiều. Quá trình sáng tác của

một tác giả có thể kéo dài khá lâu, trong khi viết, những nhận thức về cuộc sống

19



hay về hướng đi của các kiểu loại nhân vật cũng có phần biến chuyển, nên việc

nhân vật nổi loạn ở đây chỉ là việc nhân vật đi chệch hướng so với dự tính khi

bắt đầu lóe lên ý tưởng sáng tác, nhưng hoàn toàn phù hợp với xu hướng về sau

của tác giả.

Kể cả những nhà văn hiện thực nghiêm nhặt cũng thật khó để có được nhận

thức ban đầu đối với một nhân vật ngay từ khi đặt bút, nên vấn đề thay đổi, uốn

nắn về tư tưởng, hành động của nhân vật cũng là điều dễ hiểu. Trong bản dự thảo

Phục sinh, ban đầu L.Tôn xtôi đã định cho Nekhiudov ăn năn hối hận ngay từ

đầu và lập tức cưới Kachiusha khi vừa hay tin nàng mang trong người giọt máu

của anh. Và để tránh tai tiếng, hai người cùng nhau ra nước ngoài sinh sống.

Nhưng bản thân L.Tôn xtôi tự cảm thấy viết như thế là lý tưởng hóa nhân vật,

không bộc lộ hết bản chất xã hội để thông qua đó tác giả có thể tố cáo và phê phán

hiện thực. Bởi vậy cho nên, L.Tôn xtôi dứt khoát để cho Nekhiudov xa rời

Kachiusa, khiến nàng cùng đứa con lâm vào bước đường cùng, phải dấn thân vào

cuộc đời gió bụi của gái giang hồ để nuôi con và nuôi thân. Sau cùng, họ được gặp

lại nhau tại một phiên tòa mà tại đây, chính Nekhiudov lại là người cầm cán cân

đạo đức luận tội Kachiusa. Chính việc đặt nhân vật vào tình thế nổi loạn không

theo motif lãng mạn thông thường như thế đã đẩy nhân vật lên đến đỉnh điểm của

bi kịch, qua đó lột tả hết giá trị hiện thực mà tác giả muốn gửi gắm.

Hay một minh chứng khác tại văn học Việt Nam, ở Chí Phèo, nếu xuôi

theo dòng tư tưởng, hoàn lương của một kiếp người, thì Chí ắt không chết thảm

như thế, có thể Chí đã trở về với cuộc sống của một con người bình thường với

những ước mơ hạnh phúc giản đơn bên Thị Nở. Ấy vậy, sau cùng khi mâu thuẫn

được đẩy lên cao trào không thể hòa giải được, Nam Cao đã để cho Chí Phèo giết

Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện. Đó,



20



Chủ Đề