Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế ở đâu

I. Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, công việc lúc này của khách hàng sẽ là đăng ký thuế với cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương để được cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh của mình. Quý khách hàng lưu ý, về mặt pháp lý do hộ kinh doanh của khách hàng không có tư cách pháp nhân, nên mã số thuế cấp cho hộ kinh doanh của khách hàng sẽ chính là mã số thuế cấp cho cá nhân đại diện hộ kinh doanh. Khi đại diện hộ kinh doanh chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hộ kinh doanh sẽ được cấp mã số thuế theo mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh mới. Trường hợp hộ kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh được sử dụng làm mã số thuế của cá nhân đó.

Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

Đối tượng thực hiện đăng ký thuế

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu [sau đây gọi là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh] là đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

Hồ sơ đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

Căn cứ theo khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 ban hành kèm theo Thông tư này [nếu có];

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh [nếu có];

– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 ban hành kèm theo Thông tư này [nếu có];

– Bản sao các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 218/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đăng ký thuế của hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục, cụ thể như sau:

Bước 1: Quý khách hàng nộp bộ hồ sơ đăng ký thuế nêu trên đến chi cục thuế, nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nhận phiếu hẹn ngày trả kết quả hoặc nộp hồ sơ đăng ký thuế điện tử

Bước 2: Cơ quan thuế xử lý hồ sơ [căn cứ theo Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC]:

Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy: Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lực II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP  ngày 19/10/2020 của Chính phủ trong thời hạn 02 [hai] ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/03/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Bước 3: Nếu quý khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ cấp cho hộ kinh doanh của bạn giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm các thông tin sau: tên người nộp thuế, mã số thuế, số, ngày, tháng, năm, của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tả hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không kinh doanh hoặc giấy chứng minh nhân dân thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không kinh doanh, cơ quan thuế quản lý trực tiếp, và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế [theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC].

II. Lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh cá thể khi thành lập

Sau khi thành lập, hộ kinh doanh cá thể phải đóng ba loại thuế chính đó là: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Nhưng nghĩa vụ thực hiện đầu tiên ngay sau khi thành lập là nộp ngay sau khi thành lập.

Hiện nay lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính [theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP] dựa trên doanh thu của hộ kinh doanh căn cứ theo và chia thành ba mức như sau:

– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.

– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.

– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Ngoài những trường hợp phải nộp lệ phí ở trên, pháp luật còn quy định trường hợp hộ kinh doanh cá thể được miễn lệ phí: Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; hộ kinh doanh cá thể không thường xuyên, không có địa điểm cố định; hộ kinh doanh cá thể sản xuất muối; hộ kinh doanh nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá [Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP]

Khi mới thành lập, hộ kinh doanh cá thể sẽ kê khai lệ phí môn bài một lần, cụ thể:

– Nếu hộ kinh doanh cá thể mới thành lập sẽ thực hiện kê khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập.

– Nếu hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương thức khoán thì không phải khai lệ phí môn bài.

Việc nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài được thực hiện tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hoạt động nộp lệ phí môn bài được thực hiện chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

III. Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế;

– Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;

– Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/03/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

– Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.

Xem thêm: >>> Đăng ký thành lập hộ kinh doanh 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw về thủ tục đăng ký thuế cho Hộ kinh doanh khi thành lập. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh [HKD] áp dụng quy định về nghĩa vụ nộp Lệ phí môn bài [LPMB] theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ và Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09/07/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về LPMB, cụ thể như sau:

- HKD có nghĩa vụ phải nộp LPMB trừ các trường hợp được miễn LPMB sau đây: HKD có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống; HKD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; HKD lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn LPMB trong năm đầu hoạt động.

- Mức thu LPMB đối với HKD như sau:

+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.

+ Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.

+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

- HKD [bao gồm hộ khoán, hộ kê khai và cá nhân cho thuê tài sản] không phải nộp hồ sơ khai LPMB, cơ quan thuế [CQT] căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định tổng doanh thu năm 2021 từ các nguồn, các địa điểm kinh doanh làm căn cứ tính số tiền LPMB phải nộp của năm 2022 và thông báo cho người nộp thuế. Riêng hoạt động cho thuê tài sản doanh thu làm căn cứ xác định mức LPMB phải nộp của năm 2022 là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm 2022. Đối với HKD đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm liền trước thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu LPMB căn cứ theo cơ sở SXKD cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề.

- HKD nộp LPMB theo Thông báo của CQT. Đối với hộ ổn định từ đầu năm thì thời hạn nộp LPMB chậm nhất là ngày 30/01/2022, thời hạn gửi Thông báo của CQT chậm nhất là ngày 20/01/2022; Đối với hộ mới ra kinh doanh thì thời hạn nộp LPMB chậm nhất là ngày 30/07/2022 [nếu ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm] hoặc chậm nhất là 30/01/2023 [nếu ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm], thời hạn gửi Thông báo của CQT chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.

II. Hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với hộ khoán

1. Khai thuế khoán

- Hộ khoán khai thuế khoán ổn định 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính do CQT cung cấp từ ngày 20/11/2021 đến ngày 15/12/2021.

- Ngành nghề kinh doanh khai theo danh mục ngành nghề cấp 4 tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hoá đơn để giao cho khách hàng thì đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh. Hộ khoán có trách nhiệm lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do CQT cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

2. Nộp hồ sơ khai thuế

- Hộ khoán nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm Mẫu 01/CNKD đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế đặt tại UBND xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 15/12/2021.

- Riêng trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh [bao gồm cả hộ đã giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán], hộ có biến động trong năm [hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hộ khoán thay đổi ngành nghề, hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm] thì nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD đến đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

- Hộ khoán đề nghị cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh thì hồ sơ khai thuế bao gồm:

+ Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...

CQT có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

3. Hướng dẫn nộp thuế khoán

- Hộ khoán nộp tiền thuế vào NSNN hoặc nộp thuế qua tổ chức ủy nhiệm thu [nếu có] theo Thông báo nộp tiền của CQT.

- Thông báo nộp tiền của CQT được gửi đến hộ khoán chậm nhất là ngày 20/01/2022 đối với hộ ổn định từ đầu năm, hoặc ngày 20 hằng tháng đối với hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm và hộ có biến động trong năm. Trường hợp hộ ổn định đầu năm sẽ được CQT gửi Thông báo nộp tiền kèm theo Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng. Trường hợp CQT đã thực hiện công khai trên Cổng thông tin điện tử của CQT thì không gửi Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng, hộ khoán truy cập vào Cổng thông tin của CQT để tra cứu, đối chiếu, có ý kiến đối với Bảng công khai nêu trên.

- Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc có biến động trong năm thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.

- Trường hợp hộ khoán đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh của CQT thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn.

- Sau khi nộp tiền thuế vào NSNN, hộ khoán được nhận chứng từ nộp thuế là Giấy nộp tiền có xác nhận của Ngân hàng thương mại/Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ xác định hộ khoán đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp hộ khoán nộp qua tổ chức ủy nhiệm thu thì được nhận chứng từ thu thuế từ tổ chức ủy nhiệm thu.

- Hộ khoán có thể nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile thông qua liên kết với ứng dụng thanh toán của ngân hàng.

4. Công khai thông tin hộ khoán

- CQT công khai thông tin hộ khoán lần 01 từ ngày 20/12/2021 đến ngày 31/12/2021; lần 02 chậm nhất là ngày 30/01/2022 đến hết năm. Thông tin công khai gồm: Danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế; Danh sách hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế.

- Địa điểm và hình thức công khai thông tin

+ Niêm yết tài liệu công khai tại Bộ phận một cửa của CCT/CCTKV; UBND quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ.

+ Gửi tài liệu công khai đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

+ Đăng công khai thông tin hộ khoán theo từng địa bàn trên Trang Thông tin điện tử của ngành thuế.

+ Hộ khoán có thể tra cứu thông tin công khai trên ứng dụng eTax Mobile hoặc truy cập theo địa chỉ: //gdt.gov.vn.

5. Tiếp nhận ý kiến phản hồi

Hộ khoán nếu phát sinh vướng mắc và có ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán thì liên hệ với CQT để được giải đáp theo các cách sau:

- Liên hệ trực tiếp với Đội thuế LXP.

- Liên hệ trực tiếp với Bộ phận “Một cửa” của CCT.

- Gọi điện thoại đến Bộ phận hỗ trợ NNT của CCT được niêm yết công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT.

- Gửi văn bản đến CQT các cấp.

- Gửi ý kiến theo hòm thư điện tử của CCT được niêm yết công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT.

CQT có trách nhiệm giải đáp chậm nhất là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi.

6. Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh 

- Hộ khoán nếu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thực hiện thông báo đến CQT chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không phải gửi thông báo đến CQT.

- CQT căn cứ thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo Thông báo của NNT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh số thuế khoán phải nộp theo quy định.

III. Hướng dẫn khai, nộp thuế đối với hộ kê khai

1. Khai thuế

- Hộ kê khai bao gồm: HKD quy mô lớn; và HKD chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. Tiêu chí để xác định HKD quy mô lớn là doanh thu hoặc lao động sử dụng, cụ thể: trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

- Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kê khai trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ kê khai thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022.

- Hộ kê khai thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý theo quy định.

2. Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai bao gồm:

a] Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

b] Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.

3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai là CCT quản lý trực tiếp nơi hộ kê khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4.  Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

a] Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

b] Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

5. Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

6. Hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh thì thông báo cho CQT quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh và không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng nếu khai thuế theo tháng hoặc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn quý nếu khai thuế theo quý.

7. Hộ kê khai được chuyển đổi từ hộ khoán trong năm

Hộ khoán trong năm chuyển đổi sang hộ kê khai thì trước khi chuyển đổi, hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán mẫu 01/CNKD. CQT căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung của hộ khoán để điều chỉnh giảm thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi. Thời hạn hộ khoán nộp tờ khai điều chỉnh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi phương pháp tính thuế.

IV.  Hướng dẫn sử dụng hóa đơn đối với HKD, CNKD

- HKD sử dụng hoá đơn [không bao gồm trường hợp sử dụng hoá đơn theo từng lần phát sinh] phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai kể từ ngày 01/01/2022. Trường hợp HKD sử dụng hoá đơn điện tử [HĐĐT] thì liên hệ với CQT quản lý trực tiếp để được hướng dẫn theo lộ trình của CQT.

- Trường hợp hộ khoán, hộ nộp thuế theo từng lần phát sinh cần hoá đơn giao cho khách hàng thì đề nghị CQT cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh. Hoá đơn do CQT cấp là hoá đơn giấy hoặc HĐĐT theo lộ trình của CQT.

- HKD để áp dụng được HĐĐT [không bao gồm hộ khoán, hộ từng lần phát sinh] cần có email, chữ ký số [được cấp thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực] và máy tính kết nối internet hoặc thiết bị di động có cài đặt ứng dụng HĐĐT. HĐĐT của HKD được thực hiện thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT [thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế]; hoặc trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế [đối với trường hợp HKD khai thuế theo từng lần phát sinh hoặc HKD tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thuộc diện được miễn phí dịch vụ hoá đơn trong 12 tháng].

- Trường hợp HKD có nhu cầu sử dụng hoá đơn nhưng chưa đáp ứng ngay điều kiện để chuyển sang sử dụng HĐĐT theo quy định thì có thể tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy cho đến hết ngày 30/06/2022 và phải gửi Tờ khai dữ liệu hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra Mẫu số 03/DL-HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP kể từ kỳ khai thuế tháng 01/quý I năm 2022 đến hết kỳ khai thuế tháng 6/quý II năm 2022.

Riêng trường hợp HKD tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ nhưng chưa đáp ứng ngay điều kiện để chuyển sang sử dụng HĐĐT theo quy định thì kể từ 01/07/2022 có thể được tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy tối đa là 12 tháng. Thời gian tối đa 12 tháng được tính 1 lần: kể từ ngày 01/07/2022 [đối với HKD đang hoạt động trước 01/07/2022]; kể từ thời điểm mới thành lập [đối với HKD mới thành lập sau ngày 01/07/2022]./.

>>> Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp do Chi cục Thuế cấp có được sử dụng hóa đơn điện tử không?

Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay không?

Theo Trang thông tin Cục thuế Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề