Chiếm hữu bao lâu được lấy lại đất

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:04/01/2019

 Bộ luật Dân sự 2015  Tranh chấp đất

Ban biên tập cho tôi hỏi, ông cố tôi có để lại đất cho gia đình tôi đến nay đã hơn 35 năm, chúng tôi vẫn sinh sống ổn định từ đó đến nay nhưng vì quá lâu nên cũng không rõ nguồn gốc đất [đất vẫn chưa có sổ đỏ]. Nay có người đến nói là đất của họ và muốn khởi kiện để lấy lại thì có đúng không? Mong Ban biên tập tư vấn

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

    Với các quy định nêu trên, trường hợp của Anh/Chị không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nói các khác, chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào mà không bị hạn chế về thời hạn.

    Về việc gia đình Anh/Chị có phải trả lại thửa đất hay không, theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015:

    Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    Do vậy, nếu gia đình Anh/Chị chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên thì gia đình Anh/Chị trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

    Khi đi khởi kiện còn phụ thuộc vào bằng chứng mà bên khởi kiện cho rằng đất mà gia đình Anh/Chị đang ở là đất của họ nên việc gia đình Anh/Chị có phải trả lại thửa đất hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quyết định của Tòa án. Nếu các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình không đủ giá trị chứng minh thì yêu cầu của họ cũng không được tòa án chấp nhận.

    Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!

    Trân trọng!


Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản: Phương thức kiện này được gọi phổ biến là kiện vật quyền [kiện đòi lại tài sản]. Loại việc này diễn ra khá phổ biến tại các Toà án trong những năm vừa qua, đặc biệt là kiện đòi nhà, đất. Bộ luật dân sự đã quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật, thì có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.

1. Điều kiện để thực hiện biện pháp kiện đòi tài sản:

  • Vật rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thông qua quan hệ hợp đồng.
  • Người thực tế đang chiếm hữu, sử dụng tài sản là người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật.
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải chứng minh được vật đang bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật là vật thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Trên thực tế, để chứng minh được thì tài sản thường phải là vật đặc định.
  • Vật là đối tượng của việc kiện vẫn chưa bị xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

2. Xác lập quyền tài sản theo thời hiệu

  • Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
  • Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.

3. Đòi tài sản từ người thứ ba nhận tài sản ngay tình

Là trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba.

  • Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

4. Phương thức hoàn trả tài sản

Nếu là không ngay tình thì người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Nếu là ngay tình, thì chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ chi phí ra để làm tăng giá trị của tài sản, thì sẽ được thanh toán những chi phí đó khi họ phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.

Người thứ ba có quyền kiện người đã giao tài sản cho mình phải bồi thường thiệt hại.

Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Quang Thái:

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý của quý khách!

Gia đình tôi đang quản lý và sử dụng một thửa đất do bố mẹ để lại cách đây gần 40 năm, trên đất có nhà do bố mẹ tôi xây. Về nguồn gốc đất, tôi không được rõ vì các cụ đã qua đời từ lâu. Hiện, mảnh đất này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Thời gian gần đây có người đến yêu cầu trả lại đất, nếu không sẽ khởi kiện để đòi lại. Tôi nghe nói thời gian lâu như vậy thì thời hiệu khởi kiện đã hết, như vậy có đúng không?

Hoài Thu

Trả lời

Về thời hiệu khởi kiện, theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự [sửa đổi, bổ sung năm 2011] quy định về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Với các quy định nêu trên, trường hợp của bạn không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nói các khác, chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào mà không bị hạn chế về thời hạn.

Về việc gia đình bạn có phải trả lại thửa đất hay không, theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”. Do vậy, nếu gia đình bạn chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên thì gia đình bạn trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy, kể cả trường hợp gia đình bạn không chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên thì điều đó cũng không có nghĩa là gia đình bạn phải trả lại thửa đất cho người khởi kiện.

Việc gia đình bạn có phải trả lại thửa đất hay không phụ thuộc vào những căn cứ mà nguyên đơn đưa ra có đủ cơ sở chứng minh họ là chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp tài sản mà họ đang kiện đòi hay không và yêu cầu kiện đòi của họ có phù hợp với quy định của pháp luật về kiện đòi tài sản hay không. Nếu các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình không đủ giá trị chứng minh thì yêu cầu của họ cũng không được tòa án chấp nhận.

Luật sư Đỗ Trọng Linh
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề