Củ sâm đất mua ở đâu

Giá mua tại vườn chỉ 15.000 đồng, còn giá bán lẻ 50.000 - 60.000 đồng một kg, sâm đất [còn gọi là củ hoàng sin cô] - đặc sản của tỉnh Lào Cai đang được nhiều người săn mua vì được cho là có tác dụng giảm béo, làm đẹp da, giải nhiệt, hỗ trợ chữa tiểu đường...

Củ sâm đất [hoàng sin cô] nhìn khá giống khoai lang, có giá rẻ lại ngọt mát, bổ dưỡng nên được nhiều người tìm mua. Ảnh: Hồng Vân/Phunuvn

Sâm đất [hay còn gọi là hoàng sin cô, địa tàng thiên, thượng đẳng sâm, sâm yacon, khoai sâm] có nguồn gốc ở Tây Tạng [Trung Quốc], được du nhập vào trồng ở Việt Nam từ những năm 1990 và được trồng nhiều ở vùng Y Tý [Lào Cai]. Mùa thu đến, cũng là lúc người dân ở đây thu hoạch sâm đất, sau đó bán cho thương lái đưa đi khắp nơi tiêu thụ. 

Được khách liên tục đặt mua sâm đất, chị Luyện ở quận 7 [TP HCM] luôn phải báo hết hàng vì vận chuyển vào đến đâu hết đến đó. Chị cho biết, tuần nay nhập hơn một tấn nhưng các đầu mối sỉ và khách lẻ đã lấy hết.

Theo chị Luyện, sâm đất là đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai. Củ nhìn hơi giống khoai lang nhưng khi bổ ra, ruột lại trắng trong hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ như mùi nhân sâm. Nếu ăn sống khoai sâm thì thấy có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu. Đặc biệt, khi nấu canh xương thì càng rõ mùi thơm, ngọt nước, củ hơi dẻo.

Sâm đất có thể dùng để chế biến các món canh, súp, hoặc ăn sống. Ảnh: I.T

"Dù có nhiều đặc tính tốt, được ưa chuộng nhưng mỗi kg khoai sâm sau khi trừ chi phí vận chuyển tôi để sỉ cho các đầu mối giá 30.000 đồng một kg nếu mua từ 50 kg. Riêng với giá bán lẻ ở mức 50.000 đồng một kg", chị Luyện nói.

Cũng đăng bán đặc sản này trên mạng, chị Hòa, ở quận Thủ Đức cho biết, mỗi đợt bán được hơn 1 tạ. Ban đầu khách đặt mua mỗi người chỉ 1-2 kg nhưng khi ăn quen thấy ngon, nhiều người mua cả chục kg. Ngoài để nấu canh ăn hàng ngày, khách còn ép thành nước uống.

"Hiện, mới chỉ đầu mùa nên giá khoai sâm còn cao, nếu vào rộ vụ thu hoạch giá bán lẻ từ 60.000 đồng một kg sẽ xuống còn 35.000 - 40.000 đồng", chị Hòa nói và cho biết 2 năm liền buôn loại này đều đắt khách.

Người dân vùng cao Y Tý thu hoạch sâm đất. Ảnh: I.T

Là đầu mối chuyên cung cấp ở Hà Nội, anh Hoàng cho biết, thực tế mùa khoai sâm bắt đầu từ đầu tháng 10. Tuy nhiên, vì đắt khách nên nhiều hộ trồng sớm. Trước đây nếu chỉ có 3 xã ở Lào Cai trồng loại này thì nay nhiều hộ ở Hà Giang cũng phát triển giống này. Loại này khá giống khoai lang nên bảo quản dễ, chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản 1-2 tháng.

"Giá khoai sâm sỉ ở mức 23.000 - 35.000 đồng một kg. Vào mùa tôi bán một ngày vài tấn", anh Hoàng nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cho biết, sâm đất [hoàng sin cô] trồng chủ yếu tại 4 xã của huyện Bát Xát [ALu, Ngải Thầu, Y Tý, Trịnh Tường]. Giá bán tại các vườn dao động 15.000 - 30.000 đồng một kg. Khoai sâm đất chỉ sinh trưởng ở những nơi có khí hậu lạnh và độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch vào độ cuối thu, đầu đông.

Khoai sâm đất chỉ sinh trưởng ở những nơi có khí hậu lạnh và độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Ảnh: FB homestaycosiyty

Theo lãnh đạo xã Y Tý [huyện Bát Xát], đa số các hộ dân người Hà Nhì của xã đều trồng củ hoàng sin cô để phục vụ nhu cầu của gia đình và bán ra thị trường. Diện tích trồng của toàn xã năm 2018 là 16 ha. Năm nay, cây hoàng sin cô phát triển tốt, mỗi gốc có thể cho thu hoạch 1 - 2 kg củ, ước tính cả xã thu được 20 tấn củ.

Giá bán tại vườn hiện nay cao hơn năm nay chỉ khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg. Với giá vừa rẻ lại vừa thơm ngon, bổ dưỡng nhiều người đùa rằng đây chính là sâm của nhà nghèo.

Có nhiều cách chế biến như xào, nấu canh, ăn sống, nộm. Tuy nhiên để thưởng thức trọn vẹn vị ngon đặc biệt của nó mọi người hay ăn sống. Sâm được thu hoặc bắt đầu từ giữa tháng 9 đến tháng 11, 12.

Tuy thời gian thu hoạch ngắn nhưng sâm đất để được rất lâu. Sâm để nơi khô ráo, thoáng mát có thể sử dụng trong nửa năm. Càng để lâu sâm chỉ xe khô vỏ, xuống nước nên ruột củ càng đậm đà hơn.

[Theo Dân Việt]

Sâm đất là một vị thảo dược mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Phần rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh Đông Y. Lá sâm đất được dùng để nấu canh hoặc xào giúp làm mát gan và có tác dụng giải nhiệt.

Tìm hiểu chung về sâm đất

Sâm đất là gì? 

Sâm đất tên khoa học là talinum paniculatum. Nó là một cây thân thảo, mọc thẳng đứng và phân thành nhiều nhánh. Lá sâm đất thường mọc so le nhau, chúng có dạng hình trái xoan hoặc có hình trứng ngược. Hoa có màu hồng, nhỏ và thường mọc ở ngọn và các nhánh cây. 

Trong Đông Y, người ta sử dụng rễ chính [củ] sâm đất để làm thuốc. Củ sâm đất thường có màu vàng, do rễ phát triển thành.

Hình ảnh cây sâm đất

Có mấy loại sâm đất?

Sâm đất có 3 loại chính là: .

  • Sâm nam: Còn gọi là sâm quý bà. Loại sâm này rất ít và không được sử dụng nhiều ở nước ta
  • Thổ nhân sâm: Là một loại thực vật thuộc họ Rau Sam. Chúng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như đông dương sâm, cao thảo,...
  • Mồng tơi: Đây là một thực phẩm quen thuộc và rất phổ biến đối với người dân Việt Nam

Bộ phận dùng là thuốc

Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, củ của sâm đất đều có thể dùng được với những cách sử dụng khác nhau.

Cách chế biến và thu hái

Sâm đất được thu hái quanh năm. Người ta thường hái lá sâm đất về nấu canh hoặc xào ăn rất ngon. Củ sâm đất sau khi đào sẽ được rửa sạch sau đó phơi khô làm thuốc, gọi là sâm đất dược liệu.

Củ sâm đất

Thành phần hóa học  

Hoạt chất pectin có trong sâm đất tương đối dồi dào. Phần rễ chứa các chất như tinh bột, gôm, nitrat kalium…và một số hoạt chất khác.

Tính vị 

Theo các nhà nghiên cứu, sâm đất có tính bình, vị ngọt.

Cách dùng - liều lượng

Loại thảo dược này rất dễ sử dụng, bạn có thể dùng riêng mình sâm đất không hoặc cũng có thể kết hợp được với một số loại thảo dược khác. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sử dụng dạng nước sắc, bột, cao lỏng.

Liều lượng: Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về liều lượng sử dụng sâm đất. Vì thế bạn không nên lạm dụng loại thảo dược này.

Tác dụng dược lý của sâm đất

Sâm đất có tác dụng gì?

Nghiên cứu y học hiện đại

  • Sâm đất có thể giúp cơ thể ức chế succinic dehydrogenase tại thận, đồng thời sâm đất còn giúp thúc đẩy khả năng  tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase.
  • Nhiều nhà nghiên cứu đã kiểm chứng sâm đất có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.
  • Sâm đất có khả năng giúp làm tăng lợi niệu của hoạt chất punarvanin nhờ hàm lượng kali dồi dào trong đó
  • Khi chế biến sâm đất thành cao thì sâm đất có khả năng giảm phù, giảm cholesteron trong máu, giảm albumin niệu, tăng tiết niệu.

Theo y học cổ truyền 

  • Rễ sâm đất dùng để trị bệnh gan, trị ho, bệnh phù thũng
  • Sâm đất có tác dụng chống co giật, hoạt huyết, giải độc
  • Phần rễ của sâm đất có tác dụng long đờm, nhuận tràng, lợi niệu

Sâm đất trị bệnh gì?

  • Sâm đất giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ho, tiểu đường
  • Giúp nhuận tràng, điều trị bệnh táo bón
  • Điều trị huyết áp cao
  • Thanh nhiệt, giúp giải độc gan
  • Cải thiện hệ tim mạch, huyết áp
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương, khớp,...

Sâm đất giúp thanh lọc, làm mát gan

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Bài thuốc số 1: Điều trị tiêu chảy từ sâm đất

Nguyên liệu chuẩn bị: Có thể dùng sâm đất tươi hoặc khô đều được. Nếu dùng sâm đất tươi thì lấy khoảng 75 gam, sâm đất khô thì khoảng 25 gam, 15 gam đại táo.

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu vừa sử dụng để ráo nước. Đun 1,5 lít nước sôi cùng với các nguyên liệu trên rồi dùng uống mỗi ngày thay nước lọc.

Bài thuốc số 2: Điều trị huyết áp cao

Nguyên liệu chuẩn bị: 13 gam sâm đất

Cách thực hiện: Dùng 13 gam sâm đất vừa chuẩn bị đun sôi với nước lọc uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc số 3: Chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu chuẩn bị: 20 gam sâm đất khô và 75 gam sâm đất tươi.

Cách thực hiện: Lấy 75 gam sâm đất tươi đun với khoảng 250ml nước. 20 gam sâm đất khô đem xay thành bột mịn. Sau đó sắc 2 hỗn hợp trên lại với nhau uống mỗi ngày.

Bài thuốc số 4: Giải độc gan

Nguyên liệu chuẩn bị: 13 gam sâm đất khô

Cách thực hiện: Lấy 1 gam sâm đất khô vừa chuẩn bị sắc uống thay nước mỗi ngày. Có thể tán thành bột mịn sau đó pha với nước uống. Hoặc cũng có thể dùng để nấu xanh, xà tỏi ăn giúp giải độc gan hiệu quả.

Bài thuốc số 5: Giảm đau xương khớp

Nguyên liệu chuẩn bị: Dùng củ sâm đất tươi 70 gam

Cách thực hiện: Rửa sạch sâm đất sau đó ngâm vào nước muối và để ráo. Sau đó cho sâm đất vào bình đổ rượu vào và đậy nắp kín.

Bài thuốc số 6: Bài thuốc bổ huyết

Nguyên liệu chuẩn bị: 20 gam sâm đất, 12 gam ý dĩ, 10 gam bạch truật, 12 gam hoài sơn, 6 gam táo nhân, 10 gam đương quy, 8 gam ngưu tất.

Cách thực hiện: Hoài sơn, bạch truật, mạch môn, táo nhân đem sao vàng. Sau đó trộn chung với các nguyên liệu còn lại rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc từ sâm đất giúp bổ huyết

Bài thuốc số 7: Điều trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu chuẩn bị: 25 gam sâm đất khô, 70 gam sâm đất tươi

Cách thực hiện: Đem cả 2 nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước để lửa nhỏ khi sôi khoảng 15 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang, không để sang ngày hôm sau. Dùng liên tục 1 tháng sẽ đem lại kết quả tốt.

Bài thuốc số 8: Dùng sâm đất trị mụn

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ sâm đất

Cách thực hiện: Xay nhuyễn sâm đất ra sau đó lấy nước cốt đắp lên vùng da bị mụn. Mỗi tuần thực hiện từ 2 - 3 lần, sau một tháng sẽ thấy được hiệu quả điều trị của bài thuốc này.

Bài thuốc số 9: Cải thiện chứng táo bón

Nguyên liệu: 30g lá sâm đất, 30g vừng đen rang nổ, 30g lá vông, 30g lá thiên lý, 20g rễ đinh lăng.

Cách thực hiện: Đem các vị thảo dược sơ chế sạch rồi nấu canh, dùng hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng.

Cách ngâm rượu sâm đất

Chuẩn bị

  • Sâm đất [có thể ngâm khô hoặc tươi đều được]
  • Bình thủy tinh
  • Rượu trắng khoảng 40 độ, nếu có rượu nếp thì càng ngon

Cách thực hiện

  • Sâm tươi sau khi mua về đem rửa sạch đất, cát và các tạp chất. Lưu ý rửa nhẹ nhàng để không làm gãy phần rễ
  • Sau đó, xếp sâm vào bình
  • Tiếp tục đổ rượu vào bình sao cho rượu ngập sâm. Đậy kín nắp bình để không khí không thể lọt vào
  • Sau khoảng từ 3 - 6 tháng là có thể sử dụng rượu được. Trong suốt thời gian ngâm rượu thì không nên mở nắp bình thường xuyên

Cách ngâm rượu sâm đất

Lưu ý khi sử dụng sâm đất

  • Không sử dụng sâm đất ở phụ nữ mang thai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Mua sâm đất ở đâu?

Sâm đất bán ở đâu? - Bạn có thể tìm đến rất nhiều địa chỉ để mua sâm đất. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua hãy xem xét thật kỹ về chất lượng thuốc và địa chỉ bán để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Vậy nên mua sâm đất ở đâu?

Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các vị thảo dược dùng trong các bài thuốc nam, thuốc Đông Y. Các sản phẩm bên cửa hàng luôn được kiểm định cẩn thận, rõ ràng về chất lượng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Với phương châm “Cây thuốc của mọi nhà”, chúng tôi luôn cố gắng và nỗ lực để mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng. 

Sâm đất bao nhiêu tiền 1kg?

Hiện tại, sâm đất bán tại cửa hàng Cây Thuốc Dân Gian đang có mức giá là 150.000 VNĐ/ kg [chưa bao gồm phí ship].

Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ bán sâm đất chất lượng, uy tín với mức giá tốt, hợp lý. Khách hàng đặt mua sâm đất có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

  • Số điện thoại: 0869145860
  • Địa chỉ: thôn Đa Sỹ xã Cao Thắng huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

200.000 ₫

Đã bán sản phẩm

450.000 ₫

Đã bán sản phẩm

250.000 ₫ 200.000 ₫

Đã bán 1433 sản phẩm

400.000 ₫

Đã bán sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề