Giờ kinh đô ra thăng long là ai

Giới thiệu Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụCông tác trưng bàyTin tức Trưng bày Trưng bày chuyên đềNghiên cứu Khảo cổ họcẤn phẩmDự án BTLSQG Thông tin hữu ích Hỗ trợ Sử xưa ghi năm 1010 Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long, bởi biết nơi đây là vùng đất trù phú, thuận lợi để phát triển muôn đời về sau. Tuy nhiên, phát hiện ra giá trị của vùng đất mà sau này được gọi là Thăng Long là Lý Công Uẩn [Lý Thái Tổ] hay một vị công thần nào khác? Điều này hầu như vẫn còn là một ẩn số. Mới đây, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện được cuốn ngọc phả quý, ghi rõ cuộc đời, thân thế của người đã dâng kế dời đô.

Bạn đang xem: Ai là người dời kinh đô ra thăng long


Sử xưa ghi năm 1010 Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long, bởi biết nơi đây là vùng đất trù phú, thuận lợi để phát triển muôn đời về sau. Tuy nhiên, phát hiện ra giá trị của vùng đất mà sau này được gọi là Thăng Long là Lý Công Uẩn [Lý Thái Tổ] hay một vị công thần nào khác? Điều này hầu như vẫn còn là một ẩn số. Mới đây, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện được cuốn ngọc phả quý, ghi rõ cuộc đời, thân thế của người đã dâng kế dời đô.


Những thông tin quý từ bản Ngọc phả

Một số nhà nghiên cứu thuộc sở Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Thái Bình và viện Hán Nôm khi dịch cuốn Ngọc phả được lưu giữ trong đền thờ của làng Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã phát hiện: các vị thần mà người dân nơi đây thờ tụng là người khai quốc công thần, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và là người hiến kế dời đô về Thăng Long. Hai vị công thần đó là hai anh em cùng cha khác mẹ: Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, sinh năm 989 mất năm 1058.

Cuốn ngọc phả ghi sự kiện quan trọng này có tên là: Lưu Đại Vương thần phả, viết bằng tiếng Hán trên một loại giấy bản khá dai và tốt, do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn thảo vào năm 1572, trong đợt đầu soạn thần tích các vị thần của nước ta. Từ khi ra đời đến nay, trải qua chiến tranh, lũ lụt nhưng ngọc phả vẫn được dân làng giữ gìn cẩn thận trong một chiếc dương sắt cất trong hậu cung của đền thờ.

Ngọc phả ghi lại khá chi tiết thân thế cuộc đời của hai vị: cha là Lưu Ngữ, người gốc ở Châu ái [Thanh Hóa ngày nay], ra làm quan được vua ban ruộng lộc ở Lưu Xá. ông về đây và lấy thêm vợ hai. Vào cùng ngày cùng tháng cùng năm, hai bà vợ của ông trở dạ và sinh ra Lưu Đàm, Lưu Điều. Hai anh em từ nhỏ đã thông minh hơn người. Mỗi người có sở trường riêng: Lưu Đàm tinh thông về văn học còn Lưu Điều giỏi võ thuật. Hai ông được cha phó thác cho Lý Công Uẩn.

Năm Lê Long Đĩnh chết, ngọc phả ghi rằng: "Khi ấy triều đình vô chủ, Đào Cam Mộc bàn mưu với Đàm Công, Điều Công lập Công Uẩn làm chủ. Công Uẩn từ chối hai ba lần không dám nhận. Đàm Công tiến đến thưa rằng: "Nay Ngoạ Triều [tên hiệu của vua Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà tiền Lê -PV] thất đức giết anh, ngược đãi mọi người. Hòa đao mộc lạc, quả là nhà Lê mất rồi. Uy đức minh công [chỉ Lý Công Uẩn] nơi nơi đều rõ, nguyện theo lời thỉnh cầu của mọi người cùng nhau hiệp lực làm cho điềm lành trấn động, ứng với trời và người cùng đồng thuận, xin chớ do dự”.

Xem thêm: Soạn Tiếng Anh Lớp 7 Unit 15 Phần B In The City Unit 15: Going Out

Lưu Đàm nói chưa dứt lời thì Lưu Điều chém đứt đôi trác án và nghiêm giọng nói: "Triều đình không thể một ngày vô chủ. Nay Lê Ngọa triều vô đạo, trời oán, người giận. Lý Công Uẩn uy đức vốn được trọng vọng, thiên hạ đồng lòng theo về cùng lập làm ngôi đế, kẻ nào dám càn dỡ sinh chuyện di nghị sẽ giống như chiếc án này. Cả triều đình nghe lời nói ấy, không ai không chấn động sợ hãi bèn phò Lý Công Uẩn làm ngôi vua, triều đình bái lạy, mừng hô vạn tuế”.

Cũng theo ngọc phả, hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều không chỉ giúp vua Lý Thái Tổ lên ngôi mà Lưu Đàm còn có công hiến kế dời đô cho vua: "Quang lộc đại phu [tức Lưu Đàm] dâng lời rằng: "Long châu là địa phương giàu mạnh, chính là cái gốc vững bền, đóng đô ở đây thì quốc gia cường thịnh lâu dài, thiên hạ vô địch. Mong bệ hạ dời đô ra nơi đó”. Vua Thái Tổ thấy phải nên đã cùng văn võ bá quan chuyển đô ra Thăng Long ngày nay. Sau này Vua Lý Thái Tổ xét thấy Lưu Đàm là người có công đánh giặc [giặc Chiêm Thành, Tống] và có công hiến kế dời đô nên đã phong cho ông chức Thái phó khai quốc công thần. Cuối đời ông về Lưu Xá tu ở chùa Báo Quốc và giúp đỡ dân làng. Sau khi Lưu Đàm, Lưu Điều mất, dân làng đã thờ hai ông tại đền “Nhị Lưu thái phó”, cử người hương hỏa quanh năm.

Còn nhiều điểm bất đồng

Ngọc phả được tìm thấy tại đền làng Lưu Xá khẳng định sự đóng góp của hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều với đất nước. Đặc biệt Lưu Đàm còn là người tinh thông địa lý, có tầm nhìn xa trông rộng xướng xuất việc dời đô về Đại La [Hà Nội ngày nay]. Điều này trái với những suy luận từ trước đến nay, vẫn cho rằng đề xuất này là của thiền sư Vạn Hạnh. Vì Vạn Hạnh là người nuôi dạy Lý Công Uẩn từ nhỏ, lại là người tinh thông địa lý. Tuy nhiên Lưu Đàm, Vạn Hạnh hay một người nào đó xướng xuất việc dời đô cho đến nay vẫn còn là ẩn số.

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư [dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, năm 1697] có nhắc 4 lần đến Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều [còn có tên gọi khác là Lưu Ba] trong các trang: 295, 298, 308, 323 của tập I . Trong cuốn Đại Việt sử ký tiễn biên, nhắc 5 lần đến Lưu Khánh Đàm trong trang: 260, 265, 267, 274, 291 và một lần đến Lưu Khánh Điều trong trang 263. Tuy nhiên lại không thấy nhắc đến những sự kiện như: Lưu Đàm phò vua Lý Thái Tổ lên ngôi, Lưu Điều đập tan trác án, Lưu Đàm xướng xuất dời đô...

Vấn đề xác định năm sinh năm mất của hai nhân vật Lưu Đàm, Lưu Điều trong sử sách cũng có độ vênh khá lớn. Theo ngọc phả và bia ký tìm được ở Thái Bình, hai ông sinh năm 989 mất năm 1058 thọ 69 tuổi, làm quan trong các triều Lý Thái Tổ [1010 1038], Lý Thái Tông [1028 1-54], Lý Thánh Tông [1054 1072]. Tuy nhiên, sách sử lại ghi hai ông làm quan qua các triều Lý Thánh Tông [1054 1072], Lý Nhân Tông [1073 - 1127] đến Lý Thần Tông [1128 1138]. Và cũng theo như sách sử thì hai ông sinh ra khá lâu sau sự kiện Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, nên việc xướng xuất dời đô là không thể có.

Thế nhưng khi lật dở kỹ từng trang Đại Việt sử ký toàn thư ta cũng thấy có sự mâu thuẫn trong chính cuốn sách này: sách ghi Lưu Khánh Đàm chết hai lần: "Bính thìn [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 4 [1136], Thái úy Lưu Khánh Đàm chết [trang 308] [Nguyên văn: Tân Tỵ Đại Định năm thứ 22 [1161] tháng 11 Thái úy Lưu Khánh Đàm chết [trang 323]].

Xem thêm: Soạn Ngữ Văn 7 Từ Hán Việt [Trang 69], Soạn Bài Từ Hán Việt

Cũng dựa vào sách này thì suy ra năm sinh của hai ông Thái úy này là năm 1067, 1092, lúc này thì cha của hai ông, tức Lưu Ngữ đã mất từ lâu. Xung quanh việc bất đồng trong các tư liệu lịch sử, nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Minh Đức và nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn cho hay: "Những sai sót mâu thuẫn trong sử sách cũng dễ hiểu vì nhà Lý mất nửa thế kỷ không chép sử, mãi năm 1272 Lê Văn Hưu mới viết Đại Việt sử ký, rồi hơn hai thế kỷ sau [1479] Ngô Sỹ Liên mới viết Đại Việt sử ký toàn thư. Cũng theo hai ông: Ngọc phả hay thần tích không phải là lịch sử nhưng là nguồn tư liệu quý để tìm về quá khứ.

Thời điểm Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã đến gần. Việc xác định những cứ liệu lịch sử liên quan đến quyết định dời đô rất có ý nghĩa. Vai trò, công lao của vua Lý Công Uẩn đối với sự hình thành và phát triển của Thăng Long- Hà Nội là không thể bàn cãi. Công lao, vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh đối với sự ra đời của nhà Lý và văn hoá xã hội của dân tộc cũng đã được sử sách, nhà khoa học khẳng định. Nhưng việc làm rõ sự công sức của những người đã có chủ kiến hay, giúp vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long-một quyết định có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển không chỉ của Thăng Long Hà Nội mà còn với cả đất nước là một điều hết sức nên làm.

1. Thuở khai sinh ra nước Việt, các Vua Hùng đóng đô ở Bạch Hạc - Việt Trì, vì đó là chóp đỉnh thứ nhất của tam giác Châu thổ Bắc Bộ, là nơi tiếp giáp giữa miền núi và miền xuôi, thuận tiện cho giao thông xuôi ngược. Gần hai nghìn năm sau, Vua Thục dời đô xuống vùng đất Cổ Loa [cũng bởi vì kỷ nguyên của thời kỳ đồng và đồ sắt đã xuất hiện]. Cùng với việc thau chua, rửa mặn, khai hoang và lấn biển, trung tâm kinh tế và văn hoá đã bị hút dần về xuôi. Đỉnh thứ hai của tam giác Châu thổ sông Hồng trên ngã ba sông Đuống đã định vị.

Rồi nhà nước Âu Lạc tiêu vong, nước Việt chìm đắm trong thời kỳ Bắc thuộc ngót một nghìn năm. Nhưng trong gần mười thế kỷ đen tối ấy, lịch sử nước nhà cũng đã từng ghi dấu nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ với nhiều chiến công hiển hách. Cho đến năm 938, bằng chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã giành được độc lập cho nước nhà và từ đó nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ. Nhà Đinh, Lê sau này lui về đóng đô ở Hoa Lư vừa là quê nhà của Đinh Tiên Hoàng đế, lại vừa là nơi núi non hiểm trở, thích hợp với một vị trí lợi hại về phòng vệ quân sự. Mặt khác, xét về thời thế lúc này vì nước ta mới giành được độc lập, quốc gia phong kiến tập quyền còn chưa đủ thời gian củng cố, dân tình còn chưa ổn định, các thế lực cát cứ địa phương còn ương ngạnh, thì việc chọn Hoa Lư làm Kinh đô quả là hợp với “lẽ trời”. Nhưng khi nhà Đinh, nhà Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình thì Kinh đô Hoa Lư cũng vừa xong vai trò lịch sử của một thủ đô “tạm thời”.

Đầu thế kỷ thứ XI bắt đầu vương triều Nhà Lý. Lúc này là thời điểm quốc gia Đại Việt đang đứng trước ngưỡng cửa để bước sang một giai đoạn mới - một thiên niên kỷ mới. Nhu cầu phòng bị giữ nước tuy vẫn rất quan trọng song không phải đặt lên vị trí hàng đầu như trước nữa mà vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển đất nước về mọi mặt. Vì thế kinh đô Hoa Lư giờ đây trở nên quá chật hẹp. Chính vì lẽ đó, Lý Công Uẩn - ông vua khai sáng ra triều đại Nhà Lý đã có một tầm nhìn khác hẳn với những người đương thời. Chính trong “Chiếu dời đô” của mình, ông đã nói lên một nguyện vọng thiết tha và cháy bỏng là xây dựng một vương triều bền vững với nhân dân no ấm thịnh vượng, một quốc gia độc lập, tự chủ và hùng cường cho muôn đời sau. Mặc dù rời bỏ Kinh đô Hoa Lư với những cung điện, đền đài lộng lẫy, những thành cao, hào sâu vây bọc chắc chắn, những điểm tụ cư đông đúc trên bến dưới thuyền... không phải không làm cho ông day dứt. Song việc quyết định dời đô ra Thành Đại La - một vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hoà - đã cho thấy một quyết định chín muồi và vô cùng sáng suốt. 

2. Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Thành Đại La đã có và nếu ngược dòng lịch sử gần 500 năm về trước [năm 542-544], khi cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của Nhà Tuỳ, dưới sự lãnh đạo của Lý Bí, Nhà nước Vạn Xuân ra đời. Nam Đế Lý Bí cũng đã nhận ra vị trí rất mực quan trọng của thành Đại La và đã lập “thủ phủ” ở đây. Rồi hơn 3 thế kỷ nữa lệ thuộc Tuỳ - Đường [từ viên Tổng quản Khâu Hoà nhà Tuỳ đắp Tử Thành đến viên Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Cao Biền nhà Đường đắp Đại La Thành vào năm 865-868] đã cho thấy vị trí trung tâm đặc biệt của nó, nơi đóng đô của chính quyền đô hộ từ thời Bắc thuộc. Vì thế cho nên, một điểm quan trọng [có lẽ là quan trọng nhất đối với người xưa] mà Lý Thái Tổ đã nhấn mạnh trong bài Chiếu của mình: Đó là vấn đề vị trí địa lý tương hợp với các yếu tố phong thuỷ của mảnh đất La Thành này. Theo ông, Hoa Lư Kinh đô cũ của Nhà Đinh và Nhà Lê là nơi “ẩm thấp mà chật hẹp”, lại không nằm ở vị trí trung tâm đất nước, còn Thành Đại La: “ở giữa khu vực trời đất có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thể núi sau sông trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa... xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả”. Và cũng là lẽ đương nhiên, khi đem ý định dời Đô hỏi ý kiến các quần thần, Lý Thái Tổ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế lâu dài, để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của nhiều người. Việc lợi như thế ai dám không theo”.

Nói về “Chiếu dời Đô”, nhiều học giả cho rằng: “Chiếu dời Đô” không phải là một áng văn tuyệt hay như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn hay “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Về chi tiết trong đó, nhiều chỗ chưa nêu bật được tinh thần tự tôn dân tộc, song có lẽ với ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại, nó vẫn xứng đáng ở vị trí  mở màn cho nền văn hiến Thời nhà Lý. Điều cơ bản nhất là vạch rõ mục đích định đô: “Đó, nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Thế là từ mùa thu năm Canh Tuất 1010, Hà Nội cổ của chúng ta được thay tên gọi, để rồi biến đổi lớn từ bên trong cơ cấu kinh tế, văn hoá, xã hội, rửa vết nhơ của thời nô lệ, đổi Đại La thành Thăng Long. Lần đầu tiên Hà Nội cổ có một tên hiệu, tuy viết bằng chữ Hán song lại rất Việt Nam. Và thực tế cũng chứng minh là Kinh đô Thăng Long ra đời với biểu tượng “con rồng bay lên” đã là điểm khởi đầu đánh dấu bước chuyển mình hưng khởi thịnh vượng của Quốc gia Đại Việt. Từ bấy đến nay, trải qua mười thế kỷ, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô yêu quý của chúng ta luôn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước và là đầu não của những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

3. Ngày nay trong xây dựng hoà bình, Thủ đô Hà Nội luôn đi đầu trong cả nước về nhiều lĩnh vực. Sau hơn bốn thập kỷ chấm dứt chiến tranh, hơn 30 năm thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội đã và đang từng bước đổi thay, từng ngày lớn mạnh. Từ một thủ đô nghèo nàn, lạc hậu và đổ nát sau chiến tranh, với sức mạnh thần kỳ, Hà Nội đã vươn mình đứng dậy. Tăng trưởng kinh tế hơn 3 thập kỷ đổi mới vừa qua, liên tục đạt từ 8 đến 12%/ năm. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển quan trọng theo hướng CNH, HĐH, trong đó, công nghiệp tăng từ 29,2% [năm 1990] lên trên trên 66,7 % [năm 2018]. Đầu tư nước ngoài vào Hà Nội từ chỗ hầu như chưa có gì vào cuối những năm 80 [thế kỷ XX], thì đến đầu thế kỷ 21 đã tăng mạnh [có năm lên đến hơn 10 tỉ USD, với hàng trăm dự án]. Năm 2019, Hà Nội thu hút khoảng hơn 6,5 tỉ USD [lần đầu tiên dự kiến đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập]. Chỉ tính 3 năm gần đây [từ 2016 đến 2018], Hà Nội thu hút gần 13,25 tỉ USD, bằng hơn 2 lần giai đoạn 2011-2015. Đến cuối năm 2018, Thủ đô Hà Nội đã cấp đăng ký kinh doanh cho 26.160 doanh nghiệp, vốn đăng ký 252 nghìn tỉ đồng [tăng hơn 4% so với 2017]. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội [năm 2018] đạt khoảng 238,600 nghìn tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2018 đạt 11,34 tỉ USD [tăng 8,5 % so với 2017]. Khách du lịch năm 2018 đạt khoảng hơn 26 triệu lượt người [tăng  9,3 % so với năm 2017]; trong đó, khách quốc tế đạt 5,74 triệu lượt [tăng 16% so với 2017]. Đường phố Hà Nội hôm nay khang trang hơn, thông thoáng, sạch đẹp và hiện đại hơn, làm cho những người đi xa Hà Nội, nay trở về đã thấy bàng hoàng, mới lạ. 

Có lẽ trên thế giới này, những nước có thủ đô trên 1.000 năm tuổi như ở Việt Nam, chắc cũng không nhiều. Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước, góp phần xây dựng thủ đô: Giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, đẹp về văn hoá, công bằng -văn minh về xã hội, mãi mãi xứng đáng với truyền thống của thủ đô nghìn năm văn hiến - thành phố vì hòa bình mà UNESCO trao tặng cho Hà Nội năm 1999.

Video liên quan

Chủ Đề