Giải bài tập sinh học 12 nâng cao chương 1

Câu 1 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Nêu các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.

Trả lời:

-  Các kiểu tương tác giữa các gen alen: alen trội át hoàn toàn và không hoàn toàn alen lặn

-  Các kiểu tương tác giữa các gen không alen: tương tác theo kiểu bổ sung hay át chế, tác động cộng gộp. 

Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Thế nào là tính đa hiệu của gen? Nêu cơ sở di truyền của biến dị tương quan.

Trả lời:

Trường hợp một gen chi phối nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.

Trong các thí nghiệm trên đậu Hà lan, Menđen đã nhận thấy: thứ hoa tím thì có hạt màu nâu, trong nách lá có một châm đen; thứ hoa trắng có hạt màu nhạt, trong nách lá không có chấm.

Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen quy định cánh cụt đồng thời quy định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, trứng đẻ ít, tuổi thọ rút ngắn, ấu trùng yếu…

Ở người có một đột biến gen trội gây hội chứng Macphan: chân tay dài hơn, đồng thời thuỷ tinh thể ở mắt bị hủy hoại.

Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối. 

Câu 3 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai bố mẹ thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản được F1 chỉ mang một tính trạng của bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội. Đúng hay sai tại sao? 

Trả lời:

-  Kết luận đó sai vì KH F1 có thể là tính trạng do sự tương tác của các gen không alen. 

Câu 4 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai thuận và nghịch hai thứ bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều quả dẹt, cho cây F1 giao phấn với nhau được F2 có 91 quả dẹt, 59 quả tròn, 10 quả dài. Xác định kiểu tác động của gen đối với sự hình thành hình dạng quả bí ngô.

Trả lời:

Tỉ lệ KH F2: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài \[ \to \]  hình dạng quả bị chi phối bởi sự tương tác của 2 gen không alen, cụ thể nếu trong KG:

- Có mặt 2 loại gen trội [ A-B-] tác động bổ trợ cho quả dẹt.

- Có mặt 1 loại gen trội [A-bb hoặc aaB-] cho quả tròn.

- Có mặt toàn gen lặn [aabb] cho quả dài. 

Câu 5 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Bộ lông của gà được xác định bởi 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Ở một cặp, gen trội C xác định bộ lỏng màu, gen lặn c xác định bộ lông trắng, ở cặp gen kia, gen trội I át chế màu, gen lặn i không át chế màu.

Cho hai nòi gà thuần chùng lông màu CCii và lòng trắng ccII giao phối với nhau được gà F1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? 

Trả lời:

P  :       CCii       X       ccII

F1:       CcIi        X       CcIi

F2: 13 lông trắng : 3 lông màu  

Câu 6 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp

A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội.

B. tác động cộng gộp.

C. tác động át chế giữa các gen không alen.

D. tác động đa hiệu.

Trả lời:

Đáp án B.

Giaibaitap.me

Page 2

Câu 1 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải thích kết quả thí nghiệm của Moocgan, từ đó có những nhận xét gì về sự di truyền liên kết hoàn toàn.

Trả lời:

*    Kết quả thí nghiệm của Moocgan:

- Thân xám luôn đi kèm với cánh dài, thân đen luôn đi kèm với cánh cụt. Như vậy, màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau.

- Trong phát sinh giao tử đực, gen B và V liên kết hoàn toàn, gen b và v cũng vậy.

- Các gen nằm trên một NST cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định.

Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội [n] của loài đó. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

* Nhận xét:

Các gen nằm trên một NST phân li cùng với nhau và làm thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội [n] của loài đó.                 

Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, đã tổ hợp lại các gen không alen trên NST, do đó làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Tần số hoán vị gen được xác định bằng tỉ lệ % các giao tử mang gen hoán vị. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST theo tương quan thuận.

Liên kết gen hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng quý. Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.

Câu 2 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải thích cơ sở tế bào học của hoán vị gen. Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?

Trả lời:

Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì:

-      Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên kết là chủ yếu.

-      Sự trao đổi chéo thường diễn ra giữa 2 trong 4 crômatit của cặp NST tương đồng.

-      Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều diễn ra trao đổi chéo để tạo rạ tái tổ hợp gen.

Câu 3 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.

Trả lời:

Di truyền liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp nhưng lại đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Di truyền liên kết không hoàn toàn [hoán vị gen] làm tăng số biến dị tổ hợp. Nhờ hoán vị gen mà những gen quý trên các NST tương đồng có dịp tổ hợp với nhau làm thành nhóm gen liên kết mới. Điều này rất có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Thông qua việc xác định tần số hoán vị gen người ta lập bản đồ di truyền. Điều đó không chỉ có giá trị lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn như có thể giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm, do đó nhà tạo giống rút ngắn được thời gian tạo giống.

Câu 4 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai thuận và nghịch hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.

a]    Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b]    Để thế hệ sau có tỉ lệ 1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn thì bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng nêu trên

Quy ước: Gen A – hạt trơn; a – hạt nhăn. Gen B - Có tua cuốn, b - không có tua cuốn

Trả lời:

a] P    :           AB//AB           X             ab//ab

    F1   :          AB// ab           X              AB//ab

    F2   :           1AB//AB : 2 AB//ab : 1 ab//ab .

         [3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn]

b]    P :          Ab//ab          X         aB//ab

       F1: 1 Ab//aB :  1 Ab//ab : 1 ab//aB : 1 aa//ab  

[1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn]

Câu 5 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao phối với nhau được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 0,705 thân xám, cánh dài ; 0,205 thân đen, cánh cụt; 0,045 thân xám, cánh cụt; 0,045 thân đen, cánh dài.

a]    Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b]    Cho con đực thân đen, cánh cụt và con cái thân xám, cánh dài ở F2 giao phối với nhau thì kết quả ở F3 sẽ thế nào để xác định được con cái F2 dị hợp tử về 2 cặp gen?

B - thân xám, b - thân đen ; V - cánh dài, v - cánh cụt;

Trả lời:

a] P  :        BV//BV         X         bv//bv

    F1:         BV//bv         X         BV//bv

Tiếp tục viết  sơ đồ lai cho đến F2

b] F3: 0,41 thân xám, cánh dài; 0,41 thân đen, cánh cụt; 0,09 thân xám, cánh cụt; 0,09 thân đen, cánh đài.

Hoặc F3: 0,41 thân xám, cánh cụt; 0,41 thân đen, cánh dài; 0,09 thân xám, cánh dài; 0,09 thân đen, cánh cụt. 

Câu 6 trang 58 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.

B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế

C. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.

D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.

Trả lời:

Đáp án C

Giaibaitap.me

Page 3

Câu 1 trang 63 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải thích kết quả thí nghiệm di truyền màu mắt của ruồi giấm. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới, đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

* Kết quả phép lai cho thấy màu mắt đỏ là tính trạng trội, còn mắt trắng là lặn. Quy ước: gen W mắt đỏ, w mắt trắng . Theo Moocgan, các gen này nằm trên NST X. Màu mắt diễn ra sự di truyền chéo [phép lai nghịch]: tính trạng của ruồi mẹ truyền cho con đực, còn tính trạng của ruồi bố truyền cho con cái. Tỉ lệ kiểu hình phân bố không đều ở F2 trong hai giới tính [phép lai thuận] và đồng đều ở hai giới tính [phép lai nghịch].

Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đã đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt.

NST Y không mang gen quy định màu mắt, vì vậy ruồi đực chỉ cần NST X mang một gen lặn w [XWY] là biểu hiện mắt trắng. Còn ruồi cái cần phải cả cặp XX đều mang gen lặn [XWXW] mới biểu hiện mắt trắng, vì vậy ruồi cái mắt trắng tlường hiếm.

Phép lai thuận và nghịch nêu trên cho kết quả khác nhau, không giống như lai thuận và nghịch về một cặp tính trạng quy định bởi một cặp gen trên cặp NST thường đều cho kết quả như nhau.

* Sai, vì bệnh mù màu và bệnh máu khó đông không chỉ biểu hiện ở nam giới mà còn biểu hiện ở nữ giới nhưng hiếm hơn. 

Câu 2 trang 63 SGK Sinh học 12 nâng cao

Trình bày đặc điểm di truyền của các tính trạng do các gen trên NST X và NST Y quy định.

Trả lời:

Gen trên X: ở người, các bệnh mù màu [không phân biệt được màu đỏ với màu lục], máu khó đông do các gen lặn nằm trên NST X gây ra được di truyền tương tự như gen mắt trắng ở ruồi giấm.

Gen trên NST Y: Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử [XY], cho nên tính trạng do gen đó quy định được truyền cho 100% số cá thể dị giao tử [di truyền thẳng].

Ở người, gen quy định tật dính ngón tay số 2 .và 3 [hình 15.3], gen xác định túm lông trên tai nằm ở đoạn không tương đồng trên NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới.

Câu 3 trang 63 SGK Sinh học 12 nâng cao

Di truyền liên kết giới tính được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

Trả lời:

Trong thực tiễn, người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.

Ở gà, người ta dựa vào gen trội A trên NST X quy định lông vằn để phân biệt trống, mái từ khi mới nở. Gà trống con mang cặp XAXA nên mức độ vằn ở đầu rõ hơn gà mái con mang XAY.

Tằm đực cho tơ nhiều hơn tằm cái. Người ta dựa vào gen A trên NST X tạo trứng sẫm màu để phân biệt con đực và con cái ngay từ giai đoạn trứng. Bằng phương pháp lai người ta chủ động tạo ra trứng tằm [đã thụ tinh] mang cặp NST XA Xa cho màu sáng phát triển thành tằm đực.

Câu 4 trang 63 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở người, gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định mù màu [đỏ và lục]. Mẹ [1] và bố [2] đều bình thường, sinh được một trai [3] mù màu và một gái [4] bình thường. Người con gái lớn lên và lấy chồng [5] bị mù màu, sinh được một gái [6] bình thường và một gái [7] mù màu.

Xác định kiểu gen của 7 người trong gia đình đó. 

Trả lời:

KG của 7 người:

[1] XMXm, [2] XMY, [3] XmY, [4] XMXm , [5] XmY , [6];XMXm , [7] XmXm.

Câu 5 trang 63 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai gà trống lông không vằn với gà mái lông vằn được F1 có tỉ lệ 1 trống lông vằn : 1 mái lông không vằn.

a]   Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.

b]  Khi cho gà F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào?

Cho biết màu lông do 1 gen chi phối.

Gen A - lông vằn, a - lông không vằn.

Trả lời:

a]  P:      XaXa       x         XAY

b] F2: 1 trống lông vằn : 1 trống lông không vằn : 1 mái lông vằn : 1 mái lông không vằn. 

Câu 6 trang 64 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự di truyền tính trạng chỉ do gen trên NST Y quy định như thế nào?

A. Chỉ di truyền ở giới đồng giao.

B. Chỉ di truyền ở giới đực.

C. Chỉ di truyền ở giới cái.

D. Chỉ di truyền ở giới dị giao. 

Trả lời:

Đáp án D.

Giaibaitap.me

Page 4

Câu 1 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Bng cách nào để phát hiện được di truyền tế bào chất? Vì sao sự di truyền này thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ?

Trả lời:

Để phát hiện được di truyền tế bào chất cần tiến hành lai thuận nghịch. Sự di truyền này thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ vì con lai nhận tế bào chất của mẹ. 

Câu 2 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Nêu sự khác nhau giữa ADN ti thể và lục lạp với ADN trong nhân. Nêu chức năng của các bộ gen ti thể và lục lạp.

Trả lời:

*     Sự khác nhau ADN ti thể và lục lạp với ADN trong nhân.

ADN ti thể và lục lạp

ADN trong nhân

- Lượng ADN ít.

- ADN trần.

-  Chuỗi xoắn kép, mạch vòng.

- Lượng ADN nhiều.

- ADN tổ hợp với histôn.

- Chuỗi xoắn kép, mạch thẳng.

Sự di truyền ti thể                      

Bộ gen của ti thể được kí hiệu mtADN [mitochondrial DNA], có hai chức năng chủ yếu:

-       Mã hoá nhiều thành phần của ti thể: hai loại rARN, tất cả tARN trong ti thể và nhiều loại prôtêin có trong thành phần của màng bên trong ti thể.

-      Mã hóa cho một số protein tham gia chuỗi chuyền êlectron.

Người ta đã làm nhiều thực nghiệm chứng rninh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen ti thể. Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhân.

Sự di truyền lục lạp

Bộ gen của lục lạp được kí hiệu cpADN [chloroplast ADN]: cpADN chứa các gen mã hoá rARN và nhiều tARN lục lạp. Nó cũng mã hoá một số prôtêin của ribôxôm, của màng lục lạp cần thiết cho việc chuyền êlectron trong quá trình quang hợp.

Sự di truyền lục lạp là sự di truyền tế bào chất hay di truyền theo dòng mẹ được xác định ở các đối tượng khác nhau. Ví dụ: khi cho cây ngô lá xanh bình thường thụ phấn với cây ngô lá xanh có đốm trắng thì thế hệ con đều lá xanh bình thường ; còn khi cho cây ngô lá xanh đốm trắng thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất hiện một số cây lá xanh, một số đốm và một số hoàn toàn bạch tạng.

Câu 3 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Nêu những điểm khác nhau giữa di truyền ngoài NST và di truyền NST.

Trả lời:

Hoạt động sống của tế bào không thể tách rời với tế bào chất. Tế bào chất có những tác động nhất định đối với tính di truyền. Các gen nằm trong tế bào chất quy định một số tính trạng gọi là di truyền ngoài NST hay ngoài nhân.

Khác với sự di truyền qua nhân, di truyền ngoài NST có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. Trong di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.

- Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.

- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

Như vậy, trong tế bào có 2 hệ thống di truyền: di truyền NST và di truyền ngoài NST. Điều đó cho thấy tế bào là một đơn vị di truyền, trong đó nhân có vai trò chính nhưng tế bào chất cũng có vai trò nhất định.

Câu 4 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Có thể giải thích lá lốm đốm các màu ở một số loài thực vật như thế nào? Việc nghiên cứu di truyền tế bào chất có giá trị thực tiễn gì?

Trả lời:

Gen ở ti thể và lạp thể cũng có khả năng đột biến. Chẳng hạn ADN của lục lạp có đột biến làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục, tạo ra các lạp thể màu trắng. Lạp thể trắng lại sinh ra lạp thể trắng. Do vậy, trong cùng một tế bào lá có thể có cả 2 loại lạp thể màu lục và màu trắng. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể này qua các lần nguyên phân sinh ra hiện tượng lá có các đốm trắng, có khi cả một mảng lớn tế bào lá không có diệp lục, như ở lá vạn niên thanh.

Câu 5 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Xác định kết quả ở F2 [theo ví dụ ở mục I] khi cho:

a] Cây xanh lục ở F1 giao phấn với nhau.

b] Cây lục nhạt ở F1 giao phấn với nhau.  

Trả lời:

a] F2 có 100% cây xanh lục.

b] F2 có 100% cây lục nhạt. 

Câu 6 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Kết quả lai thuận và nghịch ở  F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở 2 giới tính thì rút ra nhận xét gì?       

A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính.

B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.

C. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.

D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất. 

Trả lời:

Đáp án D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất. 

Giaibaitap.me

Page 5

Câu 1 trang 72 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?

Trả lời:

Cây hoa anh thảo [Primula sinensis] có giống hoa đỏ với kiểu gen AA và giống hoa trắng có kiểu gen aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng trồng ở 20o C hay 35°C đều chỉ ra hoa màu trắng.

Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

 Câu 2 trang 72 SGK Sinh học 1 nâng cao

Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Trả lời:

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường. 

Câu 3 trang 72 SGK Sinh học 12 nâng cao

Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?

Trả lời:

Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Thường biến

Đột biến

-    Biến đổi kiểu hình không liên quan với biến đổi kiểu gen.

-   Mang tính đồng loạt, theo hướng xác định thích ứng với môi trường.

-  Thường có lợi.

-   Không di truyền được.

-   Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình.

-   Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng.

-  Thường có hại

-  Di truyền được.

Câu 4 trang 72 SGK Sinh học 12 nâng cao

Vận dụng khái niệm “mức phản ứng” để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.

Trả lời:

Kiểu gen quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định. Năng suất [bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành năng suất] là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.

Câu 5 trang 72 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Tỉ lệ phân tính 1 :1 ở F1 và F2 giống nhau ở lai thuận và lai nghịch diễn ra ở những phương thức di truyền nào?

A. Di truyền liên kết giới tính.

B. Di truyền tế bào chất.

C. Di truyền tính trạng do gen trên NST thường quy định.

D. Ảnh hưởng của giới tính. 

Trả lời:

Đáp án D. Ảnh hưởng của giới tính. 

Giaibaitap.me

Page 6

Câu 1 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau đây:

a] P : Chó lông ngắn x chó lông dài

b] P : Chó lông ngắn x chó lông ngắn 

Quy ước: Gen A - lông ngắn, a - lông dài

Trả lời:

a] Chó lông ngắn có thể có 2 kiểu gen: A A hoặc Aa ; Chó lông dài chỉ có 1 kiểu gen aa.         

Nếu P :             AA      X      aa                     

      F1 :                     Aa [ 100% lông ngắn]

Nếu P :             Aa      X       aa

      F1 :                    Aa ; aa [1 lông ngắn : 1 lông dài]

b]  Nếu P :        AA      X      AA

           F1 :               A A [100% lông ngắn]

Nếu P :       Aa         X         Aa

      F1 : 1 A A : 2 Aa : 1aa [3 lông ngắn : 1 lông dài] 

Câu 2 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Sau đây là kết quả của các phép lai:

a]  P : Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm   F1 : 74,9% đỏ thẫm ; 25,1% xanh lục.

b]  P : Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm  F1 : 100% đỏ thẫm

c]  p : Thân đỏ thẫm x thân xanh lục  F1 : 50,2% đỏ thẫm ; 49,8% xanh lục.

Kiểu gen của P trong các công thức lai trên như thế nào?

Trả lời:

Kiểu gen của P trong các công thức lai trên như sau:

a] Aa x Aa;

b] AA x AA hoặc AA x Aa;

c]  Aa x aa 

Câu 3 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Màu lông gà do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào? Cho biết lông trắng do gen lặn quy định.

Trả lời:

Bài toán này, màu lông xanh da trời là tính trạng trung gian, ở đây xảy ra hiện tượng trội không hoàn toàn.

Quy ước: AA - lông đen ; Aa - lông màu xanh da trời; aa – lông trắng

 P : AA × aa

 F1 : Aa [xanh da trời] × Aa [xanh da trời]

 F2: 1AA : 2 Aa : 1aa [ 1 trắng : 2 xanh da trời : 1 đen] 

Câu 4 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

a]  Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? 

b] Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra đều mắt đen?

Trả lời:

a] Bố và mẹ có kiểu gen như sau: Aa x Aa hay Aa x aa con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.    

b] Bố và mẹ có kiểu gen như sau: AA x AA hay AA x Aa con sinh ra đều mắt đen.

Câu 5 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi ngựa thuần chủng lông xám và lông hung đỏ đều được F1 có lông xám. Cho ngựa F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 12 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung. Giải thích kết quả của phép lai. 

Trả lời:

Tương tác gen không alen theo kiểu át chế trội 

Câu 6 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ : 93 mào hạt đào, 31 mào hoa hồng, 26 mào hình hạt đậu, 9 mào hình lá.

a] Hình dạng mào bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?

b]  Phải chọn cặp lai như thế nào để thể hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào : 1 mào hình hoa hồng : 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá?

Trả lời:

a] Hình dạng mào bị chi phối bởi tương tác gen không alen theo kiểu bổ trợ

b] Để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào: 1 mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá phải chọn cặp lai: AaBb x aabb hay Aabb x aaBb

Giaibaitap.me

Page 7

Câu 7 trang 73 SGK Sinh học 12 nâng cao

Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.

a] Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b] Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Trả lời: 

a]   XAXA [đực]    x    XaY [cái]

b]   XAXa             :           XaY

          1 vảy đỏ : 1 vảy trắng

Câu 8 trang 74 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a - chân cao, BB - lông đen, Bb - lông đốm [trắng đen], bb - lông trắng. Cho biết các gen quy định chiều cao chân và màu lông phân li độc lập.

a]  Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân cao, lông đen được F1. Cho gà F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

b] Xác định kết quả phép lai giữa gà F1 và gà chân cao, lông trắng.

Trả lời:

a] Tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là : [3 thấp : 1 cao] [1 den : 2 đốm : 1 trắng]

b] Kết quả phép lai giữa gà F1 và gà chân cao, lông trắng là 1 thấp, đốm : 1 thấp, trắng : 1 cao, đốm : 1 cao, trắng.

Câu 9 trang 74 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a - quả vàng ; B - quả tròn, b - quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 1604 cây, trong đó có 901 cây quả đỏ, tròn.

a]   Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?

b]  Cho cây F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai.

Trả lời:

a]  Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền độc lập hoặc hoán vị gen với tần số 50%

b]  Kết quả của F1 lai phân tích là 1 đỏ, tròn : 1 đỏ, bầu dục : 1 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục

Câu 10 trang 74 SGK Sinh học 12 nâng cao

Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài , gen v - cánh cụt; gen B quy định thân xám, gen b - thân đen.

Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.

Phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Trả lời:

Để thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt, phải chọn cặp lai có kiểu gen:

\[{{Bv} \over {bv}}\] [thân xám, cánh cụt] x  \[{{bV} \over {bv}}\] [thân đen, cánh dài]  

Câu 11 trang 74 SGK Sinh học 12 nâng cao

Trên NST số II ở ruồi giấm, các gen quy định mắt hồng và cánh vênh cách nhau 18 cM. Các tính trạng trội tương ứng là mắt đỏ và cánh bình thường.

Khi lai ruồi mắt đỏ, cánh bình thường thuần chủng và ruồi mắt hồng, cánh vênh được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

Trả lời:

Viết phép lai ta sẽ có kết quả về kiểu hình ở F2 như sau:

0,705 đỏ,   bình thường; 0,205 hồng, vênh; 0,09 hồng, bình thường; 0,09 đỏ, vênh.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề