Fed tăng lãi suất 2022 ảnh hưởng như thế nào

Ảnh minh họa. [Ảnh: Vietnam+]

Sáng 22/9 [theo giờ Hà Nội], Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã công bố thêm một đợt tăng lãi suất mạnh nhằm hạ nhiệt lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.

Cụ thể, lãi suất cho vay cơ bản của Fed được điều chỉnh tăng thêm 0,75 điểm %, dao động trong biên độ từ 3,0%-3,25%.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 liên tiếp của Mỹ trong năm nay đồng thời cũng là lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất với mức 0,75 điểm %, biện pháp đã không được dùng đến trong nhiều thập kỷ.

Trước động thái này từ Fed, nhiều ý kiến từ chuyên gia và doanh nghiệp trong nước cho rằng mức ảnh hưởng là có nhưng không lớn.

Kiên định mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo các chuyên gia, việc đồng USD tăng giá khoảng 2,9% so với đồng tiền Việt Nam sẽ có lợi cho xuất khẩu. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đối với Mỹ, chủ yếu là hàng da giày, dệt may, linh kiện điện tử, thuỷ sản, đây là những mặt hàng tiêu dùng nên lợi thế là có, trong khi tác động tiêu cực không nhiều.

Công ty cổ phần Tiross Việt Nam nhập khẩu 3,5 triệu USD đồ gia dụng mỗi năm. Theo đại diện doanh nghiệp, dù giá USD ở thị trường quốc tế tăng khá mạnh, nhưng tỷ giá USD/VND ở Việt Nam tương đối ổn định nên không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp.

[Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản]

Ông Nguyễn Đăng Hoan, Chủ tịch Công ty cổ phần Tiross Việt Nam cho biết: "VND ổn định đã giúp doanh nghiệp kinh doanh được chắc chắn hơn vì khi tỷ giá biến động sẽ khiến doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để nhập hàng về, dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm tăng cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp."

Trong khi đó, Tổng công ty Tiên Sơn-Thanh Hóa hiện là đơn vị đang có đối tác chiến lược may gia công tại Việt Nam của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Nike, Converse, Hurley, Jordan... mỗi năm xuất khẩu hàng chục triệu sản phẩm sang châu Mỹ, châu Âu.

Ông Trịnh Xuân Lâm-Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Tiên Sơn cho biết: “Rất may, sản phẩm của chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang châu Mỹ nên thanh toán bằng USD là chính, việc đồng USD lên giá sẽ có lợi cho công ty.”

Theo đại diện Hiệp hội Da giày-Túi sách Việt Nam [Lefaso], ngành da giày có sự tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay, cả ở thị trường châu Âu, Mỹ... nhưng lạm phát và việc Fed liên tục tăng lãi suất thời gian qua có thể ảnh hưởng đến sức mua tại 2 thị trường chủ lực này trong thời điểm cuối năm. Chỉ tiêu về xuất khẩu sẽ không như kỳ vọng song ngành da giày vẫn sẽ có được sự tăng trưởng tốt trong năm nay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn, chuyên viên phân tích của Công ty Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị, viêc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có nhiều nhóm ngành hàng hóa của Viêt Nam bị ảnh hưởng, đặc biệt là những nhóm ngành có nguyên vật liệu phải nhập khẩu.

Ông Tuấn phân tích, thị trường hàng hóa thường có độ nhạy lớn với lãi suất vì liên quan đến chi phí vốn, chi phí hàng tồn kho và chi phí quản trị rủi ro. Một số nhóm ngành hàng Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn như thức ăn chăn nuôi, năng lượng nên khi tỷ giá biến động có thể ảnh hưởng đến giá vốn nhập vào. Từ đó có thể tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong những nhóm ngành trên.

Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định, nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND vẫn tương đối ổn định, bám sát mục tiêu không mất giá quá 3% trong năm nay.

Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước rất chặt chẽ. Cần tiếp tục duy trì chính sách như hiện nay để lạm phát giữ được ở mức thấp. Bên cạnh đó cần phải kiên định giữ được tỷ giá, nhưng kiên định không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt để nó phù hợp với thị trường.

Sản xuất dệt may tại Công ty Tiên Sơn. [Ảnh: Vietnam+]

Đồng quan điểm, ông Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng nhận định: "Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định thực hiện chính sách như vừa qua đã làm. Thủ tướng và Chính phủ cũng đã chỉ đạo là linh hoạt và chủ động. Ngoài ra phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đảm bảo vừa kiểm soát tốt câu chuyện về tỷ giá, cũng như kiểm soát tốt câu chuyện về lạm phát.”

Mặt bằng lãi suất trong nước sẽ ra sao?

Dù theo đánh giá của các chuyên gia quyết định của Fed sẽ ít ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước đã có sự chuẩn bị từ trước cho viễn cảnh Fed tăng lãi suất. Ví dụ như thời gian gần đây mức lãi suất trong nước đã "rục rịch" tăng lên. Lãi suất qua đêm luôn ở mức 4%-5%, tạo sự chênh lệch lớn với lãi suất USD ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định áp lực tăng lãi suất là rất lớn.

Tiến sỹ Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam nhận định việc Fed tăng lãi suất 0,75 điểm % và cuối năm nay sẽ đạt mức 4%-4,25%, nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn để trần lãi suất huy động 6 tháng ở mức 4% là không ổn. Ông đưa ra khuyến nghị nên tăng lãi suất.

Ông Phước phân tích thông thường khi lãi suất tăng lên, thì cầu giảm, đó là điều mong muốn để hạ bớt cầu về tín dụng ở các quốc gia đang có lạm phát cao. Bên cạnh đó, tăng lãi suất sẽ làm dịu bớt thị trường lao động nóng. Ngoài ra, tăng lãi suất làm cho đồng nội tệ tăng lên, tỷ giá sẽ giảm xuống.

"Ngày trước khi lạm phát thấp, chính sách tiền tệ của Việt Nam là phải hạ lãi suất nhưng không hạ được. Bây giờ lạm phát tăng cao thì không thể hạ lãi suất được. Nếu tăng lãi suất, sau khi trừ lạm phát kỳ vọng sẽ tạo ra lãi suất thực dương cao," ông Phước nhận định.

Theo tiến sỹ Vũ Đình Ánh, áp lực tăng lãi suất của Việt Nam hiện nay rất lớn khi chịu tác động của cả việc Fed tăng lãi suất và đặc biệt là nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tăng rất cao.

"Hiện nay Việt Nam vẫn chủ trương giữ ổn định cả lãi suất lẫn tỷ giá hối đoái. Thế nên áp lực đó buộc Việt Nam bước vào một giai đoạn khó khăn, là lựa chọn là giữ ổn định lãi suất hay giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ lập tức tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề lạm phát của Việt Nam," ông Ánh phân tích.

Cũng theo ông Ánh, thời điểm hiện tại việc mất cân đối giữa huy động-cho vay đã lên tới 7%, điều này cũng sẽ gây sức ép không nhỏ lên đà tăng lãi suất.

Dự báo về lãi suất những tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng lãi suất vẫn đang có xu hướng tăng. Cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều sẽ tăng nhẹ. Lãi suất cho vay về cơ bản sẽ tăng chậm hơn lãi suất huy động và có thể mức tăng không đáng kể vì chỉ đạo chung của Quốc hội, của Chính phủ là phải ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Chủ tịch FED Jerome Powell tổ chức họp báo ở Washington D.C [Mỹ] sau khi FED tiếp tục tăng mạnh lãi suất ngày 21-9 - Ảnh: REUTERS

Ngày 21-9, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, FED quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm [75 điểm cơ bản] lần thứ 3 liên tiếp, và là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay. Qua đó, biên độ lãi suất cơ bản được nâng lên trong khoảng từ 3 - 3,25%, cao nhất tính từ tháng 1-2008.

Biện pháp đau đớn

Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố ông và các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến nhằm kiểm soát lạm phát. "Chúng ta phải chiến thắng lạm phát. Tôi ước có một cách nào đó không đau đớn để làm điều này. Nhưng đã không có", ông Powell phát biểu trước báo giới, trong bối cảnh FED kỳ vọng tỉ lệ lạm phát sẽ giảm xuống quanh mức 2% vào năm 2025.

FED đã tăng lãi suất cơ bản 5 lần trong năm nay, từ mức gần 0 lên mức hơn 3% như hiện nay. Các nhà hoạch định chính sách của FED cho rằng lãi suất sẽ tăng lên mức khoảng 4,4% vào cuối năm nay và 4,6% vào cuối năm sau. 

Với việc tăng lãi suất, FED sẽ khiến chi phí vay thế chấp, mua ô tô hoặc vay kinh doanh trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể sẽ vay và chi tiêu ít hơn, từ đó giảm lạm phát. Nhưng điều này cũng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế.

"Nếu chúng ta không giảm lạm phát, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Vì vậy, đó là công việc số 1 cần làm", thành viên ban điều hành FED, Thống đốc Christopher Waller, giải thích. 

Hiện nay giá cả hàng hóa tăng đang gây sức ép lên các gia đình cùng doanh nghiệp Mỹ, đồng thời gây áp lực cho Tổng thống Mỹ Joe Biden khi nước Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ vào đầu tháng 11. 

Các quan chức FED cho biết họ đang tìm cách "hạ cánh mềm", tức là sẽ xoay xở giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đủ để kiềm chế lạm phát, nhưng không quá nhiều đến nỗi gây suy thoái.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế lo ngại việc FED tăng lãi suất mạnh theo thời gian sẽ dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và suy thoái kinh tế toàn diện vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Họ cũng cho rằng GDP của Mỹ sẽ phải tăng trưởng âm trong ít nhất một khoảng thời gian ngắn vào nửa đầu năm 2023 trước khi lạm phát bắt đầu giảm. 

Trong phát biểu tháng trước, Chủ tịch FED Jerome Powell thừa nhận việc tăng lãi suất của FED sẽ "gây ra một số nỗi đau" cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Ảnh hưởng toàn cầu

Động thái của Ngân hàng trung ương Mỹ ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới, tờ Financial Times nhận định ngày 22-9. Việc FED tăng lãi suất sẽ khiến đồng đô la Mỹ [USD] tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có đồng Việt Nam, tạo sức ép lớn lên tỉ giá USD/VND.

FED tăng lãi suất sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát ở những nơi khác khi làm tăng giá cả của những hàng hóa được định giá bằng USD. Ngoài ra, những nước đang gánh nhiều khoản nợ bằng USD sẽ khó khăn hơn do nợ tăng và có thể họ cũng phải tính đến chuyện tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ.

Báo Financial Times cảnh báo một "cuộc chiến tiền tệ đảo ngược" đang diễn ra khi các nước cố gắng làm cho đồng tiền của họ mạnh hơn. Chẳng hạn trong tuần này Ngân hàng trung ương Thụy Điển đã công bố tăng lãi suất mạnh nhất trong gần ba thập niên, khi tăng thêm 100 điểm cơ bản lên mức 1,75% để kiềm chế lạm phát. 

Ngày 22-9, Ngân hàng trung ương Anh cũng tăng lãi suất lên mức 2,25%, cao nhất kể từ năm 2008.

Tuần trước, Ngân hàng Thế giới [WB] cảnh báo mặc dù rất cần đè bẹp lạm phát, nhưng việc tăng lãi suất có nguy cơ đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái tàn phá, khiến các nước nghèo nhất thế giới có nguy cơ sụp đổ.

WB mô tả tình hình hiện nay giống với đầu thập niên 1980. Vào thời điểm đó, lãi suất toàn cầu tăng vọt và thương mại thế giới sụt giảm, làm bùng phát cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latin và gây ra làn sóng vỡ nợ tại vùng Hạ Sahara châu Phi.

So sánh lãi suất ở các nước - Nguồn: Trading Economics

Chuẩn bị cho điều tệ nhất

Theo báo Guardian, phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 21-9, đại diện một số ngân hàng hàng đầu của Mỹ cho rằng còn quá sớm để biết việc tăng lãi suất sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ ra sao.

Ông Jamie Dimon, giám đốc điều hành của Ngân hàng JPMorgan Chase, bình luận có khả năng xảy ra suy thoái nhẹ, nhưng cũng có thể xảy ra suy thoái mạnh.

"Do chiến sự Ukraine cũng như tình trạng không chắc chắn về nguồn cung lương thực và năng lượng toàn cầu, có thể tình hình sẽ tồi tệ hơn. Tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, để chúng ta có những hành động đúng đắn nếu điều đó xảy ra", ông nói.

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu tăng lãi suất điều hành

Theo thông tin trên báo Chính Phủ, sau khi FED công bố tăng lãi suất, trong phiên họp Chính phủ ngày 22-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Thủ tướng cũng kêu gọi vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí.

Ông cũng kêu gọi các tổ chức này nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.

Cũng tại cuộc họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trong bối cảnh đồng tiền của nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới.

Thống đốc cho rằng thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát, dù các tổ chức quốc tế đều đánh giá năm 2022, Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

FED liên tục nâng lãi suất, sắp tới vàng tăng hay giảm?

BẢO ANH

Video liên quan

Chủ Đề