Các hướng chủ yếu của địa hình nước ta là gì

Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là dưới 1000m. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về địa hình nước ta các bạn cùng Top lời giải tham khảo bài viết dưới đây nhé. Mời các bạn tham khảo!


Mục lục nội dung

Câu hỏi: Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án D

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Địa hình Việt Nam

Câu hỏi: Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là

A. từ 1000 -1500m.

B. trên 2500m.

C. từ 1500 - 2500m.

D. dưới 1000m

Trả lời

Đáp án đúng: D. dưới 1000m

Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là dưới 1000m


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án D

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

- Thứ nhất: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích

- Thứ hai: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

- Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

=> Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là dưới 1000m

>>> Tham khảo: Ở Việt Nam một số địa danh có địa hình Cacxtơ là


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Địa hình Việt Nam

Câu 1:Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là:

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

B. Cầu nối giữa đất liền và biển.

C. Nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

Câu 2:Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng vẫn phải luôn chú ý:

A. Phòng chống thiên tai

B. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ

C. Giữ gìn vùng trời, vùng biển và các hải đảo.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Câu 3:Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

A. Tạo thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện

B. Hội nhập và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và thế giới.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Đáp án: C

Câu 4:Bờ biển nước ta có dạng, chính là.

A. Bờ biển bồi tụ đồng bằng.

B. Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

C. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C. Tất cả đều đúng.

Câu 5:Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc:

A. Có những cánh cung núi lớn.

B. Phổ biến là địa hình cácxtơ.

C. Vùng đồi [trung du] phát triển rộng,

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: A. Có những cánh cung núi lớn.

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là, cùng với kiến thức tham khảo về địa hình nước ta. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức tham khảo hữu ích cần thiết cho quá trình học tập của mình, chúc các bạn học tập thật tốt!

Mã câu hỏi: 112588

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Địa Lý

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

1. ĐỒI NÚI LÀ BỘ PHẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

- Địa hình Việt Nam đa dạng, trong đó quan trọng nhất là bộ phận đồi núi.

- Địa hình đồi núi:

+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%.

+ Đồi núi chạy từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ dài 1.400 km tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông.

- Địa hình đồng bằng:

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

+ Đồng bằng châu thổ [đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long] và đồng bằng duyên hải miền Trung.

2. ĐỊA HÌNH NƯỚC TA ĐƯỢC TÂN KIẾN TẠO NÂNG LÊN VÀ TẠO THÀNH NHIỀU BẬC KẾ TIẾP NHAU

- Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo lập lên.

+ Cổ kiến tạo: Các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.

+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa...

- Hướng nghiêng của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam: Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở tây bắc và thấp dần ở đông nam, thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

- Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. ĐỊA HÌNH NƯỚC TA MANG TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VÀ CHỊU TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ CỦA CON NGƯỜI

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.

+ Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực.

+ Địa hình cácxtơ nhiệt đới độc đáo.

+ Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ.

- Địa hình nước ta còn chịu tác động mạnh mẽ của con người: địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Page 2

SureLRN

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

Nước ta có địa hình được phân hóa khá đa dạng, vậy Địa hình nước ta có hai hướng chính là?

Câu hỏi: 

Địa hình nước ta có hai hướng chính là?

A. Hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.

B. Hướng bắc – nam và hướng vòng cung.

C. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

D. Hướng đông – tây và hương vòng cung.

Đáp án đúng C.

Địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung, địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp [dưới 1.000 m] chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao [trên 2.000 m] chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

– Địa hình đối núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.

– Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

– Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng tây bắc- đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ [Trường Sơn Nam].

– Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

+ Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

+ Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

+ Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: Đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên [có những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền], đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Video liên quan

Chủ Đề