Em của hoàng hậu gọi là gì

I, Trong hoàng thất

- Cha vua [người cha chưa từng làm vua] : Quốc lão
- Cha vua [người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con] : Thái thượng hoàng
- Mẹ vua [chồng chưa từng làm vua] : Quốc mẫu
- Mẹ vua [chồng đã từng làm vua] : Thái hậu
- Anh trai vua : Hoàng huynh
- Chị gái vua : Hoàng tỉ
- Vua : Hoàng thượng
- Vua của đế quốc [thống trị các nước chư hầu] : Hoàng đế
- Em trai vua : Hoàng đệ
- Em gái vua : Hoàng muội
- Bác vua : Hoàng bá
- Chú vua : Hoàng thúc
- Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương
- Cậu vua : Quốc cữu
- Cha vợ vua : Quốc trượng
- Con trai vua : Hoàng tử
- Con trai vua [người được chỉ định sẽ lên ngôi] : Đông cung thái tử/Thái tử
- Vợ hoàng tử : Hoàng túc
- Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi
- Con gái vua : Công chúa
- Con rể vua : Phò mã
- Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử
- Con gái vua chư hầu : Quận chúa
- Chồng quận chúa : Quận mã

II. Xưng hô: [không viết hoa]
- Vua tự xưng :
+ quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.
+ trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.
+ cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống.
- Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh
- Vua gọi cận thần [được sủng ái] : ái khanh
- Vua gọi vợ [được sủng ái] : ái phi
- Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu
- Vua, hoàng hậu gọi con [khi còn nhỏ] : hoàng nhi
- Các con tự xưng với vua cha: nhi thần
- Các con gọi vua cha: phụ hoàng
- Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu
- Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng
- Các thê thiếp [bao gồm cả vợ] khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp
- Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia
- Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần
- Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn [hơn phẩm hàm] : hạ quan
- Các quan tự xưng với dân thường: bản quan
- Dân thường gọi quan: đại nhân
- Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân
- Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha
- Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử
- Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư
- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia
- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân
- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia
- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là [khi nói chuyện với bề trên]: tiểu nhân
- Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng
- Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài
- Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì
- Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…

III/Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
# Tôi [cho phái nam]= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu [nếu là người già]/Bần tăng [nếu là nhà sư]/Bần đạo [nếu là đạo sĩ]/Lão nạp [nếu là nhà sư già]
# Tôi [cho phái nữ] = Tại hạ/Tiểu nữ//Lão nương [nếu là người già]/Bổn cô nương/Bổn phu nhân [người đã có chồng]/Bần ni [nếu là ni cô]/Bần đạo [nếu là nữ đạo sĩ]
# Anh/Bạn [ý chỉ người khác] = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư [nếu nói chuyện với nhà sư]/Chân nhân [nếu nói chuyện với đạo sĩ]
# Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh [nếu gọi người cùng học một sư phụ]
# Anh [gọi thân mật]= Hiền huynh
# Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ [nếu gọi người cùng học một sư phụ]
# Em trai [gọi thân mật] = Hiền đệ
# Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ [nếu gọi người cùng học một sư phụ]
# Chị [gọi thân mật] = Hiền tỷ
# Em gái = Muội/Sư muội [nếu gọi người cùng học một sư phụ]
# Em gái [gọi thân mật] = Hiền muội
# Chú = Thúc thúc/Sư thúc [nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ]
# Bác = Bá bá/Sư bá [Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ]
# Cô/dì = A di [Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….]
# Dượng [chồng của chị/em gái cha/mẹ] = Cô trượng
# Thím/mợ [vợ của chú/cậu] = Thẩm thẩm [Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…]
# Ông nội/ngoại = Gia gia
# Ông nội = Nội tổ
# Bà nội = Nội tổ mẫu
# Ông ngoại = Ngoại tổ
# Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
# Cha = Phụ thân
# Mẹ = Mẫu thân
# Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
# Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
# Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
# Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
# Cha nuôi = Nghĩa phụ
# Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
# Anh họ = Biểu ca
# Chị họ = Biểu tỷ
# Em trai họ = Biểu đệ
# Em gái họ = Biểu muội
# Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
# Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
# Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
# Chị dâu = Tẩu tẩu
# Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
# Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ [cách nói lịch sự]

Chủ Đề