Thay giá thể nhựa xử lý nước thải bao lâu

Với mục tiêu chung của cả nước là phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, việc thắt chặt quản lý của cơ quan chức năng nên nhu cầu về xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, phòng khám, bệnh viện, nhà hàng, cơ sở ăn uống,…. cũng tăng lên. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều công ty môi trường xử lý nước thải được thành lập. Công ty xử lý nước xin được bàn về tiêu chuẩn Việt Nam quy định về nước thải xử lý nước thải bệnh viện.

Nước thải phát sinh tại bệnh viện muốn được xả thải ra nguồn tiếp nhận thì phải được xử lý, nước thải bệnh viện là nước thải khá ô nhiễm, và có một số chỉ tiêu đặc trưng nên được pháp luật Việt Nam ban hành giới hạn tiếp nhận riêng – QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Nội dung bài viết

  • Nguồn phát sinh nước thải Bệnh Viện, y tế
  • Thành phần nước thải bệnh viện
  • Tcvn về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
  • Tại sao phải biết rõ về quy mô của Cơ sở?
  • Tại sao phải nắm rõ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế [QCVN 28:2010/BTNMT]?
  • Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO là công nghệ mới hay cũ, có tiên tiến hay không ?
  • Lý do nên xử lý nước thải bệnh viện
  • Thời gian xử lý nước thải bệnh viện mất bao lâu

Nguồn phát sinh nước thải Bệnh Viện, y tế

Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện, y tế chủ yếu từ những nguồn sau:

+ Nước thải ý tế: Phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các hoạt động phẫu thuật, tiểu phẫu, phòng xét nghiệm, từ các hoạt động vệ sinh dụng cụ y tế.

+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình vệ sinh, tắm giặt của cán bộ công nhân viên tại bệnh viện, của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Chung quy lại toàn bộ nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế đều được quy ước thành nước thải y tế và phải được thu gom toàn bộ lại để xử lý theo công nghệ xử lý nước thải y tế.

Trong nước thải y tế có chứa các thành phần chính như: các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các loại vi khuẩn, các chất tẩy rửa từ quá trình vệ sinh dụng cụ, thậm chí trong nước thải y tế còn chứa cả chất phóng xạ từ các quá trình chụp X-quang.

Từ khóa : coliform trong nước thải, sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải, tổng coliform là gì,vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải,vi sinh xử lý nước thải,

Tcvn về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế được Tổng cục Môi Trường, Vụ Khoa Học và Công Nghệ và Vụ Pháp Chế trình duyệt  và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày  16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường. QCVN 28:2010/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số, chỉ tiêu gây ô nhiễm nguồn nước thải y tế của các cơ sở khám chữa bệnh.

TCVN về về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Công văn 1882/UBND-VX của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 4 năm 2012 về yêu cầu phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, nước thải tại các phòng khám tư nhân, trung tâm thẩm mỹ viện trên địa bàn các quận, các huyện đóng trên Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định, nước thải bệnh viện phải được xử lý và khử trùng trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải bệnh viện là nước thải đặc trưng nên ngoài các chỉ tiêu như: pH, BOD5 [Nhu cầu oxy sinh hóa], COD [Nhu cầu oxy hóa học], Tổng chất rắn lơ lửng [TSS], Nitrat, phosphate, tổng coliforms, amoni thì còn các chỉ tiêu khác như: sunfua [H2S], dầu mỡ động thực vật, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β, salmonella, shigella, vibrio cholera. Nồng đồ và giá trị của các thông số được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Để hiểu chi tiết, thực hiện đúng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế thì Quý Khách hàng cần bận tâm tới quy mô của Cơ sở.

Tại sao phải biết rõ về quy mô của Cơ sở?

Xin thưa:

Khi quy mô của bệnh viện có trên hoặc bằng 300 giường bệnh thì giá trị hệ số K = 1,0

Khi quy mô của bệnh viện có dưới 300 giường bệnh thì giá trị hệ số K = 1,2

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh khác thì giá trị hệ số K = 1,2

Do giá trị tối đa cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế ra nguồn tiếp nhận được tính theo công thức sau:

Cmax=CxK

Trong đó:

  • C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.
  • K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2
  • Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.

Tại sao phải nắm rõ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế [QCVN 28:2010/BTNMT]?

Xin thưa:

Cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm thẩm mỹ, bệnh viện muốn hoạt động đúng pháp luật cần phải có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tuân thủ đúng theo QCVN 28:2010/BTNMT, do nếu không có hệ thống Cơ sở sẽ không được cấp hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường cấp Sở Tài Nguyên Môi Trường [hay còn gọi là đề án đơn giản cấp sở], sẽ không cấp chứng chỉ hoạt động của Bộ Y Tế, do các Bộ liên kết với nhau cùng thực hiện.

Không chỉ vậy, nếu Cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải khám chữa bệnh nhưng các thông số xả thải ra khu vực tiếp nhận vượt so với QCVN 28:2010/BTNMT thì Cơ sở sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO là công nghệ mới hay cũ, có tiên tiến hay không ?

Xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ AAO truyền thống mới nhưng cũ tại bệnh Viện Chợ Rẫy ! hay dân gian thường có câu “cũ người mới ta” để nói lên thực trạng các công nghệ xử lý nước thải tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều bài báo viết về công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện, cho rằng đây là công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam điển hình là các bài báo trên trang Bộ xây dựng, Cục quản lý tài nguyên nước và các công ty môi trường thường hay “ăn theo” công nghệ này và quản cáo rằng nó là công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm chi phí vận hành,…. Nhưng chỉ là lời văn viết và thực tế thế nào ? trong bài viết này Việt Envi sẽ viết thêm về công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện để cho người đọc thấy một khía cạch khác của công nghệ này !

Các dịch vụ liên quan xử lý nước thải

  • Xử lý nước thải y tế
  • Xử lý nước thải sinh hoạt
  • Xử lý nước cấp

AAO trong xử lý nước thải, thực tế đây là công nghệ có từ những năm 70-80 của thế kỷ trước và là công nghệ lâu đời nhất hiện nay. Công nghệ này đã được áp dụng vào xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải khác,… tại Việt Nam vào những năm 90. Và công nghệ AAO cũng được các công ty môi trường tại Việt Nam áp dụng khá nhiều. Ví dụ như các công trình xử lý nước thải AAO áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt từ những năm 90 như :  Tòa nhà Sunwa, khách sạn Newword, bệnh viện mắt thành Phố Hồ Chí Minh, …

Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO

Để hiểu rõ hơn về công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện là cũ hay mới thì cần hiểu AAO là gì, AAO viết tắt A-Anaerobic [yếm khí, kỵ khí], A – Anoxic [ thiếu khí, ít khí], O – Oxy [ hiếu khí, nhiều oxy] là ba giai đoạn chính của một công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh vi sinh, hình mô tả sau sẽ giới thiệu sơ về công xử lý nước thải bệnh viện bằng AAO

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện

Như sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng AAO thấy rằng cụm xử lý chính gồm ba giai đoạn

Giai đoạn 1: A-Anaerobic [yếm khí, kỵ khí]:  nước thải bệnh viện sau khi qua các công trình phụ trợ như thu gom, song chắn rác, bể điều hòa lưu lượng sẽ được bơm vào bể A-Anaerobic, trong bể này có chứa sẵn lượng vi sinh kỵ khí [nghĩa là vi sinh trong môi trường không có oxy, vi sinh này có màu đen sẫm] nước thải được hòa trộn với loại vi sinh kỵ khí để bắt đầu quá trình xử lý. Vi sinh kỵ khí là loại vi sinh có khả năng xử lý mạnh chúng sinh sống và xử lý chất ô nhiễm trng môi trường không có oxy, hiểu một cách nôn na là “chất thải của mình là thức ăn của chúng” chúng sử dụng chất ô nhiễm [đại diện là BOD, COD, …] làm thức ăn sinh sôi nảy nở và phát triển thành sinh khối trong thời gian chu kỳ lưu trong bể này khoảng 36h.  Sau khi qua bể A-Anaerobic thì chất ô nhiễm như BOD, COD giảm khoảng 70%.

Giai đoạn 2: A-Anoxic là bể hay giai đoạn sau của bể A-Anaerobic, trong bể này cũng chứa sẵn vi sinh thiếu khí hay vi sinh sống trong môi trường ít khí, loại vi sinh này có màu đen nhẹ [ lai giũa màu đen và nâu], sự sinh sống và hoạt động của vi sinh này cũng tương tự như loại vi sinh kỵ khí, chúng cũng sử dụng chất ô nhiễm làm thức ăn, nhưng chất ô nhiễm ở đây là Amoni, Nito, Phospho và một phần BOD, COD. Sau thời gian lưu nước trong Anoxic từ 6-8h hàm lượng các chất ô nhiễm giảm xuống còn 30%. Hỗn hợp nước thải và vi sinh ít khí này tiếp tục chảy qua giai đoạn 3 để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại

Giai đoạn 3: O-Oxy đây là giai đoạn xử lý cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, trong bể này, oxy được cung cấp nhiều vào bể bằng máy thổi khí và đĩa phân phối khí Jaeger đặt dưới đáy bể. Vi sinh hiếu khí này có màu nâu [màu café sữa] và sử dụng oxy để chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành sinh khối, sinh khối càng nhiều thì chất ô nhiễm trong nước thải càng bị xử lý nhiều nước càng sạch. Sau thời gian lưu nước tại bể này là 9-12h, hỗn hợp nước và vi sinh tiếp tục chảy sang bể lắng để tiếp tục các chu trình khác.

Đây là 03 chu trình cơ bản trong xử lý nước thải bệnh viện mà bất kỳ loại nước thải nào áp dụng cơ chế vi sinh để xử lý nước thải đều phải có. Tùy vào loại nước thải mà có thể có hoặc không có bể A-anaerobic hoặc A-anoxic nhưng bể O-oxy [hay còn gọi là bể Aerotank] là bắt buộc phải có.

Do đó chúng tôi, khẳng định một lần nữa là công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện là công nghệ cơ bản và cũ “rít” của ngành xử lý nước thải chứ không như các bài báo đã đưa tin sai cho người đọc. Những ai là chuyên ngành xử lý nước thải sẽ biết rằng công nghệ AAO là công nghệ cũ và cơ bản.

Nói về bệnh viện chợ rẫy xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO với công suất 4.000 m3/ngày với giá trị đầu tư 90 tỷ đồng do tập đoàn có tiền thân thuộc Bộ quốc phòng thi công, đây là một con số khủng khiếp đối với ngành xử lý nước thải. Với giá trên thị trường hiện nay giá mặt bằng xây dựng hệ thống khoảng 10.000.000 – 15.000.000 đ/m3. Với đơn giá 90 tỷ xây hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 4.000 m3 thì giá trung bình khoảng 22.500.000 đ/m3 nước thải. Các công trình này đều có mức giá chênh lệch cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, và qua đó cho thấy số tiền đầu tư có đúng với chất lượng và công nghệ không ? liệu hệ thống 4.000 m3 đó có tuổi thọ được bao lâu ! ai sẽ là người đứng ra quản lý giám sát hệ thống này ! tuy nhiên câu trả lời vẫn còn là một ẩn số !

Tiếp sau Việt Envi sẽ giới thiệu các biến thể của công nghệ AAO, các công nghệ này áp dụng khá hiệu quả vào lĩnh vực xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải dệt may,… Các công nghệ này cơ bản khắc phục được các nhược điểm của AAO cũ rít

STT A-anaerobic A-anoxic O-Oxy Lắng II Tên công nghệ
1 Có bể A-anaerobic Có bể A-Anoxic Có bể O-Oxy Có bể Lắng AAO
2 Có hoặc không bể A-anaerobic Có bể A-Anoxic Có bể O-Oxy nhưng trong bể này lắp thêm giá thể giá thể cố định hoặc lơ lững Có bể Lắng Công nghệ vi sinh dính bám hay MBBR
3 Có hoặc không bể A-anaerobic Có bể A-Anoxic Có bể O-Oxy lắp thêm màng lọc sinh học MBR Không có bể lắng Công nghệ màng MBR
4 không  có bể A-anaerobic Không có bể A-Anoxic Có bể O-Oxy, nhưng bể này được xây to gấp 2 lần và có 02 bể, lắp thêm Decantor thu nước bề mặt Không có bể lắng Công nghệ SBR, hay FBR

Bảng 1:Các biến thể công nghệ xử lý nước thải AAO

  • Theo công nghệ 2 thì khắc phục nhược điểm của AAO là tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả xử lý áp dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau, trong đó nước thải bệnh viện chỉ là lĩnh vực nhỏ
  • Công nghệ số 3 khắc phục nhược điểm về diện tích, và chi phí vận hành của AAO, áp dụng cho mọi loại nước thải bệnh viện cả sinh hoạt
  • Công nghệ số 4 khắc phục nhược điểm hiệu quả xử lý của AAO, áp dụng cho mọi loại nước thải bệnh viện cả sinh hoạt

Nhu vậy trên là 03 biến thể của AAO, các biến thể này cũng không phải là công nghệ mới nhưng mới hơn AAO và khắc phục hầu hết các nhược điểm của AAO, nói như vậy AAO không tốt nhưng tùy trường hợp và loại nước thải mà áp dụng bởi vì nó là công nghệ truyền thống và cơ bản nên được áp dụng nhiều trong đời sống hiện nay.

Tóm lại, có thể nói AAO là công nghệ truyền thống và cơ bản chứ không phải là công nghệ mới hay tiên tiến như các bài viết trước đó đã đưa tin, và việc áp dụng công nghệ này vào lĩnh vực xử lý nước thải bệnh việncũng đã có từ lâu tại Việt Nam !

Một số biến thể của công nghệ trên đã được Việt Envi  áp dụng thành công cho các công ty tập đoàn lớn tại Việt Nam như:

  • Công ty TNHH Bò sữa Việt Nam Vinamilk: Áp dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR vào lĩnh vực xử lý nước thải trạm trung chuyển sữa tại Lâm Đồng
  • Công ty TP Nhựa Bình Minh: Áp dụng công nghệ Màng lọc sinh học MBR tại tổng công ty , lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt tại 240 Hậu Giang, P9, Quận 6, Tp,HCM.
  • Tập đoàn dệt may Hàn Quốc, LS Vina, Lee Vina, SS Vina, áp dụng công nghệ Vi sinh dính bám MBBR vào lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải dệt may, với tổng quy mô công nhân hơn 5.000 người
  • Công ty TNHH Phẩu thuật thẩm mỹ Halen Vũ: Áp dụng Công nghệ Màng lọc sinh học MBR vào lĩnh vực xử lý nước thải y tế
  • Doanh Nghiệp tư nhân Thuận Phùng Hưng: Áp dụng công nghệ MBR trong lĩnh vực xử lý nước thải nhà hàng khách sạn
  • Chuỗi nhà hàng Dình Ký: Áp dụng công nghệ vi sinh dính bám MBBR vào lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải nhà hàng

Lý do nên xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải y tế là loại nước thải có tính chất ô nhiễm rất cao, nước thải chưa xử lý vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, nếu nước thải này không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây hậu quả ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Mặt khác bên Bộ y tế có quy định tất cả các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện muốn xin được giấy phép hoạt động bắt buộc cần phải xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn 28:2010/BTNMT trước khi thải ra ngoài.

Thời gian xử lý nước thải bệnh viện mất bao lâu

Để thi công hệ thống xử lý nước thải y tế cần thời gian từ 30-45 ngày tùy theo công suất, điều kiện thi công của chủ đầu tư.

Thông thường thời thi công hệ thống xử lý nước thải y tế được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Xây dựng cụm bể xử lý, hoặc gia công bồn, bể xử lý

+ Giai đoạn 2: Lắp đặt thiết bị và đường ống công nghệ hệ thống xử lý nước thải.

+ Giai đoạn 3: Vận hành, nghiệm thu, hướng dẫn sử dụng và bàn giao hệ thống xử lý.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng chúng tôi cũng có thể đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu của khách hàng.

Khi sử dụng dịch vụ xử lý nước thải của Việt Envi, khách hàng sẽ được hỗ trợ như sau:

  • Thiết kế công nghệ phù hợp với loại nước thải của quý công ty !
  • Envi chú trọng vào chi phí vận hành của hệ thống sau khi đi vào vận hành, chính vì vậy các hệ thống được chúng tôi lắp đặt thường có khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ 30% so với các hệ thống khác.
  • Được bảo hành, bảo trì miễn phí 02 năm
  • Các công nghệ chúng tôi áp dụng đã được kiểm chứng bởi các tập đoàn lớn và hàng đầu tại VN.

Tham khảo thêm thông tin tại

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0917 932 786 Nguyễn Hương

Web: www.congtyxulynuoc.com

Chủ Đề