Du lịch sông cổ cò review năm 2024

Là con sông sở hữu vị thế chiến lược kết nối huyết mạch giữa Đà Nẵng và phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, sông Cổ Cò được đánh giá sẽ là điểm nhấn mới để đô thị Đà Nẵng và Hội An bứt phá phát triển toàn diện.

Dòng sông Cổ Cò sắp hồi sinh

Quảng Nam và TP. Đà Nẵng sở hữu con sông Cổ Cò trải dài từ sông Hàn Đà Nẵng tới biển Cửa Đại, Hội An. Để khơi dậy tiềm năng sông Cổ Cò, rất nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển đường thủy giữa hai khu vực.

Theo đó, trọng điểm là dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò với mục tiêu hồi sinh dòng sông này, đồng thời quy hoạch phát triển tổng thể của 2 địa phương cũng gắn với dòng sông này.

Du lịch sông cổ cò review năm 2024

Hình hài dòng sông kết nối Đà Nẵng – Hội An dần thành hình.

Hiện nay, sông Cổ Cò địa phận Đà Nẵng đã cơ bản khơi thông xong. Địa phận Quảng Nam cũng đã thông suốt từ Hội An đến Điện Bàn. Đoạn còn lại có chiều dài 19,5 km, với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng đi qua địa phận 4 khối phố của phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũng đang khẩn trương triển khai, dự kiến dòng sông sẽ thông suốt trong năm 2023.

Điểm nhấn mới của đô thị Đà Nẵng và Hội An.

Bên cạnh việc khơi thông dòng chảy, sông Cổ Cò cũng được thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam quy hoạch là trục phát triển mới, gắn với đô thị đẳng cấp và du lịch nghỉ dưỡng.

Trên tuyến sông này, tỉnh Quảng Nam đã khánh thành cầu Ông Điền bắc qua sông Cổ Cò nối thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn vào ngày 29/4/2022 vừa qua. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt xây dựng thêm cầu Nghĩa Tự và cầu Thôn 3 bắc qua sông Cổ Cò. Trong đó cầu thôn 3 phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sẽ là trục giao thông quan trọng để kết nối các khu đô thị tại đây với 2 trục đường chính nối thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An..

Du lịch sông cổ cò review năm 2024

Sông Cổ Cò đoạn qua địa phận TP.Đà Nẵng

Ngoài các cây cầu đang triển khai, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch xây dựng thêm 2 cây cầu khác được tuyển chọn từ cuộc thi thiết kế là cầu Bãi Rồng 1 và Bãi Rồng 2 bắc qua sông Cổ Cò. Các cây cầu này xây dựng nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo điểm nhấn kiến trúc cho chuỗi đô thị dọc 2 bên sông và thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương.

Như vậy, không chỉ là nơi hình thành và phát triển trong quá khứ, sông Cổ Cò được Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam định hướng là trục phát triển quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Du lịch sông cổ cò review năm 2024

Khu đô thị nằm trên đường vành đai Bắc Nam rộng 33,0m

Đáng chú ý, dự án đường vành đai Bắc Nam song song tuyến sông Cổ Cò sẽ sớm hoàn thiện trong giai đoạn 2021 – 2024, tạo trục giao thông xuyên tuyến kết nối giữa vùng Đông, vùng Tây khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương.

Dọc dòng sông này tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch các khu đô thị cao cấp và các khu du lịch nghỉ dưỡng. Còn Thành phố Đà Nẵng dọc sông đã hình thành nhiều khu đô thị cao cấp, sân golf, các điểm du lịch đường sông như Ngũ Hành Sơn, K20... Do đó mà khi sông Cổ Cò thông suốt vào năm 2023, mục tiêu biến dòng sông này trở thành một trong những con sông hướng Nam Bắc đẹp nhất Việt Nam của Đà Nẵng và Quảng Nam hoàn toàn khả thi.

Cho đến thời điểm này, dự án khơi thông sông Cổ Cò, nối Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) bằng đường thủy đã quá hạn nhưng chưa hoàn thành. Nhiều đoạn hiện vẫn là những bãi bồi nuôi bò, hoặc làm nơi canh tác hoa màu của người dân hai bên bờ.

Du lịch sông cổ cò review năm 2024
Tàu thuyền du lịch đi trên sông Cổ Cò, đoạn làng Đế Võng (Hội An). Ảnh T.H

Dự án khơi thông sông Cổ Cò được phía Quảng Nam chính thức khởi công tháng 7.2020, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Đà Nẵng đã làm trước đó.

Hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam kỳ vọng sự hồi sinh con sông góp phần tạo nên sản phẩm du lịch mới kết nối từ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đến TP Hội An (tỉnh Quảng Nam); đồng thời, tạo ra quỹ đất, không gian mới cho liên kết hạ tầng, đô thị, công nghiệp và dịch vụ hai địa phương ven biển… Theo đó, hàng loạt dự án bất động sản ven tuyến sông với thiết kế cầu cảng du thuyền, cano cao tốc... được triển khai rầm rộ nhưng sau một thời gian thì dự án bất động cùng với tiến độ gần như giẫm chân tại chỗ.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam (chủ đầu tư) cho biết, các bên liên quan từng thể hiện quyết tâm hoàn thành dự án thông qua việc ký cam kết về tiến độ bồi thường, bàn giao mặt bằng thi công vào tháng 10.2021, nhưng đến nay đều bế tắc.

Khởi thủy của sông Cổ Cò bắt nguồn từ cửa sông Trường Giang (Núi Thành, Quảng Nam) đổ về cửa Đại, cầu Phước Trạch (P. Cửa Đại, Hội An). Từ đây, một nhánh sông bẻ ngoặt, uốn lượn về Đà Nẵng trên một đường cong, chẳng khác nào cổ con cò (nên dân gian gọi là sông Cổ Cò?).

Trong quá khứ, sông Cổ Cò có tên Lộ Cảnh Giang; trước thế kỷ 19 là tuyến đường thủy quan trọng nối tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An, lúc nào cũng tấp nập trên bến, dưới thuyền.

Đầu thế kỷ 20, sông bị bồi lấp mạnh và nhiều đoạn biến thành nhà cửa, vườn tược của người dân hai địa phương. Từ năm 2003, lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã nghĩ đến việc khơi thông lại dòng sông, biến Cổ Cò thành tuyến đường thủy phục vụ công nghiệp du lịch.

Du lịch sông cổ cò review năm 2024
Mô hình một dự án sân golf dự kiến xây dựng dọc sông Cổ Cò (sau khi được khơi thông) nối Đà Nẵng vào Hội An. Ảnh Golf View Đà Nẵng

Trong suốt thời gian đó, hai địa phương tổ chức nạo vét từng đoạn, từ phía hai đầu đi vào. Gần 20 năm qua, trong tổng chiều dài 28km, đoạn sông Cổ Cò trên địa phận Đà Nẵng cơ bản đã được nạo vét, khơi được dòng chảy giữa các khu đô thị mới, phần còn lại là việc mở rộng, xây dựng cảnh quan và các cây cầu qua sông.

Dòng Cổ Cò trên đất Quảng Nam với chiều dài 21km, phía thượng lưu đập ngược lên sông Hà Sấu, qua chợ Cầu cũ, nhiều đoạn sông vẫn ngập đầy lục bình, nước đọng thành vũng tù cùng với hàng chục héc ta đồng ruộng hoang hóa, những đầm lầy ô nhiễm.

Thời điểm cơ bản thông dòng mà hai địa phương từng hạn định là vào tháng 9.2020, nay đã quá hơn 2 năm. Trên chiều dài gần chục cây số của dự án sông Cổ Cò qua thị xã Điện Bàn, công cuộc nạo vét vẫn còn dang dở.

Theo quy hoạch, hai bên bờ sông Cổ Cò sẽ có các bến thuyền du lịch, kết hợp các công viên sinh thái, hình thành chuỗi đô thị du lịch dịch vụ ven sông Hội An - Điện Bàn - Đà Nẵng. Hiện trên toàn tuyến sông Cổ Cò có hàng chục dự án đô thị sinh thái đã và đang triển khai.

Hiện tại, UBND tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo để thông luồng dòng sông. Trong một cuộc họp, đại diện chính quyền Quảng Nam cho biết, tinh thần là ngày 30.10.2023 bàn giao mặt bằng toàn tuyến của Dự án để tiếp tục nạo vét, khơi dòng. Thế nhưng bao giờ thông tuyến đường thủy du lịch này bằng những chuyến tàu du lịch thì… hãy đợi đấy!