Đốt tồn tính là gì

Trâu vốn là một loài vật quen thuộc của người nông dân Việt Nam, gắn liền với nên văn hóa lúa nước. Thường mọi người nuôi trâu lấy sức kéo, đến khi già thì mổ thịt, ít ai biết rằng từ trâu cho nhiều vị thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe.

Thịt trâu

Thịt trâu vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, ích huyết. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao: tỷ lệ chất đạm gấp đôi so với thịt lợn, lượng chất béo và chất đường vừa phải, nhiều muối vô cơ [canxi, phốtpho, sắt…] và các loại vitamin [B1, B2, B6, B12, PP…]. Tác dụng bổ dưỡng cơ thể, bổ máu, chữa các chứng huyết hư nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, mồ hôi tay chân nhiều.

Da trâu

Da trâu có vị mặn ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận tràng. Da trâu ngâm nước đến khi mềm, cắt nhỏ [40g], trộn với [nửa chén] nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh, để nguội, phết lên giấy, dán vào chỗ đau chữa phong thấp, chân tay đau nhức. Da trâu phơi khô, đốt thành than, tán bột, rắc vết thương làm thuốc cầm máu. Còn để chữa đau dạ dày, dùng bột than da trâu [10g] trộn với máu lươn [10g] uống trong ngày với nước mía.

Cao da trâu [chế bằng cách lấy da trâu cắt nhỏ, ngâm nước vôi trong một ngày đêm rồi nấu nhừ, chắt lấy nước, cô đặc thành cao] nấu với ít giấm cho tan, rồi đắp dán trị đau vú. Lấy cao da trâu phối hợp với vỏ hàu [nung đỏ], lộc nhung và tổ bọ ngựa trên cây dâu [sao với rượu], liều lượng mỗi thứ bằng nhau, tán bột mịn, trộn với hồ nếp thành từng viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên [chia làm hai lần] sẽ chữa đái són.

Xương trâu

Lấy xương trâu nấu cùng xương nhiều loại động vật khác, chế thành cao tổng hợp để bồi dưỡng cơ thể. Còn nếu dùng xương hàm trâu nung đỏ, nhúng làm nhiều lần vào nước lạnh, rồi lấy nước này ngậm sẽ chữa chân răng sưng đau.

Tủy trâu

Dùng tủy trâu [20g] trộn đều với sinh địa [250g] và bạch cương tâm [250g], sắc đặc, cô thành cao. Mỗi sáng xúc 1 thìa hoà vào rượu ấm, uống có tác dụng bổ thận, ích tủy, rất tốt với những người gối mỏi, xương gãy, lưng đau, thận hư.

Sữa trâu

Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, dễ hấp thu, tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, làm khoẻ cơ, thông trí, mịn da, sáng mắt. Dùng sữa trâu trộn với dịch ép lá màn màn hoa vàng rỏ vào tai sẽ đặc trị đau tai.

Bầu dục trâu

Bầu dục trâu có tác dụng ích thận, trợ dương. Lấy bầu dục trâu [1 quả], bỏ màng, rửa sạch, cắt nhỏ; dương khởi thạch [120g] dùng vải bọc lại và gạo tẻ [60g]. Dùng 6 cốc nước sắc dương khởi thạch cho đến khi còn một nửa mới bỏ bầu dục và gạo vào ninh chín nhừ, ăn sẽ chữa thận hư, liệt dương, di tinh, hoạt tinh.

Tinh hoàn trâu: Lấy tinh hoàn trâu nấu với lá thìa là và muối, ăn vào sẽ trị chứng sưng đau tinh hoàn.

Mật trâu

Mật trâu có tác dụng chữa đau mắt đỏ. Lấy mật trâu trộn đều với mật cá trắm, mật ong và sữa người, rồi dùng lông gà sạch thấm vào, bôi lên mi mắt [bôi ở ngoài mí mắt].

Sừng trâu

Sừng trâu có vị mặn, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu sưng, giảm đau, giải độc, cầm máu. Chót sừng trâu [đốt tồn tính] và mai mực [tán nhỏ], liều lượng bằng nhau, trộn đều với ít xạ hương, uống mỗi lần 4g cùng rượu vào lúc đói, ngày 3 lần, chữa băng huyết.

Lấy 50g nõ sừng trâu [lõi trong sừng trâu] phối hợp với ba kích [250g], hà thủ ô chế [50g], quả câu kỷ [50g], rễ cỏ chỉ [25g], đem tất cả thái nhỏ, sao khô, tán bột mịn, trộn với mật ong lượng vừa đủ, làm thành từng viên bằng hạt nhãn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên và dùng liền 1 tháng sẽ đặc trị liệt dương, đau ngang lưng, đi tiểu nhiều. Nõ sừng trâu còn được dùng chữa đại tiện ra máu, hành kinh ra máu cục với liều dùng 12 – 20g mài nước uống hoặc sắc uống.

Răng trâu

Lấy răng trâu đốt đỏ hồng, nhúng giấm, đốt nhúng 3 lần rồi tán bột mịn, trộn với dầu vừng bôi chữa chân tay lở loét, trẻ em bị chốc đầu có mủ. Nếu lấy bột này hoà vào nước, cho trẻ em bị động kinh uống giữa hai lần lên cơn, nhiều dần sẽ khỏi. Còn nếu dùng bột này chà vào răng người già bị lung lay, ngậm cho đến khi nước bọt đầy miệng thì nhổ ra, súc miệng, nhiều lần răng sẽ bớt lung lay, thậm chí chắc trở lại.

Công dụng: Thuốc lợi sữa, thông sữa [Rễ]. Chữa viêm đường tiết niệu, phù thũng, bí đại tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu [Cành, lá]

1. Mô tả:

Cây thảo, sống hai năm, cao 1m hay hơn. Thân hình trụ, mọc thẳng, phân nhiều cành, màu lục, phủ lông hình sao. Lá mọc so le, hình tim hoặc gần tròn, đường kính 4 – 5cm, gốc hình tim sâu, đầu tròn hoặc hơi nhọn, chia 5 thùy nông không đều hình chân vịt, thùy giữa lớn hơn, mép khía răng đều, gần gốc 5 tuổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá dài 2 – 8cm, lá kèm hình tam giác nhọn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, gồm 4 – 5 hoa không cuống hoặc có cuống ngắn, màu trắng có vân đỏ tím, đường kính 1cm, đài hình chuông, 5 răng nhỏ và ngắn, tiểu đài có 5 lá bắc ngắn hơn đài: tràng 5 cánh bằng đầu, nhị nhiều có chỉ ngắn đính trên một cột.

Quả nang chứa nhiều hạt dẹt.

2. Phân bố, sinh thái:

Chi Malva L., chỉ có một loài là cây đông quỳ ở Việt Nam. Cây được nhập trồng để làm cảnh, song có tác giả cho rằng, cây có mọc hoang dại ở Lai Châu [Võ Văn Chi, 1997]. Đông quỳ là loại cây ưa sáng và đặc biệt ưa ẩm, gieo trồng từ hạt sau 3 tháng bắt đầu có hoa, nụ hoa mọc ra từ các kẽ lá, hoa nở từ dưới lên. Đặc biệt, khi cây bắt đầu có hoa, phần ngọn và cành vẫn tiếp tục phát triển, từ các kẽ lá cũng tiếp tục mọc ra nụ và hoa.

Cây trồng dễ dàng bằng hạt.

 3. Bộ phận dùng:

Rễ và cành lá thu hái quanh năm, phơi khô.

Hạt thu hái vào mùa xuân, phơi trong râm.

4. Thành phần hóa học:

Đông quỳ chứa acid malvalic [TDTH III, 186]

Gần đây, một số tác giả đã phân lập được các polysaccharid có tác dụng sinh học:

  • Polysaccharid MVS I cấu tạo bởi arabinose, galactose, và glucose với tỷ lệ phân tử 3: 6: 7 [Chem Pharm Bull – 1991, 39, 2630].
  • Polysaccharid MVS II A [ trong hạt] cấu tạo bởi arabinose, glactose, mannose với tỷ lệ phân tử 14: 28: 1.
  • MVS-II G:  gồm glucose, glactose, và mannose với tỷ lệ phân tử 10: 1: 1 [Chem Pharm Bull 1988. 36,2778].
  • MVS III A gồm arabinose, xylose, galactose… và acid galacturonic [16: 1: 8: 3] [trong hạt] [Phytochemistry 1989. 28, 2609]
  • Các polysaccharid acid MVS IV A chứa 3, 3% protein [Planta medica 1990, 56, 73] MVS VI [trong hạt] gồm arabinose, xylose, galactose, glucose, rhamnose và acod galacturonic [30: 15:20: 3: 2: 10 ].
  • Các polysaccharid MVS-I, MVS II A,  MVS III A, MVS IV A. MVS VI có tác dụng kháng bổ thế mạnh [anti complementary activity]. Polysaccharid MVS I và polysaccharid giàu MVS V – CH từ peptidoglycan MVS, V cùng thể hiện hoạt tính giảm đường huyết [Planta medica1990, 56, 168].
  • Hạt đồng quỳ còn chứa: các glycan có tác dụng sinh học.

5. Tác dụng dược lý:

Tác dụng kháng bổ thể và hạ glucose huyết: Các glycan từ hạt cây đông quỳ đã được thử tác dụng sinh học với kết quả là 6 glycan có tác dụng kháng bổ thể và 2 glycan chính có tác dụng hạ glucose huyết.

Tác dụng thực bào: Hoạt chất trong hạt cây đông quỳ có tác dụng kích thích hoạt tính thực bào, chính là một acid polysaccharid

6. Tính vị, công năng:

Hạt đông quỳ có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh đại tràng, tiểu tràng và bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, lợi sữa, nhuận tràng. Cành lá có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Rễ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung, ích khí.

7. Công dụng:

Hạt đông quỳ có tính chất nhầy và làm dịu, được dùng chữa bí đại tiểu tiện, phù khi có thai. Ít sữa, sỏi tiết niệu, Ngày 3 – 9g dưới dạng bột hoặc sắc uống.

Thân và lá chữa viêm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho. Ngày 3 – 9g sắc uống. Cành lá tươi, giã nát, đắp tại chỗ chữa sưng vú. Lá phơi âm can, đốt tồn tính, tán bột, sát chữa ghẻ và ngứa. Lá và ngọn non được dùng làm rau ăn để lợi tiêu hóa, thường dùng cho phụ nữ sắp đẻ.

Rễ được dùng chữa ít sữa, sỏi thận. Ngày 30-60g, sắc uống. Rễ phơi âm can, sao tôn tính, lấy tro, tán bột mịn, rắc chữa vết thương, chỗ lở loét, hôi thối.

Bài thuốc có đông quỳ:

Chữa phù khi có thai, thân thể nặng nề, bí tiểu tiện, hoa mắt khi đang ngồi đứng dậy.

Hạt đông quỳ 500g, phục linh 90 g. tất cả nghiền thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g đến khi đi đái được[Quỳ tử phục linh tán]. Hoặc hạt đông quỳ 6g, đại hoàng 3g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Sao tồn tính là gì?

Sao cháy [thán sao, sao tồn tính] dược liệu một trong những phương pháp sao dược liệu trực tiếp không có phụ liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tăng tác dụng cầm máu, tạo tác dụng mới của thuốc, giảm tác dụng phụ.

Bào chế thuốc để làm gì?

Người ta bào chế thành dạng viên nén, nang cứng hoặc hỗn dịch để hạn chế vị đắng, làm cho người bệnh dễ tiếp nhận thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.

Đóng được nghĩa là gì?

Đông dược được hiểu những loại thuốc dùng trong Đông Y. Khác với những thuốc Tây để chế tạo từ nhiều hợp chất khác nhau thì Đông Y lại được điều chế hoàn toàn từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Thuốc Đông y thuốc từ dược liệu được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền các nước phương Đông.

Hạt nhân dùng để làm gì?

Hạt nhãn. Vị chát, tính bình có tác dụng cầm máu, giảm đau, điều hòa khí huyết chủ trị chấn thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa. Cầm máu vết thương: Hạt nhãn cạo bỏ vỏ đen, lấy phần trắng bên trong, thái mỏng, sấy khô, tán bột mịn, rắc vào vết thương.

Chủ Đề