Dòng văn học viết Đông Nam A tiếp thu văn học ấn Độ và Trung Hoa về những gì

- Một số bằng chứng, chứng minh: chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:
+ Về chữ viết: 


  • Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.

  • Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Về văn học:


  • Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ [tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na] để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam [Lào]; Ra-ma-kien [Thái Lan]; Riêm Kê [Cam-pu-chia]….

  • Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương [thể loại; chất liệu văn học…] của Trung Quốc.

I. Kiến thức cơ bản
1. Tín ngưỡng và tôn giáo
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên.
+ Thờ các thần như thần Núi, thần Sông, thần Lửa, thần Đất.
+ Tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, cầu mong các giống loài sinh sôi, nảy nở... cũng phát triển ở Đông Nam Á.
- Tôn giáo:
+ Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bát đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á.
+ Hin-đu giáo và Phật giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
+ Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á, trước tiên là các nước hải đảo.
+ Từ khi thực dân phương Tây có mặt ở Đông Nam Á, đạo Ki-tô cũng xuất hiện ở Đông Nam Á.
2. Văn tự và văn học
- Văn tự:
+ Chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm, khoảng những thế kỉ đầu công nguyên.
+ Các dân tộc Đông Nam Á còn sáng tạo chữ viết riêng của mình.
- Văn học:
+ Sự hình thành và phát triền của dòng văn học dân gian. Đây là nét riêng, đặc biệt của văn hoá Đông Nam Á.
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh hơn và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Đòng thời văn học viết được hình thành trên cơ sở dòng văn học dân gian và văn học nước ngoài.
+ Cùng vời quá trình hình thành quốc gia dân tộc, văn học viết dần dần “trở về” với văn học dân gian, “văn bản” văn hoá dân gian.
3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ [Kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo] và kiến trúc hồi giáo.
- Vào thế kỉ X, kiến trúc nổi tiếng của Đông Nam Á là di tích Mĩ Sơn của người Chăm và tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở In-đô-nê-xi-a.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng Đông Nam Á Là khu đền Ăng-co ở Cam-pu-chia đó là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
- Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á được the hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn và phù điêu, tất cả đều hoà quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á mà của cả loài người.

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Triều Tiên
D. Nhật Bản.
Đáp án: A

Câu 2: Từ thế kỉ nào dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở các nước Đông Nam Á?


A Thế kỉ XI.
B. Thế kỉ XIII.
C. Thế kỉ XV.
D. Thế kỉ XVI.
Đáp án: B

Câu 3: Từ khoảng thế kỉ XII-XIII tôn giáo nào theo chân các thương nhân Ả Rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á ?


A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Ba-la-môn giáo.
D. Hồi giáo.
Đáp án: D

Câu 4: Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, đạo nào đã xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vục này?


A. Hồi giáo.
B. Đạo giáo.
C. Ki tô giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên.
Đáp án: C

Câu 5: Chữ Phạn của Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á khoảng thời gian nào?


A. Khoảng thế kỉ đầu Công nguyên.
B. Khoảng thế kỉ II.
C. Khoảng thế kỉ III.
D. Khoảng thế kỉ VI.
Đáp án: A

Câu 6: Truyện thần thoại “Đẻ đất, đẻ nước” của nước nào ở Đông Nam Á ?


A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
C. Việt Nam.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C

Câu 7: Dòng văn học viết của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học nào?


A. Văn học dân gian.
B. Văn học nước ngoài
C. Sự tích lịch sử.
D. Văn học dân gian và văn học nước ngoài.
Đáp án: D

Câu 8: Dòng văn học viết Đông Nam Á tiếp thu những gì của văn học Ấn Độ và Trung Hoa?


A. Mẫu tự.
B. Đề tài và thể loại.
C. Những bản văn đa dạng.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D

Câu 9: Vì sao trong giai đoạn đầu văn học viết của các nước Đông Nam A gọi là văn học cung đình?


A. Dòng văn học này chỉ phục vụ cho vua.
B. Dòng văn học này phát triển chủ yếu trong giới quý tộc, quan lại.
C. Dòng văn học này bảo vệ cho triều đình của vua.
D Tất cả các lí do trên.
Đáp án: B

Câu 10: Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế nào?


A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
C. Câu A và B đúng.
D. Câu A và B sai.
Đáp án: C

- Một số bằng chứng, chứng minh: chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:

+ Về chữ viết: 

Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.

Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Về văn học:

Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ [tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na] để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam [Lào]; Ra-ma-kien [Thái Lan]; Riêm Kê [Cam-pu-chia]….

Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương [thể loại; chất liệu văn học…] của Trung Quốc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] ngày nay thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 02/12/2021 1,026

Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên?

Xem đáp án » 02/12/2021 688

Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án » 02/12/2021 551

Trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thế nào đó đã tác động như thế nào đến văn hoá Đông Nam Á?

Xem đáp án » 02/12/2021 522

Đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?

Xem đáp án » 02/12/2021 287

Tìm thêm thông tin và chia sẻ với bạn về một thành tựu văn hoá Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

Xem đáp án » 02/12/2021 78

Video liên quan

Chủ Đề