Đối xử với người nhiễm HIV như thế nào

Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay sẽ làm giảm đi hiệu quả của công tác phòng chống, bởi nó cản trở người dân tiếp cận thông tin và dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị, đôi khi kỳ thị và phân biệt đối xử có thể tạo ra hành vi trả thù đời gây ảnh hửơng xấu đến công tác phòng chống HIV/AIDS và an ninh trật tự xã hội. Vậy:

Kỳ thị là gì ?

- Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng người đó vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS.

- Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS.

- Kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra [tự kỳ thị] vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình.

Thế nào là phân biệt đối xử ?

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là bất cứ một hành vi hay hành động xa lánh, thiếu tôn trọng, phân biệt, trừng phạt, phỉ báng và hạn chế quyền của người nhiễm HIV/AIDS. Như vậy kỳ thị nói về thái độ, còn phân biệt đối xử nói về hành vi hoặc hành động cụ thể đối với  người nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị là tiền đề của phân biệt đối xử, muốn chống phân biệt đối xử phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.

Những biểu hiện thường gặp của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS:

Có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

* Tại nhà và cộng đồng:

- Cho ăn, ở riêng hoặc nếu ở chung thì miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm.

- Không cho con cái, người thân tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS.

- Không muốn dùng chung các vật dụng sinh hoạt hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh.

- Không cho hoặc hạn chế tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, vui chơi giải trí và thể thao.

- Khi người nhiễm HIV chết gia đình không cho tổ chức tang lễ bình thường hoặc không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS.

* Tại các cơ sở y tế thường thấy:

Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS hoặc bắt phải chờ đợi lâu, đùn đẩy bệnh nhân gây khó khăn cho bệnh nhân.

* Tại nơi làm việc: thường gặp

- Xa lánh, ngại tiếp xúc.

- Bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.

- Tùy tiện thay đổi công việc hoặc gây sức ép buộc người lao động nghỉ việc vì lý do nhiễm HIV .

* Tại trường học:

- Cho trẻ ngồi bàn riêng, hạn chế tiếp xúc với bạn khác.

- Hạn chế sinh hoạt chung, không nhận trẻ vào học hoặc gây sức ép bắt buộc trẻ nghỉ học.

Vì sao có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ?

- Do đặc điểm của HIV ở giai đoạn cuối làm cho người bệnh sụt cân rất nhiều, lỡ loét ngoài da, mắc bệnh Lao…Trong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh AIDS.

- Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng về HIV/AIDS, cho rằng HIV dễ lây, chỉ có những người tiêm chích ma tuý hoặc hành nghề mại dâm mới bị nhiễm HIV, khi bị nhiễm HIV là mất hết hy vọng. Nhưng sự thật không phải như vậy HIV rất khó lây, không lây qua các tiếp xúc thông thường như ăn chung, bắt tay, ôm hôn… tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh như: thai phụ, cán bộ y tế, công an, do nhiễm từ chồng và tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Hiện nay đã có thuốc giúp cho người nhiễm HIV/AIDS kéo dài tuổi thọ, có thể sống tới suốt đời nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

- Do truyền thông không phù hợp, trước đây việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS là hù doạ bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh người bị bệnh AIDS lỡ loét, ốm còn da bọc xương…tạo ra cảnh hải hùng.

- Do sự bất bình đẳng giới: phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn nam giới khi quan hệ tình dục, đến khi mắc bệnh phụ nữ cũng nhận được sự thông cảm ít hơn nam giới, họ bị lên án nhiều hơn do đó cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử nhiều hơn.

Những tác hại gây ra từ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS:

- Gây khó khăn cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như người nhiễm HIV giấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình, do đó họ khó có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều HIV/AIDS, từ đó không được sự thông cảm, giúp đỡ của cộng đồng dẫn đến bi quan, thậm chí uất ức và trả thù đời.

- Sẽ khó tiếp cận, quản lý và dự báo số người nhiễm HIV/AIDS, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch phòng chống.

- Sẽ hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại…

- Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người phụ nữ nhiễm HIV có thể không tiếp cận được với thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Làm giảm vai trò của cộng đồng và gia đình trong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS như việc người bệnh bỏ nhà đi lang thang tạo gánh nặng cho xã hội

Làm thế nào để hạn chế và tiến tới xoá bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS:

- Tăng cường vận động, tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân để cung cấp đầy đủ những thông tin về HIV/AIDS, xoá bỏ nhận thức sai trái, đưa những hình ảnh thân thiện hơn khi tuyên truyền cho cộng đồng.

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, từ thiện, tôn giáo, tư nhân tham gia phòng chống AIDS, hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS lang thang bị bỏ rơi, phát triển mô hình can thiệp giảm tác hại trong phòng chống lây nhiễm HIV như chương trình 100% bao cao su và trao đổi bơm kim tiêm.

- Đa số người nhiễm HIV/AIDS đang sống cùng với gia đình tại cộng đồng vì vậy vai trò của các thành viên trong gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc và hỗ trợ cho họ là rất quan trọng. Chỉ có gia đình mới có điều kiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Gia đình động viên, chăm sóc sẽ làm cho người bệnh giảm bớt mặc cảm, không giấu diếm tình trang nhiễm HIV của mình, vui vẽ, hy vọng tiếp tục sống có ích cho gia đình và xã hội.

- Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng  chống AIDS tại địa phương sẽ tạo niềm tin, xoá đi sự mặc cảm và ý định trả thù đời của người nhiễm từ đó sẽ góp phần quan trọng để hạn chế lây lan trong cộng đồng./.

Đỗ Hữu Vị - Trung tâm Y tế huyện Gò Công Đông

Mittinh nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 01/12 tại thị trấn Tân Hòa

Mittinh Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại thị trấn Vàm Láng

Tuyên truyền cho phụ nữ mang thai tại xã Tân Phước

© ILO GENEVA – Theo một cuộc khảo sát toàn cầu mới được công bố nhân Ngày Thế giới phòng, chống bệnh AIDS, hơn 40 năm sau kể từ khi bệnh AIDS xuất hiện, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại. Gần 40% người được phỏng vấn cho rằng không nên cho phép những người có HIV làm việc trực tiếp với những người không bị nhiễm. Cứ 10 người được hỏi, thì có tới 6 người cũng ủng hộ việc bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi cho phép đi làm. Nghiên cứu cho thấy là việc thiếu kiến thức về lây truyền HIV là căn nguyên dẫn đến thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử. Cứ trong hai người thì chỉ có một người biết HIV không thể lây truyền khi sử dụng chung một nhà vệ sinh và chỉ có một phần tư số người được hỏi trả lời chính xác về cách thức HIV lây truyền như thế nào. Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm vẫn tồn tại dai dẳng và góp phần dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử.

Báo cáo Khảo sát Toàn cầu về Phân biệt đối xử với HIV trong Thế giới Việc làm là sản phẩm hợp tác mang tính đột phá giữa Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] và công ty nghiên cứu và thăm dò dư luận Gallup International. Báo cáo đã làm sáng tỏ nguyên nhân khiến tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại dai dẳng trong thế giới việc làm. Thông tin xây dựng báo cáo được thu thập từ hơn 55.000 người từ 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Quan điểm của các khu vực về vấn đề này khá khác nhau. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực có mức độ dung nạp thấp nhất về khía cạnh trực tiếp làm việc với người nhiễm HIV [chỉ có 40% người đươc phỏng vấn cho rằng nên cho phép người có HIV làm việc với người không bị nhiễm], tiếp đến là Trung Đông và Bắc Phi [chỉ 42% người đươc phỏng vấn người đươc phỏng vấn cho rằng nên cho phép người có HIV làm việc với người không bị nhiễm].

Thế giới việc làm phải đảm nhận vai trò then chốt trong đó. Kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc khiến mọi người bị xa lánh, đẩy những người nhiễm HIV vào tình cảnh nghèo khó và ảnh hưởng tới mục tiêu đạt được việc làm thỏa đáng."

Bà Chidi King, Trưởng Bộ phận Giới, Bình đẳng, Đa dạng và Hòa nhập của ILO [GEDI]

Những khu vực có thái độ tích cực nhất là Đông Phi và Nam Phi, theo đó gần 90% người được phỏng vấn cho biết nên cho phép làm việc trực tiếp với người nhiễm HIV. Trình độ học vấn cao hơn cũng có mối tương quan với thái độ tích cực về khía cạnh làm việc với người nhiễm HIV. 68% những người có trình độ đại học trên toàn cầu đồng tình rằng nên cho phép làm việc trực tiếp với người có HIV, trong khi chỉ có 39,9% người tốt nghiệp tiểu học đồng ý với điều này. “Thật đáng kinh ngạc khi những lầm tưởng và quan niệm sai lầm về HIV/AIDS vẫn còn rất phổ biến sau 40 năm kể từ khi căn bệnh này xuất hiện. Chính việc thiếu kiến thức cơ bản về phương thức lây truyền của HIV đã dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử,” bà Chidi King, Trưởng Bộ phận Giới, Bình đẳng, Đa dạng và Hòa nhập của ILO [GEDI], cho biết. “Cuộc khảo sát này là lời cảnh tỉnh để củng cố lại các chương trình phòng chống và giáo dục về HIV. Thế giới việc làm phải đảm nhận vai trò then chốt trong đó. Kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc khiến mọi người bị xa lánh, đẩy những người nhiễm HIV vào tình cảnh nghèo khó và ảnh hưởng tới mục tiêu đạt được việc làm thỏa đáng.”

Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm việc triển khai các chương trình về HIV nhằm tăng cường hiểu biết của người lao động về cách thức lây truyền của HIV và xóa bỏ những hiểu biết sai lầm, cải thiện môi trường chính sách pháp luật về HIV để bảo vệ quyền của người lao động, bỏ yêu cầu xét nghiệm HIV bắt buộc theo Khuyến nghị của ILO về HIV và AIDS [Khuyến nghị số 200], mở rộng phạm vi tiếp cận an sinh xã hội, cũng như giải quyết tình trạng bạo lực và quấy rối có thể bắt nguồn từ kỳ thị và phân biệt đối xử bằng cách phê chuẩn và thực thi Công ước của ILO về chấm dứt Bạo lực và Quấy rối năm 2019 [Công ước số 190].


Page 2

© ILO GENEVA [ILO News] – More than 40 years after the AIDS epidemic began, significant HIV-related, stigma and discrimination persist, according to a new global survey, released ahead of World Aids Day. Nearly four out of ten respondents said that people living with HIV should not be allowed to work directly with those who do not have HIV. As many as six in ten people, also supported mandatory HIV testing before people are allowed to work. The study revealed how stigmatizing and discriminatory attitudes are fuelled by a lack of knowledge on HIV transmission. Only one in two people knew HIV cannot be transmitted by sharing a bathroom and only one in four people correctly answered questions about how HIV is transmitted. Myths and misconceptions persist and contribute to stigma and discrimination.

The report, The ILO Global HIV Discrimination in the World of Work Survey, is the product of a ground-breaking collaboration between the International Labour Organization [ILO] and the opinion poll company, Gallup. It sheds light on the causes of the persistence of HIV-related stigma and discrimination in the world of work. Information was collected from more than 55,000 people in 50 countries, worldwide.

Views varied considerably between regions. The lowest tolerance for working directly with people with HIV was found in Asia and the Pacific [only 40 per cent said people living with HIV should be allowed to work with people who do not have HIV] and in the Middle East and North Africa [where only 42 per cent said people living with HIV should be allowed to work with people who do not have HIV].

The world of work has a key role to play. Stigma and discrimination in the workplace marginalize people, push people living with HIV into poverty, and undermine the goal of decent work."

Chidi King, Chief of the ILO’s Gender, Equality, Diversity and Inclusion Branch

The regions with the most positive attitudes were Eastern and Southern Africa, where almost 90 per cent of respondents said that working directly with people with HIV should be allowed. Higher educational levels were also associated with positive attitudes towards working with those living with HIV. Globally 68 per cent of those with tertiary education agreed that working directly with people living with HIV should be allowed, compared to 39.9 per cent of those with only primary education. “It is shocking that, 40 years into the HIV and AIDS epidemic, myths and misconceptions are still so widespread. A lack of basic facts about how HIV is transmitted is fuelling stigma and discrimination,” said Chidi King, Chief of the ILO’s Gender, Equality, Diversity and Inclusion Branch [GEDI]. “This survey is a wake-up call to reinvigorate HIV prevention and education programmes. The world of work has a key role to play. Stigma and discrimination in the workplace marginalize people, push people living with HIV into poverty, and undermine the goal of decent work.”

The report offers a number of recommendations, including implementation of HIV programmes that increase workers’ knowledge of HIV transmission and dispel myths and misconceptions, improving the legal and policy environment around HIV to protect rights of workers, abolishing mandatory HIV testing in line with the ILO Recommendation on HIV and AIDS [No. 200], enhancing access to social protection and addressing violence and harassment that can arise from stigma and discrimination, by ratifying and implementing the ILO Violence and Harassment Convention, 2019 [No. 190].

Video liên quan

Chủ Đề