Đẩy không phải là chính sách ngoại giao được nhà Nguyễn thực hiện

Đề bài

Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 127 để đưa ra đánh giá, nhận xét. 

Lời giải chi tiết

- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Loigiaihay.com

Dưới thời vua Gia Long, hai nước Lào và Campuchia mặc dù vốn là chư hầu của Xiêm La cũng đã xin thần phục và triều cống Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam có một vị thế mới, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng ở bán đảo Đông Dương. Từ đó, Việt Nam và Xiêm La trở thành hai cực quyền lực chi phối tình hình chính trị ở bán đảo Đông Dương.

Khu vực Đông Nam Á thế kỷ XIX cũng có những dấu hiệu bất ổn. Quan hệ giữa Xiêm La - Vạn Tượng, Xiêm La - Chân Lạp, Xiêm La - Miến Điện chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Nếu chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không khéo léo để giữ được thế cân bằng, rất có thể kéo quốc gia vào một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Khi Miến Điện thỉnh cầu triều Nguyễn tuyệt giao với Xiêm La, nhà Nguyễn đã từ chối nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiện với Miến Điện bằng cách hậu thưởng cho Miến Điện, chánh sứ, phó sứ và các bồi thần quân lính đi theo các đoàn sứ bộ. Năm 1827, chiến tranh giữa Xiêm La và Vạn Tượng nổ ra, Vạn Tượng cầu viện Việt Nam. Mặc dù nhiều quan lại trong triều như Lê Văn Duyệt, Hoàng Kim Hoãn khuyên nhà vua giúp Vạn Tượng đánh Xiêm La nhưng vua Minh Mạng đã lựa chọn thái độ trung lập. Vua Minh Mạng đã giúp Vạn Tượng nhưng trong một chừng mực nhất định bằng cách cho quân hộ tống Chậu A Nụ (quốc vương nước Vạn Tượng) về nước, yêu cầu Chậu A Nụ giảng hòa với Xiêm La. Một mặt, Minh Mạng cũng gửi thư cho Xiêm La khuyên họ bỏ hiềm khích cũ với Vạn Tượng. Trong 3 ngoại ngữ được dạy học ở quán Tứ dịch lúc bấy giờ thì có 2 ngoại ngữ của khu vực Đông Nam Á là Xiêm và Lào.

Đối với các nước phiên thuộc, triều đình nhà Nguyễn ra sức vỗ về. Triều đình cho dựng nhà công quán để các sứ thần ở trong thời gian lưu lại nước ta. Như chúng ta đã biết, chưa bao giờ cương vực đất nước được mở rộng như ở thời Minh Mạng. Các nước lân cận phía tây nam như Chân Lạp, Vạn Tượng, Miến Điện... đều nhận là phiên thuộc của Đại Nam, hàng năm thường sai sứ sang cống nạp. Đối với các nước này, chính sách ngoại giao của Minh Mạng tỏ ra hết sức khéo léo. Vua Minh Mạng luôn khoản đãi và ban thưởng hậu hĩnh cho các sứ thần. Với lễ vật cống nạp, Minh Mạng thường chỉ nhận một phần. Dân các nước ở vùng biên giới giáp Đại Nam nếu mất mùa, đói kém sẽ được phát chẩn cứu đói, do đó có trường hợp một số bộ lạc vùng biên xin được làm con dân của triều đình Minh Mạng. Sử triều Nguyễn đã ghi lại 3 lần Quốc vương Miến Điện cử sứ thần đến Việt Nam dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị.

Còn với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippin, triều Nguyễn có đặt quan hệ buôn bán. Trong 5 năm từ 1835 đến 1840, có 21 thuyền được triều đính Huế cử đi buôn bán với các nước Đông Nam Á, chúng ta có thể thấy theo bảng kê như sau:

Năm

Phái viên

Thuyền hiệu

Nơi đến

1835

Trần Hưng Hòa

Nguyễn Lương Huy

Phấn Bằng

Hạ Châu

(Singapore)

1836

Nguyễn Tri Phương

Vũ Văn Giải

Trần Danh Bưu

Hoàng Công Tài

Thụy Long

Linh Phượng

Vân Bằng

Thanhh Loan

Djakarta

Hạ Châu

Penang

1837

Lê Bá Tú

Nguyễn Tri Phương

Vũ Văn Tri

Phấn Bằng

Thụy Long

Linh Phượng

Bornéo

Djakarta

Hạ Châu

1838

Đào Trí Phú

Phạm Phú Quảng

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Văn Tố

Lê Bá Tú - Lê Viết Trị

Lý Văn Phức - Phan Tĩnh

Lê Văn Phú - Trần Đại Bản

Thụy Long

Phấn Bằng

An Dương

Linhh Phượng

Tiên Ly

Djakarta

Djakarta

Hạ Châu

Hạ Châu

Hạ Châu

1839

Đào Trí Phú - Trần Tú Đĩnh

Trần Bưu Chánh

Cao Hữu Tán

Nguyễn Đức Long

Lê Bá Tú

Trần Đại Bản - Nguyễn Du

Lê Văn Thu

Đỗ Mậu Thưởng

Thụy Long

Phấn Bằng

Linh Phượng

Tiên Ly

Tường Hạc

Djakarta

Tambelan

Tiểu Tây Dương

Hạ Châu

Hạ Châu

1840

Nguyễn Tiến Song

Trần Tú Đĩnh

Đào Trí Phú

Phan Hiền Đạt

Lê Văn Thu

Thanh Dương

Thanh Loan

Thụy Long

Hạ Châu

Djakarta

Tambelan

Hạ Châu

Theo nghiên cứu của một học giả nước ngoài, quan hệ ngoại thương của Việt Nam và Singapore nửa đầu thế kỷ XIX khá phát triển. Năm 1823, thương mại của Việt Nam với Singapore đạt 40.000 tấn, năm 1839, con số này là 100.000 tấn, đến năm 1847 đạt 310.000 tấn. Như vậy, trong vòng hơn 20 năm, số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng gấp 7 lần. Sự tăng trưởng này đã tạo cho Việt Nam một vị thế khá thuận lợi về ngoại thương so với các nước láng giềng Đông Nam Á khác. Việc quan hệ buôn bán với các nước Đông Nam Á tăng trưởng mạnh cho thấy một hướng phát triển mới trong chính sách ngoại thương và chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Nếu như trước đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong nhiều thế kỷ thì đến thời điểm này, tuy Trung Quốc vẫn là đối tác ngoại thương hàng đầu nhưng các nước Đông Nam Á cũng trở thành điểm đến quen thuộc của các tàu buôn triều Nguyễn. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là gạo, đường và muối. Việc tiến hành các quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực cho thấy triều đình nhà Nguyễn không hoàn toàn “bế quan tỏa cảng” mà đã có những hoạt động ngoại thương nhất định. Tuy nhiên, sự e dè trước nguy cơ ngoại xâm cùng những níu kéo của thời đại đã khiến các vị vua đầu triều Nguyễn không dám chủ động mở cửa, đẩy mạnh ngoại giao với nước ngoài. Chính vì vậy, kinh tế trong nước ngày càng trì trệ, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu.

Một điểm đáng lưu ý khác là các hoạt động mậu dịch với các trung tâm buôn bán ở Đông Nam Á dưới thời Nguyễn là sự độc quyền của triều đình. Hàng hóa trao đổi với các nước này chủ yếu phục vụ nhu cầu của triều đình. Trong thực tế, sự buôn bán của tư nhân không hoàn toàn bị cấm đoán hẳn nhưng các thuyền buôn của tư nhân không có quyền mang khí giới nên không chống cự nổi với các hải tặc trong vịnh Xiêm La và trên miền duyên hải đông bán đảo Mã Lai. Trong khi đó, các thuyền của triều đình được vũ trang cẩn thận nên có thể đối phó được với nạn cướp biển. Vì cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan này, hoạt động ngoại thương của triều Nguyễn với các nước Đông Nam Á nhìn chung là kém phát triển. Các vị vua đầu triều Nguyễn thấy được ưu thế về vị trí địa lý của một quốc gia có đường bờ biển dài nhưng lại chưa có chính sách khai thác lợi thế này.

Cùng với việc tiến hành buôn bán, nhà Nguyễn cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu văn hóa của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự quan tâm này còn hết sức hạn chế. Ví dụ năm Minh Mạng năm thứ 4 (1824), khi sai Cai cơ Ngô Văn Trung và Tuần hải đô dinh Hoàng Trung Đồng đem hai thuyền hiệu Bình Ba, Định Lãng đi Hạ Châu, vua dụ rằng: “Chuyến đi này không phải để mua hàng hóa, chính là muốn biết núi sông phong tục nhân vật của nước ngoài. Bọn ngươi đến nơi phải xem kỹ la bàn, ghi chép rõ ràng cho biết phương hướng”. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những lần hãn hữu nhà vua chủ trương cử người ra nước ngoài để tìm hiểu về văn hóa của đất nước ấy, còn hầu như triều Nguyễn không có một chính sách nào nhằm giới thiệu văn hóa của Đại Nam ra khu vực và thế giới cũng như tìm hiểu toàn diện văn hóa của các nước Đông Nam Á khác.

Nhìn vào quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á nửa đầu thế kỷ XIX có thể thấy, triều Nguyễn mới có chính sách ngoại giao một cách tương đối rõ ràng đối với Xiêm La và một số nước phiên thuộc lân cận trên bán đảo Đông Dương như Ai Lao, Vạn Tượng. Còn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á hải đảo, triều Nguyễn mới chỉ dừng lại ở quan hệ ngoại giao. Chính vì vậy, việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này còn rất hạn chế. Nó không được thúc đẩy bởi một chính sách cụ thể nào của triều đình. Tất cả những hiểu biết về văn hóa của các quốc gia đó giới hạn trong những quan sát và ghi chép của các quan lại được cử đi công cán ở đó mà thôi./.