Dấu chấm dôi làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc lên

Dấu chấm dôi: có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của hình nốt đứng sát trước nó.

Ví dụ: Nốt trắng chấm dôi : sẽ có giá trị trường độ bằng nốt trắng cộng với một nửa trường độ của nốt trắng. [Một nửa trường độ của nốt trắng là nốt đen]. Vậy nốt trắng chấm dôi = nốt trắng + nốt đen.

CÂU HỎI: Bạn cho biết giá trị trường độ của hình nốt:

A. Tròn chấm dôi

B. Đen chấm dôi

Giá trị trường độ của các nốt nhạc và giá trị các dấu lặng Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giá trị thời gian của các nốt nhạc và các nốt lặng. Trong một bản nhạc, các nốt nhạc [những nốt tạo thành âm thanh] và những nốt lặng [những nốt không tạo thành âm thanh] sẽ song hành cùng nhau tạo thành giai điệu của tác phẩm. Trong bài này, chúng ta sẽ không tìm hiểu về cao độ của nốt nhạc như [đô, rê, mi..] nhưng sẽ tìm hiểu về trường độ của nốt nhạc. Trong quá trình học chúng ta sẽ biết được những kiến thức sau: 1. Khi nào thì bạn chơi nốt nhạc đó. 2. Nốt nhạc đó sẽ kéo dài trong bao lâu. Các bạn cần chú ý rằng những nốt lặng cũng có tầm quan trọng như những nốt nhạc bình thường vì “nếu bạn có thể thưởng thức âm nhạc, bạn cũng phải học cách thưởng thức những khoảng lặng”. Chúng ta sẽ tìm hiểu nốt nhạc và nốt lặng cùng một lúc trong bài viết này. Để dễ dàng trong việc học, hãy hình dung chúng ta đang sử dụng bài hát có nhịp 4, nghĩa là bài nhạc được đếm 1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4 đều nhau.

Nốt tròn – Nốt lặng tròn

Nốt tròn [whole note] là nốt nhạc có giá trị lớn nhất, trong bản nhạc có nhịp 4 thì nốt tròn sẽ kéo dài trong 4 nhịp. Nốt lặng tròn có giá trị tương tự.

Bạn có thể thấy ký hiệu giống một nút bấm đang hướng xuống dưới tương đương với nốt lặng tròn. Khi nhìn thấy nốt này, các bạn sẽ giữ im lặng trong 4 nhịp.

Nốt trắng – Nốt lặng trắng

Nốt trắng [half note] có giá trị bằng một nửa nốt tròn, nghĩa là trong bài hát nhịp 4 nốt trắng sẽ có giá trị là 2. Nốt lặng trắng có giá trị tương tự.

Khi nhìn thấy dấu lặng trắng, các bạn giữ im lặng trong 2 nhịp

Nốt đen – Nốt lặng đen

Nốt đen [crochet] có giá trị bằng một nửa nốt trắng. Khi nhìn thấy nốt đen, bạn sẽ chơi nốt nhạc đó trong 1 nhịp. Nốt lặng đơn có giá trị tương tự.

Khi nhìn thấy dấu lặng đơn, các bạn giữ im lặng trong 1 nhịp

Nốt móc đơn, nốt móc kép

Nốt móc đơn có giá trị bằng một nửa nốt đen. Nghĩa là khi bạn gõ một nhịp thì bạn có thể chơi được 2 nốt móc đơn.

Khi nhìn thấy dấu lặng trắng, các bạn giữ im lặng trong 0.5 nhịp. Và cũng tương tự như thế cho nốt móc kép và nốt móc ba, giá trị của chúng sẽ được chia nhỏ hơn nữa. Trong vòng 1 nhịp, bạn phải chơi được 4 nốt móc kép và 8 nốt móc ba.

Nốt móc kép – Dấu lặng kép

Dấu chấm đôi

Mốt cách để tiết kiệm không gian, người ta dùng nốt có dấu chấm dôi. Khi bạn nhìn thấy một dấu chấm ngay phía sau một nốt nhạc, thì nốt nhạc nhạc này sẽ có giá trị gấp 1,5 lần nốt nhạc bình thường. Nốt tròn có chấm dôi tương đương với 6 nhịp [4 x 1.5 = 6] Nốt trắng có chấm dôi tương đương với 3 nhịp [ 2 x 1.5 = 3] Nốt đen có chấm dôi tương đương với 1.5 nhịp [ 1 x 1.5 = 1.5] Và cứ tiếp tục như thế nhé. Chúc các bạn thành công !

Theo: Acemusic

Độ dài là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạngkhác nhau.

Nốt nhạc và các giá trị độ dài * Nốt nhạc có hai bộ phận: – Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh. – Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôinốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt. * Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trướccó giá trị gấp đôi nốt đứng sau.


Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài [đv], thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:

  • Nốt trắng = 2 đv
  • Nốt đen = 1 đv
  • Nốt móc đơn = 1/2 đv
  • Nốt móc kép = 1/4 đv
  • Nốt móc ba = 1/8 đv
  • Nốt móc bốn = 1/16 đv

Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động.
Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.

Khuông nhạc
Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc đượctrình bày trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau tính từ dưới lên.

Với 5 dòng 4 khe, khuông nhạc không đủ để ghi cácđộ cao nên để diễn tả những độ cao hơn khuông nhạc sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. Các dòng kẻ phụ được đặt trên hoặc dưới khuông nhạc. Vạch vàkhe phụ bên trên khuông gọi tên theo thứ tự từ dưới lên, vạch và khe phụ bên dưới khuông gọi tên theo thứ tự từ trên xuống.

* Cách ghi các nốt nhạc trong khuông nhạc: Các nốt nhạc được ghi ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc để xác định độ cao, nhưng bao giờ thân nốt nhạc cũng phải ở trên dòng hoặc khe. Ở trên dòng, thân nốt được cắt ngang chính giữa, ở trong khe thân nốt không được chạm vào các dòng. Những nốt nhạc nằm ở phần vạch phụ cũng phải ghi đúng vị trí đã nói, không bao giờ dùng một hoặc một nhóm vạch phụ chung cho hai âm đi liền nhau.

Ví dụ:

Khi ghi từng nốt rời nhau, nốt nhạc thường ở vị trí từ khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt nhạc quay lên, nốt nhạc từ khe thứ 3 trở lên đuôi nốt viết quay xuống. Riêng nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 3 có thể quay lên hoặc xuống tùy ý theo giai điệu đi lên hoặc đi xuống

Ví dụ:

Khóa nhạc
Là ký hiệu ghi ở đầu khuông nhạc để chỉ định tên các nốt nhạc, đồng thời xác định vị trí cao độ của chúng trong hàng âm của hệ thống nhạc. Có ba loại khoá nhạc thường dùng: Khoá son dòng 2, Khoá đô dòng 3, Khoá pha dòng 4.

Khoá son:

– xác định âm son của quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngkẻ thứ hai của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá son dòng 2 thứ tự của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:


Khoá Pha:

– xác định âm pha của quãng 8 nhỏ [f] nằm trên dòng thứ tư của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá Pha dòng 4 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:


Khoá Đô Altô

– xác định âm đô quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngthứ ba của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá Đô dòng 3 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:

Độ cao tương quan giữa ba loại khoá:


Dấu tăng giá trị độ dài
Trong nhiều trường hợp, những nốt nhạc đã có vẫn không đủ đáp ứng những yêu cầu thể hiện độ dài của âm thanh, người ta phảibổ sung bằng nhiều hình thức với nhiều ký hiệu tăng thêm độ dài.

Dấu nối [dấu liên kết] Dấu nối là một hình vòng cung nối liền hai hoặc nhiều nốt có cùng độ cao tuyệt đối ở cạnh nhau. Độ dài chung bằng tổng độ dài của các nốt có dấu nối đi kèm.

Ví dụ:


ƯỚC MƠ NGÀY MAI [trích]


Dấu chấm dôi Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải cạnh nốt nhạc làm tăng thêm nửa độ dài sẵn có.

Ví dụ : HÀNH KHÚC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH [trích]

Dấu chấm thứ hai có giá trị bằng nửa độ dài dấu chấm thứ nhất. Dấu chấm dôi có thể dùng cho cả dấu lặng.

Ví dụ:


Dấu miễn nhịp [dấu ngân tự do, dấu chấm lưu]
Là một hình vòng cung ở giữa có một dấu chấm. Dấu này đặt ở trên hay dưới nốt nhạc hoặc dấu lặng cho phép tự do xử lý độ dài của nốt nhạc, dấu lặng đó tuỳ theo sở thích và ý đồ thể hiện mà không phụ thuộc vào giá trị quy định cho nốt nhạc hoặc dấu lặng đó.

Ví dụ:


Dấu lặng
Lặng là thời gian ngừng vang của âm thanh, là khoảnh khắc im lặng, là sự ngừng nghỉ trong âm nhạc. Lặng cũng là một loại chất liệu dùng trong cấu trúc âm nhạc. Thời gian im lặng trong âm nhạc được xác địnhbằng các dấu lặng. Dấu lặng cũng được qui định độ dài và gọi tên dựa vào các nốt nhạc.

– Dấu chấm, dấu ngân tự do cũng được dùng với các dấu lặng và cũng có hiệu lực tương tự như với các nốt nhạc.


– Dấu lặng cũng được dùng bình thường trong các chùm nốt đặc biệt như các nốt cùng giá trị.


– Khi muốn lặng cả 1 nhịp có thể dùng dấu lặng trắng.


Những hình thức phân chia đặc biệt của các giá trị độ dài
Các nốt nhạc bình thường có thể phân đôi, nốt nhạc có chấm có thể phân ba. Phân đôi nốt nguyên và phân ba nốt có chấm là cách phân chia cơ bản của các giá trị độ dài. Bên cạnh cách phân chia cơ bản còn có nhữnghình thức phân chia đặc biệt.

Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt nguyên
Chùm ba: Đây là hình thức đem chia ba một nốt nguyên thay cho sự chia hai.

Chùm 5: Là hình thức đem một nốt nguyên chia thành 5 phần bằng nhau thay cho sự chia 4.
Ngoài ra còn có chùm 6, chùm 7, chùm 9…

Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt có chấm
Chùm 2. Đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 2 thay cho sự chia 3.

Chùm 4. Đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 4 thay cho sự chia 3.


Ngoài ra còn có chùm 7, 10…

Những ký hiệu và quy ước viết tắt
Trong ghi chép nhạc để giảm bớt việc ghi chép bằng nốt nhạc người ta dùng nhiều ký hiệu quy ước viết tắt.

Dấu quay lại [dấu nhắc lại] Là ký hiệu chỉ định một đoạn nhạc được nhắc lại hai lần.

Ví dụ:

Nếu nhắc lại lần hai có thay đổi thì sử dụng khung thay đổi.

Ví dụ:
TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG [trích]

Dấu hồi . [dấu segno]

Là dấu hiệu dùng để chỉ định việc nhắc lại một bộ phận của tác phẩm. Đi cùng với dấu có thể có thêm chữ D.C [Da capo] và Fine. Ví dụ:

Khi yêu cầu phải lặp lại nhiều hơn nữa và lần trở lại cuối cùng có bỏ bớt một đoạn nhạc ở giữa bài người ta dùng dấu [coda]


Ví dụ:


* Dấu nhắc lại từng nhịp, dấu này đặt trong một ô nhịp.


* Dấu nhắc lại một âm hình trong một nhịp

Video liên quan

Chủ Đề