Dẫn chứng về vai trò của thầy cô

  • viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh

    12/05/2022 |   0 Trả lời

  • Viết thư tri ân năm cuối cấp trong đó có:

    -Tri ân thầy cô 

    -Tri ân cha mẹ 

    -Tri ân bạn bè

    19/05/2022 |   0 Trả lời

  • 20/05/2022 |   0 Trả lời

  • viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về niềm mơ ước và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

    Mọi người giúp mình với

    25/05/2022 |   0 Trả lời

  • Dẫn chứng về vai trò của thầy cô

    01/06/2022 |   0 Trả lời

  • 02/06/2022 |   1 Trả lời

  • Cây lược ngà ấy...Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra.Một ngày cuối năm năm mươi tám-năm đó ta chưa võ trang-trong một trận càn lớn của quân Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của mĩ bắn vào ngực...nhớ lại đôi mắt anh.

    (SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 200)

    Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn văn.

    Câu 3:Nêu nội dung của đoạn văn

    05/06/2022 |   0 Trả lời

  • Cảm nhận đoạn trích sau:

    Ngày xuân con én đưa thoi, 

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

    Cỏ non xanh tận chân trời, 

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    21/06/2022 |   0 Trả lời

  • Trong cuộc sống có quá nhiều người hay than vãn về vấn đề của họ. Tôi luôn tin rằng nếu bạn lấy một phần mười cho việc than vãn để dùng cho việc giải quyết vấn đề, thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy công việc trôi chảy.

    Tôi biết những người thật tuyệt vời không bao giờ than vãn. Một trong những người đó là Sandy Blatt, chủ nhà trọ lúc tôi học cao học. Khi ông còn là một thanh niên, một chiếc xe tải đã đè trúng ông khi ông đang xếp dỡ các thùng hàng xuống hầm chứa của tòa nhà. Ông ngã lăn xuống mấy bậc cầu thang, rớt xuống hầm. “Cú ngã có xa không?” – tôi hỏi. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Đủ xa”. Cả phần đời còn lại, ông bị liệt cả hai tay lẫn hai chân. Sandy là một vận động viên tuyệt vời, và tại thời điểm xảy ra tai nạn ông đã đính hôn. Ông không muốn trở thành gánh nặng của vị hôn thê, nên đã nói với bà, “Em không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu, nếu em muốn rút lui. Em có thể ra đi trong bình yên”. Và bà đã làm như vậy.

    Tôi gặp Sandy khi ông đang ở độ tuổi ba mươi, và ngay lập tức, ông đã chinh phục tôi bằng thái độ của ông. Ông không bao giờ than vãn về cảnh ngộ của mình. Ông làm việc rất nghiêm túc và được cấp giấy phép để hành nghề tư vấn hôn nhân. Ông đã kết hôn và nhận con nuôi. Và khi nói về tình trạng sức khỏe của mình, ông nói rất thực tế. Có lần ông giải thích với tôi, nhiệt độ thay đổi khiến người bị liệt rất khó chịu bởi họ không biết rùng mình. “Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy?” Ông chỉ nói có vậy.

    Thông điệp trong những câu chuyện của họ là: Than vãn chẳng làm được gì với tư cách một chiến lược. Tất cả chúng ta đều có hữu hạn thời gian và năng lượng. Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên. Hãy sống với thực tại và đừng than vãn. Bởi than vãn cũng chẳng thể nào làm thay đổi thực tại được.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của bạn về lời khuyên của Randy: “Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên”.

    Mọi người giúp mình nhé cám ơn

    01/07/2022 |   0 Trả lời

  • Khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu ) làm rõ hình ảnh chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần ( gạch chân, chú thích rõ ). ( khổ thơ cuối của Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính )

    22/07/2022 |   0 Trả lời

  • Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, biên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ "nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bên dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hàng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

    a) Đoạn trích trên khắc họa cảnh tượng gì?

    b) Hình ảnh quân Thanh được tác giả tái hiện như thế nào? 

    c)Tại sao các tác giả vốn là những cựu thần của nhà Lê lại viết rất thật và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ?

    27/07/2022 |   0 Trả lời

  • Viết đoạn

    Dẫn chứng về vai trò của thầy cô

    09/08/2022 |   0 Trả lời

Dẫn chứng về vai trò của thầy cô
đọc đoạn thơ và trả lời (Ngữ văn - Lớp 7)

Dẫn chứng về vai trò của thầy cô

1 trả lời

Cho biết giá trị của từ tượng hình, tượng thanh (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Đặt ba câu với ba cặp từ trái nghĩa sau (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Viết về cảm nhận khi trở lại trường (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Phân tích câu (Ngữ văn - Lớp 8)

2 trả lời

Cho câu thơ: Vân Tiên nghe nói liền cười (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Vai trò, vị trí của người thầy giáo thời nào cũng được tôn vinh. Cha ông ta đã từng nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”... Xã hội đánh giá rất cao thiên chức cao quý của người thầy bởi vì sự ảnh hưởng của các thầy, các cô với học sinh (HS) rất lớn.

Thầy, cô giáo dạy giỏi, tất sẽ có trò giỏi. Người thầy sống nhân cách tốt không chỉ có HS ngoan mà còn cảm hóa được cả HS hư, HS cá biệt. Thực tế từ xưa tới nay đã chứng minh điều đó. Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, giáo viên Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), dù bệnh tật hiểm nghèo, nhưng bằng nghị lực đã vượt lên tất cả.

Dẫn chứng về vai trò của thầy cô
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, giáo viên Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), dù bệnh tật hiểm nghèo, nhưng bằng nghị lực đã vượt lên tất cả.

Cô tận tâm truyền thụ tri thức, yêu thương từng học trò, nhất là học trò nghèo. Các thế hệ HS quý cô về sự nhiệt tình, tâm lý và thấu hiểu nên đã cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt, lớp do cô làm chủ nhiệm không có HS hư, HS cá biệt. Nhiều HS ra trường còn nhớ và nhắc mãi tới cô, người đã cho họ kiến thức, sự tự tin trong cuộc sống.

Hoàn cảnh khác với cô Thúy, thầy Phan Khắc Nghệ, giáo viên môn Sinh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, với trình độ chuyên môn vững vàng đã say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng HS giỏi. Với HS trường chuyên, những lúc áp lực học hành lớn, thầy Nghệ dành thời gian để dạy kỹ năng sống cho các em. Chính sự nhiệt tình đầy trách nhiệm của thầy Phan Khắc Nghệ đã truyền ngọn lửa đam mê học tập cho trò, góp phần quan trọng đưa đội tuyển môn Sinh trở thành một trong những đội dẫn đầu toàn quốc.

Cô Thúy và thầy Nghệ là hai trong số hàng trăm, hàng ngàn tấm gương sáng của thầy, cô giáo cho HS noi theo. Nhờ có đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, cả một thế hệ công dân mới của Hà Tĩnh đang được giáo dục trở thành những người chủ tương lai có đạo đức, có kiến thức để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dẫn chứng về vai trò của thầy cô
Thầy Nghệ (ngoài cùng bên trái) là giáo viên môn Sinh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, với trình độ chuyên môn vững vàng đã say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng HS giỏi.

Tuy nhiên, cuộc sống bộn bề lo toan, đầy cam go và thử thách trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng biến động khiến một bộ phận thầy, cô giáo không còn giữ được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Thời gian qua, dư luận xã hội bất bình khi chứng kiến cảnh một thầy giáo ở Kỳ Anh vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý.

Chưa hết, thầy N. (Vũ Quang) còn đưa côn đồ đến nhà truy sát người dân; thầy T. (Hương Sơn) vay nợ rồi bỏ trốn, thầy V. (Hương Khê) đánh học trò gây thương tích. Bên cạnh đó, một số nhà giáo công tác ở cơ quan quản lý giáo dục có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu đối với đồng nghiệp khi thuyên chuyển công tác v.v... Tuy không nhiều, nhưng những người đó đã đánh mất giá trị cao quý của người thầy, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành GD&ĐT. Đành rằng, nhà giáo trước hết cũng là một con người, cũng có những nhu cầu về cuộc sống như tất cả mọi người khác, nhưng đã là người thầy thì xã hội đòi hỏi cao hơn về đạo đức; bởi thầy, cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy cả đạo lý làm người. Chính vì vậy mà xã hội đã tôn vinh nhà giáo là “kỹ sư tâm hồn”.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngành GD&ĐT đang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Yêu cầu của nhân dân là các cấp quản lý giáo dục phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đừng để các nhà giáo vi phạm đạo đức, “Con sâu làm rầu nồi canh” ảnh hưởng đến thanh danh nhà giáo. Xã hội cũng mong các thầy, cô giáo không ngừng học tập và rèn luyện đạo đức, tác phong, phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

Vũ Tuấn

Vũ Tuấn