Cục hàng hải việt nam có bao nhiêu nhân viên năm 2024

Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP.HCM

[đang cập nhật]
[028] 38292608

Đảng ủy và Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022

Tham dự Hội nghị có Đồng chí Đỗ Nga Việt, UVBCS Đảng Bộ GTVT, UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam; đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; Tham dự tại các điểm cầu trực tuyến gồm có các đồng chí lãnh đạo các Vụ, các Cục, các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HHVN và các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực hàng hải.

Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.

Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau: chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước; chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải.

Đồng thời, tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển; tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng cảng biển, luồng hàng hải, các khu nước, vùng nước, cơ sở sửa chữa, phá dỡ và đóng mới tàu thuyền phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và bảo đảm an toàn hàng hải; thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải được giao quản lý; tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

Về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án được giao quản lý theo phân cấp; xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án trong lĩnh vực hàng hải theo hình thức hợp đồng PPP, BOT, BTO, BT và các hình thức hợp đồng khác được Bộ trưởng phân cấp hoặc ủy quyền…

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, Cục Hàng hải có 14 tổ chức giúp việc gồm: a- Phòng Kế hoạch - Đầu tư; b- Phòng Tài chính; c- Phòng An toàn - An ninh hàng hải; d- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển; đ- Phòng Công trình hàng hải; e- Phòng Đăng ký tàu biển và Thuyền viên; g- Phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải; h- Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường; i- Phòng Pháp chế; k- Phòng hợp tác quốc tế; l- Phòng Tổ chức cán bộ; m- Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; n- Văn phòng Thường trực của Ban Thư ký IMO Việt Nam; o- Văn phòng.

Đồng thời, có 2 Chi cục Hàng hải: Chi cục Hàng hải tại thành phố Hải Phòng; Chi cục Hàng hải tại thành phố Hồ Chí Minh và các Cảng vụ hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng có 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam; Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải; Trường Cao đẳng Hàng hải 1; Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam; giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Loại hình

Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phầnNgành nghềVận tải biển, Khai thác Cảng biển, Dịch vụ Hàng hảiThành lập29 tháng 4 năm 1995; 28 năm trướcNgười sáng lậpThủ tướng Chính phủTrụ sở chính1, Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Thành viên chủ chốt

Lê Anh Sơn [Chủ tịch Hội đồng quản trị] Nguyễn Cảnh Tĩnh [Tổng giám đốc]Chủ sở hữuỦy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh NghiệpWebsitewww.vimc.co

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập vào ngày 29/4/1995 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh sẽ là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành Hàng hải Việt Nam. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước đây có tên thương hiệu là Vinalines, Ngày 18/8/2020, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Thương hiệu mới của Tổng công ty khi chuyển thành công ty cổ phần là VIMC [Vietnam Maritime Corportation]. Vốn điều lệ của VIMC là 12,006 tỷ đồng.

Trải qua quá trình 27 năm hình thành và phát triển VIMC đã vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ Hàng hải trên phạm vi toàn cầu đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam [Vinalines], doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo trong ngành hàng hải Việt Nam, theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm 24 doanh nghiệp thành viên, với đội tàu 49 chiếc có tổng trọng tải khoảng 400.000 DWT, hệ thống cảng biển với 6.900m cầu bến và tổng số vốn nhà nước gần 1.500 tỷ đồng.

Năm 2000: Sau 5 năm, đội tàu của Vinalines được tăng lên là 79 chiếc, tổng trọng tải cũng tăng tới hơn 844.000 DWT. Ngoài ra, công ty còn mở tuyến vận tải container nội địa đây là một bước phát triển lớn trong vận tải container và vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

Năm 2005: Đội tàu của Vinalines là 104 chiếc, tổng trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình 17,4. Tổng số m cầu cảng gần 9.000m, số vốn nhà nước hơn 2.900 tỷ đồng. Đưa vào sử dụng tòa nhà Ocean Park tại số 01 phố Đào Duy Anh với quy mô 21 tầng chức năng làm trụ trở của Vinalines và văn phòng cho thuê.

Năm 2010: Đội tàu của Vinalines là 150 chiếc, tổng trọng tải gần 2,7 triệu DWT, tuổi trung bình 16,2, tổng số m cầu bến hơn 16.000 m, sản lượng hàng thông qua cảng gần 70 triệu tấn, vốn nhà nước là 8.087 tỷ đồng. Nộp Ngân sách Nhà nước hơn 3.900 tỷ đồng.

Năm 2015: Tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên. Tập trung hoạt động vào 3 lĩnh vực: Vận tải biển, khai thác cảng biển, dịch vụ hàng hải & Logistics.

Năm 2018: Hoàn thành Cổ phần hóa và IPO đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Năm 2020: Tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần công ty mẹ, ngày 18/8/2020 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên thương hiệu mới là VIMC.

Lĩnh vực hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Lĩnh vực kinh doanh chính của VIMC là: Vận tải biển, Khai thác Cảng biển và Dịch vụ Hàng hải.

  • Vận tải biển:

VIMC sở hữu, quản lý đội tàu gồm 65 chiếc, trong đó có 05 tàu dầu, 10 tàu container, 50 tàu hàng khô. Tổng trọng tải đội tàu khoảng 1,5 triệu DWT tương đương 21% đội tàu của Việt Nam, trọng tải bình quân 23.019 DWT/tàu, tuổi tàu trung bình là 19 tuổi. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển của Tổng công ty có bề dày kinh nghiệm khai thác tàu, thuyền viên có năng lực, đội tàu vận chuyển đa dạng và mạng lưới khách hàng tương đối lớn so với các doanh nghiệp trong nước

  • Khai thác Cảng biển:

VIMC hiện có vốn góp tại 16 doanh nghiệp khai thác cảng, trong đó có 11 công ty con. Hệ thống cảng của Tổng công ty trải dài trên khắp cả nước với 75 cầu cảng có tổng chiều dài 13.571 m, chiếm hơn 26% tổng số cầu cảng và gần 17% tổng số chiều dài cầu cảng của cả nước. Cảng biển là một thế mạnh, lợi thế sẵn có, lĩnh vực kinh doanh chiến lược, luôn đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho Tổng công ty qua các năm.

  • Dịch vụ Hàng hải

VIMC hiện có vốn góp tại 09 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải. Các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hàng hải đa dạng: vận tải đa phương thức, đại lý tàu biển, đại lý vận tải hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ kho bãi, bốc xếp hàng hóa với tổng diện tích kho, bãi là 543.765 m2. Dịch vụ hàng hải có mối quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải biển và cảng biển của VIMC, vừa đóng vai trò hỗ trợ để hai lĩnh vực kinh doanh này có thể nâng cao năng lực hoạt động, vừa phối hợp cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh tới các khách hàng.

Các đơn vị thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

VIMC hiện quản lý 34 doanh nghiệp thành viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng biển, dịch vụ hàng hải, trong đó, VIMC nắm giữ tỷ lệ vốn chi phối tại 19 doanh nghiệp, có vốn góp không chi phối tại 15 doanh nghiệp.

  • Công ty mẹ - Tổng công ty gồm:
    • Chi nhánh tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng,
    • Chi nhánh tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại TP. HCM,
    • Công ty vận tải biển VIMC [VLC],
    • Công ty vận tải biển container VIMC [VCS],
    • Công ty nhân lực VIMC [MANPOWER],
    • Công ty kho bãi VIMC Hải Phòng [WAREHOUSING] và
    • Ban quản lý dự án chuyên ngành Hàng hải
  • Công ty con gồm:
    • Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn,
    • Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng,
    • Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng,
    • Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh,
    • Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn,
    • Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ,
    • Công ty cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh,
    • Công ty cổ phần Cảng VIMC Đình Vũ,
    • Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang,
    • Công ty cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân,
    • Công ty TNHH Vận chuyển hàng Công nghệ cao,
    • Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam,
    • Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam,
    • Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship,
    • Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông,
    • Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải,
    • Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam [VOSA],
    • Công ty cổ phần VIMC Logistics Việt Nam và
    • Công ty cổ phần Vinalines Nha Trang.
  • Công ty liên kết:
    • Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép,
    • Công ty Liên doanh Dịch vụ container quốc tế Cảng Sài Gòn,
    • Công ty TNHH cảng Quốc tế SP-PSA,
    • Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình Hàng hải,
    • Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương,
    • Công ty CP Cảng Năm Căn,
    • Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô,
    • Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế,
    • Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông,
    • Công ty CP Dịch vụ vận tải và Thương mại [TRANSCO],
    • Công ty cổ phần Vận tải biển Hải âu,
    • Công ty Liên doanh Vận tải quốc tế Nhật Việt và
    • Công ty TNHH khai thác Container Việt Nam.

Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi[sửa | sửa mã nguồn]

Tầm nhìn[sửa | sửa mã nguồn]

VIMC mong muốn hướng đến là lựa chọn số 1 trong cung cấp chuỗi giải pháp dịch vụ logistics trọn gói toàn cầu, đóng góp để đưa Việt Nam thịnh vượng từ biển.

Chủ Đề