Công thức tính tỷ suất sinh lợi của trái phiếu

Lãi suất coupon đang là loại lãi suất hấp dẫn nhất trong giới đầu tư. Vậy lãi suất coupon là gì?

Lãi suất coupon là gì?

Lãi suất trái phiếu [hay còn gọi là lãi suất coupon] là lãi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư. Lãi suất coupon là một con số cố định, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường và được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu.

Khi một người mua trái phiếu, công ty phát hành trái phiếu sẽ thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu, dựa trên mệnh giá gốc và lãi suất coupon ghi trên trái phiếu đã phát hành. Nhà phát hành thường dựa vào nhiều yếu tố để quyết định lãi suất coupon là bao nhiêu, tuy nhiên phải lựa chọn sao cho đủ để hấp dẫn thị trường và phù hợp với dòng luân chuyển tiền của tổ chức.

Biết về lãi suất coupon thì cũng cần biết luôn lãi suất đáo hạn của trái phiếu [Yield to Maturity - YTM] là gì. Lãi suất coupon đại diện cho số tiền lãi thực tế mà trái chủ [người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền] thu được hàng năm, trong khi lợi suất đáo hạn là tổng tỷ suất sinh lợi ước tính của một trái phiếu, giả sử rằng nó được giữ cho đến ngày đáo hạn.

Hầu hết các nhà đầu tư coi lợi suất đáo hạn là chỉ số quan trọng hơn lãi suất coupon khi đưa ra quyết định đầu tư. YTM không cố định mà lên xuống liên tục tùy theo diễn biến cung cầu thị trường và rủi ro tín dụng tại từng thời điểm của nhà phát hành.

“Lãi suất coupon là tỷ lệ lãi suất mà người phát hành trái phiếu trả trên mệnh giá trái phiếu. Đó là tỷ lệ lãi suất định kỳ mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho người mua nó.”

Trái phiếu coupon [Coupon Bond] có đặc điểm gì?

Từ định nghĩa về lãi suất coupon là gì, có thể hiểu trái phiếu coupon là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ theo lãi suất đã được ấn định. Nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu với mệnh giá ban đầu khi phát hành, và sẽ nhận lại được khoản vốn gốc một lần này khi trái phiếu đáo hạn.

Với trái phiếu coupon, tên người mua không được in trên bất kỳ loại chứng chỉ nào. Vì vậy nó rất dễ dàng được chuyển nhượng cũng như ẩn chứa nhiều rủi ro bởi không có quy định chặt chẽ về chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, trái phiếu zero-coupon [lãi suất coupon bằng 0%] là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ. Thay vào đó, loại trái phiếu này được giao dịch với mức chiết khấu cao, mang lại lợi nhuận lớn khi trái phiếu đáo hạn. Với trái phiếu zero-coupon, có hai cách trả lãi: tiền lãi sẽ được trả trước tại thời điểm phát hành [chiết khấu] hoặc trả gộp một lần khi trái phiếu đáo hạn.

Tính lãi suất coupon của trái phiếu như thế nào?

Lãi suất coupon của một trái phiếu có thể được tính bằng cách lấy tổng các khoản thanh toán coupon hàng năm chia cho mệnh giá của trái phiếu.

Biểu thị ra công thức khá đơn giản: C = i/P

Trong đó:

C là Lãi suất coupon

i là Lãi suất hàng năm

P là Mệnh giá gốc của trái phiếu

Ví dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 1000$, trả lãi một năm 2 lần, mỗi lần 25$ thì sẽ có lãi suất coupon là [25*2]/1000 = 5%.

Lãi suất coupon ảnh hưởng thế nào đến giá trái phiếu?

Không giống như các sản phẩm tài chính khác, số tiền lãi định kỳ được thanh toán là cố định theo thời gian. Ví dụ, một trái phiếu có mệnh giá 1000$, lãi suất coupon 2%, trả 20$ định kỳ cho trái chủ cho đến khi đáo hạn. Ngay cả khi giá trái phiếu tăng hoặc giảm, các khoản thanh toán lãi định kỳ sẽ vẫn là 20$ cho đến ngày trái phiếu đáo hạn.

Khi lãi suất chung của thị trường tăng cao hơn lãi suất coupon của trái phiếu, giá của trái phiếu có khả năng giảm vì các nhà đầu tư sẽ không muốn mua trái phiếu bằng mệnh giá gốc lúc này, khi mà họ còn có thể nhận được lãi suất tốt hơn ở nơi khác.

Ngược lại, nếu lãi suất hiện hành giảm thấp hơn lãi suất coupon của trái phiếu, trái phiếu sẽ tăng giá trị vì nó đang cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn dù vẫn mua cùng một loại trái phiếu hiện tại. Khi đó, lãi suất coupon cũng sẽ giảm thấp hơn, phản ánh sự giảm xuống của lãi suất thị trường.

Trên thực tế, rất có thể giá của trái phiếu không phản ánh chính xác mối quan hệ giữa lãi suất coupon và các mức lãi suất khác. Vì vậy, khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần xem xét lãi suất coupon của trái phiếu và lãi suất thị trường để lựa chọn hình thức hiệu quả nhất.

Trên đây là các chia sẻ về lãi suất coupon là gì cũng như công thức tính, hi vọng bạn đã có các thông tin thật hữu ích.

Hà Phương

Trong các vấn đề về tài chính, người ta thường đặc biệt quan tâm đến tỷ suất sinh lợi. Tỷ số này có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì số tiền chúng ta nhận được sau dự án đầu tư sẽ càng cao. Vậy tỷ suất sinh lợi là gì? Cách tính như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về tỷ số này.

Tỷ suất sinh lợi là gì?

Tỷ suất sinh lợi là tỷ lệ lợi nhuận từ việc đầu tư vào một dự án, hay vấn đề gì đó. Chỉ số này cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Vì nó dùng để theo dõi tình hình lợi nhuận từ việc đầu tư cuả bạn. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì tiền chúng ta nhận được sau đầu tư sẽ càng cao.

Tỷ suất sinh lợi là gì?

Tỷ suất sinh lợi tiếng Anh gọi là Rate, ký kiệu r. Chỉ số này có tầm quan trọng trong việc đầu tư sinh lời từ các dự án. Hoặc một nhà đầu tư mới trước khi đầu tư vào một việc gì đó họ thường xem xét hoặc tính toán về tỷ suất sinh lời để có thể ra quyết định có đầu tư hay không.

Cách tính tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi được tính theo công thức sau:

FV = PV * [1+r]^n

Trong đó:

  • r: là tỷ suất sinh lợi.
  • n: là số kỳ.
  • PV: là giá trị hiện tại, hay còn gọi là số tiền đầu tư hiện tại [Present Value].
  • FV: là giá trị tương lai. Có nghĩa là số tiền chúng ta nhận được tại một thời điểm nào đó trong tương lai [Future Value].

Ví dụ về cách tính tỷ suất sinh lợi

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức tính trên. Dưới đây là một ví dụ minh họa cho cách tính. Với bảng kết quả Giá trị tương lai của 1 đồng theo tỷ suất sinh lợi và thời gian khác nhau.

cách tính tỷ suất sinh lời

Theo bảng kết quả trên, ta xét thời gian đầu tư 20 năm. Ở các mức lãi suất khác nhau thì sau đầu tư sẽ thu được số tiền như sau:

  • Lãi suất 0%/năm: 1 đồng vẫn là 1 đồng
  • Lãi suất 5%/năm: 1 đồng thành là 2.65 đồng
  • Lãi suất 10%/năm: 1 đồng thành là 6.73 đồng
  • Lãi suất 15%năm: 1 đồng thành là 8.14 đồng
  • Lãi suất 20%/năm: 1 đồng thành là 38.34 đồng
  • Lãi suất 25%/năm: 1 đồng thành 25%/năm là 86.74 đồng
  • Lãi suất 30%/năm: 1 đồng thành là 190.05 đồng.

Ví dụ mỗi tháng, chúng ta tiết kiệm 1 triệu, cuối năm có 12 triệu và đầu tư với tỷ suất lợi nhuận 12%/năm. Nếu tính như vậy thì sau 20 năm chúng ta sẽ có: 1,413,7200,000 đồng [Hơn Một tỷ bốn trăm triệu]. Và sau 30 năm chúng ta sẽ có: 6,011,000,000 đồng [Hơn Sáu tỷ].

Tỷ suất sinh lợi phải kèm với kỳ hạn và công thức tính tỷ suất sinh lợi.

Chẳng hạn, Anh A mua 1 cái nhà 5 tỷ, bán được 7 tỷ. Anh A nói tôi đạt được tỷ suất sinh lợi = [7-5]/5 = 40%. Tuy nhiên, kết luận như vậy là chưa đủ và chưa chính xác. Bởi khi nói đến tỷ suất lợi nhuận chúng ta phải nói kèm với kỳ hạn n của chúng. Nên phải chỉ rõ tỷ suất sinh lợi 40% này với thời gian cụ thể là bao nhiêu.

Vậy nếu như anh A mua cái nhà 5 tỷ và bán nó lại 7 tỷ trong thời gian 1 năm thì tỷ suất lợi nhuận là 40%/năm. Nhưng nếu anh A mua cái 5 tỷ và bán nó lại với 7 tỷ trong thời gian 4 năm, thì khi đó tỷ suất sinh lời là 40% trong 4 năm đầu tư.
Và để có thể tính tỷ suất sinh lời năm ta không thể lấy 20% chia cho 4. Mà ta phải áp dụng công thức tài chính dưới đây:

r = [FV/PV]^[1/n] – 1

Áp dụng theo ví dụ như trên thì ta có kết quả tỷ suất lợi nhuận r bằng = [7/5]^[1/4]-1= 8.78%/năm.

Công thức trên khá là phức tạp đối với các bạn không chuyên về lĩnh vực tài chính. Và nó còn có thể phức tạp hơn nữa.

Bởi vì trong hầu hết các trường hợp đầu tư, sẽ có nhiều dòng tiền vào và ra, chứ không chỉ 1 dòng tiền vào như ban đầu.

Hơn nữa 1 dòng tiền ra như ví dụ bên trên. Khi đó chúng ta phải dùng đến công thức IRR khá là phức tạp về mặt toán học.

Tuy nhiên, một điều may mắn là phần mềm Excel đã đơn giản hóa việc tính toán công thức IRR này.

Các ví dụ minh họa về tỷ suất sinh lợi

Trong các ví dụ minh họa dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn bạn tính tỷ suất sinh lợi của tất cả các dòng tiền trong các tình huống đầu tư. Thực hiện bằng công thức IRR trên Excel một cách hết sức đơn giản.

Ví dụ trong việc vay tiền

Ví dụ như chị Y cho anh X vay 100 triệu. Mỗi tháng anh X phải trả 10 triệu. và chị Y nói muốn anh X trả 120 triệu cho số vay 100 triệu. Tiền lời là 20 triệu trên 100 tiền số tiền đã vay. Có nghĩa là lãi suất 20%/năm. Nhưng anh X phải trả trước một phần gốc và lãi nên chắc chắn lãi suất phải lớn hơn 20%.


Ta lập bảng Excel cụ thể như sau:

  • Cột A là cột thể hiện các tháng.
  • Cột B là dòng tiền chi ra.
  • Cột C là dòng tiền thu vào.
  • Cột D là dòng tiền tổng = Tiền vào – tiền ra.

Lúc này sẽ tiến hành chuyển đổi từ TSSL tháng qua TSSL năm bằng công thức sau:

Tỷ suất sinh lợi năm = [1+ tỷ suất sinh lợi tháng]^12-1 = [1+2.92%]^12-1 = 41.30%/năm.

Như vậy lãi suất của dòng tiền này không phải là 20% mà là 41.30%/năm.

Trong đầu tư mua hoặc cho thuê nhà

Ví dụ, cuối năm 2010, anh B mua nhà 4 tỷ đồng và đem cho thuê mỗi năm thu được 240 triệu đồng. Cho thuê đến hết năm thứ 2013, anh B đầu tư nâng cấp nội thất 500 triệu đồng. Sau đó lại đem cho thuê và thu về mỗi năm được 300 triệu đồng. Đến cuối năm 2017, B không cho thuê nữa, và bán nhà được 7 tỷ đồng.

Vậy cách tính tỷ suất sinh lời năm của phi vụ đầu tư của anh B này như sau:

Trong đó:

  • Cột A là cột thể hiện các năm.
  • Cột B là dòng tiền chi ra. Cột C là dòng tiền ta thu vào.
  • Cột C là dòng tiền ta thu vào.
  • Cột D là dòng tiền tổng = Tiền vào – tiền ra.

Khi đó chúng ta áp dụng công thức Excel IRR sẽ tính ra tỷ suất sinh lợi của dòng tiền này theo năm. Theo đó, vào ô Excel, đánh dấu =IRR[D2:D9] và Enter sẽ ra kết quả là 0,1216. Đổi số thập phân qua số %, sẽ là 12,16%.
Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận tỷ suất lợi nhuận của phi vụ đầu tư trên là 12,16%/năm.

Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp cho khách hàng vay mua điện thoại

Ở một ví dụ khác. Theo Chương trình cho vay trả góp trên website Thế Giới Di Động ngày 6/2/2020. Dòng điện thoại iPhone 11 PRO MAX 64GB có giá 33.990.000 VNĐ. Khách hàng mua trả góp và trả trước 50% là 16.995.000 VNĐ. Số còn lại khách hàng vay của công ty vay tiêu dùng Home Credit hay FE Credit, và trả góp mỗi tháng, trong vòng 12 tháng.

Đối với đơn vị Home Credit, khách hàng thực hiện trả góp 1.856.000 VNĐ/tháng. Còn đối với FE Credit, khách hàng trả 1.795.000 VNĐ/tháng. Khi đó chúng ta tính tỷ suất sinh lợi của Home Credit và FE Credit theo công thức IRR như sau:

  • Tỷ suất sinh lời tháng của HOME CREDIT = 4,43%/tháng. Còn tỷ suất sinh lời năm của HOME CREDIT = [1+4.43%]^12-1 = 68,17%/năm
  • Tỷ suất sinh lời tháng của FE CREDIT = 3.85%/tháng. Và tỷ suất sinh lời năm của FE CREDIT = [1+3.85%]^12-1 = 57,42%/năm.

Tỷ suất sinh lời này có thể nói là rất cao so với các lĩnh vực đầu tư khác. Dĩ nhiên, bởi vì rủi ro của ngành cho vay tiêu dùng này cũng khá cao. Các công ty tài chính này phải có biện pháp để thu hồi thu hồi nợ. Nếu như khoản nợ được thu hồi thành công thì họ sẽ có được một mức lợi nhuận rất cao.

Tỷ suất sinh lợi trong đầu tư BHNT

Ví dụ, Chị F mua một sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ [BHNT] với mệnh giá 400 triệu đồng. Và chị đóng phí hàng năm 17.650.000 VNĐ. Phí này đã bao gồm sản phẩm phụ là tử vong do tai nạn.

Sau 3 năm đóng phí, chẳng may chị F bị tai nạn tử vong. Lúc đó, gia đình chị [người mua bảo hiểm] sẽ được nhận 400 triệu đồng quyền lợi chính của hợp đồng, 400 triệu đồng tử vong do tài nạn, và bảo tức tích lũy [hoặc giá trị tăng trưởng] 12.450.000 đồng, tổng cộng là 812.450.000 đồng.

Tỷ suất sinh lợi trong trường hợp của chị F được tính như sau:


Vậy tỷ suất sinh lợi = 522,91%. Đây là mức cực kỳ cao so với tất cả các hình thức đầu tư khác. Vì thế, BHNT được xem là 1 công cụ bảo vệ tài chính khi có xảy ra rủi ro.

Tỷ suất sinh lợi của việc đầu tư cổ phiếu

Cuối năm 2012, Anh G đầu tư vào cổ phiếu ZZZ. Anh G mua 10.000 CP với mệnh giá 25.000 VNĐ/cp. Vậy tổng giá trị đầu tư = 10.000 *25.000 = 250.000.000 VNĐ. Và mỗi cuối năm sau đó công ty tiến hành chia cổ tức tiền mặt như sau:

  • Cuối năm 2013 là 22%. Mỗi CP nhận 2.200 VNĐ, Anh G nhận được = 10.000*2.200 = 22.000.000 VNĐ
  • Cuối năm 2014 là 28%. Mỗi CP nhận 2.800 VNĐ, Anh G nhận được = 10.000*2.800 = 28.000.000 VNĐ.
  • Cuối năm 2015, với tỷ lệ 30%. Anh được nhận thêm = 10.000*30%= 3.000 CP. Tổng số CP ZZZ của anh G lúc này là 13.000 CP.
  • Cuối năm 2016 là 30%. Mỗi CP nhận 3.000 VNĐ. Anh G nhận được 13.000*3.000 = 39.000.000 VNĐ.
  • Cuối năm 2017, với tỷ lệ 40%. Anh G được nhận thêm = 13.000*40% = 5.200 CP. Tổng số cổ phần ZZZ của anh G lúc này là 18.200 CP.
  • Cuối năm 2018 là 40%. Mỗi cố phiếu nhận 4.000 VNĐ. Anh nhận được 18.200*4.000 = 72.800.000 VNĐ.

Lúc đó, cổ phiếu tăng lên mức 37.000 VNĐ/cp. Anh G bán hết 18.200 CP này và nhận được = 18.200*37.000 = 673.400.000 VNĐ.


Từ đó ta tính được tỷ suất lợi nhuận của phi vụ đầu tư này là 24,85%/năm.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về Tỷ suất sinh lợi là gì, cũng như về cách tính chỉ số này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!

Xem thêm:

  • Lãi suất chiết khấu là gì?
  • Biên lợi nhuận gộp là gì?

Mình là Phong Banker, mình đã từng làm việc tại các đơn vị tài chính và ngân hàng hơn 3 năm. Mình cảm thấy rằng nhiều người vẫn chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực tài chính. Nên mình thành lập site goctaichinh.com nhằm mục đích chia sẻ các kiến thức tài chính, đầu tư mà mình biết đến với mọi người.

Video liên quan

Chủ Đề