Con người chịu được bao nhiêu đơn vị đau

Khi đau con người phải kêu lên, khi rét thì run và khi nóng thì vã mồ hôi. tuy nhiên, mức độ cực đại mà cơ thể con người có thể chịu đựng có thể khiến chúng ta giật mình.

Khả năng chịu đựng của cơ thể con người cơ bản dựa vào nguyên tắc “3 số 3”, nghĩa là con người có thể tồn tại được nhờ 3 yếu tố cơ bản: không khí, nước, thức ăn. Thiếu không khí 3 phút, thiếu nước 3 ngày và thiếu ăn 3 tuần sẽ không thể tồn tại được. 

1/ Con người có thể thức được bao lâu?

Nghiên cứu do các chuyên gia ở đại học Chicago mỹ [UOC] thực hiện cho thấy, các phi công là nhóm người có sức khỏe cực kỳ tốt nhưng cũng chỉ thức được 3 - 4 đêm, nếu không được ngủ họ sẽ gặp phải tai nạn,  thậm chí chỉ cần thiếu ngủ một đêm thì khả năng lái xe của con người cũng giống như một người say rượu.

Một người đạt kỷ lục thức tới 264 giờ [11 ngày] đó là chàng trai 17 tuổi người mỹ tên là Randy Gardner lập năm 1965 và đến nay vẫn chưa bị phá. tháng 6/2012, một thanh niên người trung quốc 26 tuổi đã tử vong sau 11 ngày không ngủ vì thức liên tục kèm theo uống rượu và hút thuốc, cố gắng theo dõi tất cả các trận đấu của giải vô địch bóng đá châu âu.

Chàng trai randy gardner [giữa] đã thức được 11 ngày.

Năm 1999, các chuyên gia ở UOC đã nghiên cứu trên chuột, bắt những con chuột này không ngủ, kết quả sau 2 tuần bị đày đọa, những con chuột này mắc chứng rối loạn chuyển hóa [hypermetabolism] và do quá căng thẳng, hoạt động với tần suất cao mà chúng tiêu thụ cạn kiệt calo có trong cơ thể và dẫn đến tử vong.

Đây cũng là hội chứng thường gặp ở nhóm người mất ngủ, thủ phạm gây ra những căn bệnh nan y trong đó có bệnh đái tháo đường và tim mạch. 

2/ Sự thay đổi áp suất

Nếu áp suất khí quyển, không khí không đủ dễ làm cho con người ta ngạt thở. Trong điều kiện bình thường, không khí có chứa 21% oxy. Con người có thể chết khi nồng độ oxy nói trên tụt xuống mức 11%, ngược lại nếu có quá nhiều oxy sẽ gây viêm nhiễm phổi trong vòng vài ngày.

Về áp lực không khí, nếu áp suất không khí giảm xuống dưới 57% so với danh nghĩa, tương đương khi bạn đang ở độ cao 4.572m. Những người leo núi khi lên cao hơn cơ thể họ dần dần thích nghi với sự thay đổi khí hậu thiếu oxy nên ít có sự cố xảy ra, nhưng tuyệt nhiên không ai sống sót ở độ cao 7.925m nếu không có bình dưỡng khí và ở độ cao trên 8.000m thì sự sống lúc này lại quay về thời tiền sử, có nghĩa là không có sự sống.

Con người không thể lên cao 8.000m mà không có bình dưỡng khí. 

3/ Chịu lạnh ra sao?

Theo các chuyên gia, con người nhận thức về cái lạnh bắt đầu hình thành khi các dây thần kinh trên da gửi các xung thần kinh về nhiệt độ của da lên não. Những xung thần kinh này không chỉ phản ứng với nhiệt độ của da mà còn phản ứng với tốc độ thay đổi nhiệt độ trên da. Vì vậy, chúng ta cảm thấy rét hơn khi vừa nhảy vào nước lạnh so với khi đã ở trong nước lạnh một thời gian nhất định. Đó là khả năng thích nghi và điều này đã thu hút nhiều người trên thế giới thử xem cơ thể mình chịu lạnh đến nhiệt độ nào.

Câu chuyện của ông Wim Hof, 53 tuổi người Hà Lan, 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh siêu phàm đã chứng minh điều đó. người đàn ông này có thể đi dạo trên bắc cực trong nhiệt độ lạnh giá là -20°c, lặn sâu dưới băng hơn 80m với một bộ đồ bơi bình thường và leo lên đỉnh Everest mà chỉ mặc một chiếc quần soóc. Ông cũng đã ngâm mình trong bể chứa đá cao 1,5m với khoảng thời gian là 1 giờ 12 phút.

Wim Hof thử thách khả năng chịu lạnh của mình.

Tuy nhiên, cơ thể con người sẽ bị tổn thương và dẫn tới tử vong do lạnh giá bởi hiện tượng máu giảm hoặc không thể lưu thông. Nếu con người phải chịu cơn gió lạnh -9,4°c thì mới xuất hiện sự tê cứng. Nhưng nhiệt độ không khí xuống dưới điểm đông 0°c thì đã tê cứng rồi. 

4/ Chịu được sức nóng 160°c

Thông thường, ở sức nóng 50°c đã khiến chúng ta ngột ngạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã dăm lần bảy lượt làm thí nghiệm tăng nhiệt độ một cách từ từ và thấy con người có thể chịu đựng được tối đa đến 160°c, tức vượt quá độ sôi của nước đến 60°c.

Để kiểm chứng khả năng này, 2 nhà vật lý người anh đã tự chui vào lò nướng bánh mỳ trong vài giờ đồng hồ. kết quả thật đáng kinh ngạc khi họ vẫn sống sót. Kết luận được đưa ra là trong điều kiện lý tưởng môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160°c. 

Một người biểu diễn màn nhúng tay vào chảo dầu sôi.

Vì sao lại như vậy? Vì con người có 4 cơ chế thoát nhiệt: bức xạ, dẫn truyền, đối lưu và toát mồ hôi. Nhưng khi trời nóng thì 3 cách: bức xạ, dẫn truyền, đối lưu sẽ chỉ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Khi đó, mấu chốt chính là nằm ở mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, chúng hút nhiệt lượng ở khu vực không khí xung quanh da, làm vùng khí này có nhiệt độ hạ thấp xuống dưới gần mức nhiệt độ của cơ thể.

Đó là khả năng chịu nóng khi nhiệt độ tăng dần đều. Còn việc nóng đột ngột thì con người chịu đựng có mức độ. Một số người có thể nhúng tay vào nước sôi 100° C nhưng vẫn chịu đựng được dù phần da có bị bỏng tấy.

5/ Chịu đau cũng có gene

Không giống như “ngưỡng chịu đựng” về nóng và lạnh, khả năng chịu đau đớn của con người được các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân bởi gene. Có những người chịu đau đớn rất giỏi, thậm chí có thể chịu đau đớn ở “ngưỡng đỏ”, tức có thể dẫn tới tử vong. Nhưng cũng có người chịu đau rất kém. Những người này khi bị kim tiêm xuyên vào tay sẽ đau đớn bằng người chịu đau giỏi bị dao đâm vào ổ bụng. Cho nên, khả năng chịu đựng đau đớn mỗi người có khác biệt.

Khả năng chịu đựng đau đớn của con người còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, niềm tin. Điều này được chứng minh ngay ở những tù nhân chính trị mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi xâm lược Việt Nam đã bắt và tra tấn. Những người tù chính trị, vì lý tưởng và niềm tin nên có thể chịu vượt qua cả “ngưỡng đỏ” của sự tra tấn. 

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong khả năng chịu đau của con người.

Thông thường, những cách làm cho con người đau đớn tột cùng như: Cưa răng, xuyên thanh sắt nung đỏ vào da thịt hay đánh dập xương sẽ khiến nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, vì một niềm tin nào đó mà họ dễ dàng vượt qua, thậm chí cảm thấy ít đau đớn.

Nguồn: thegioitre.vn

5,107 người xem

Nỗi đau đớn về thể xác dù đáng sợ nhưng vẫn luôn là một điều cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta cảm thấy đau đớn để biết được những gì nguy hiểm đang xảy ra với bản thân. Nhưng liệu bạn đã bao giờ thắc mắc đâu là nỗi đau kinh khủng nhất cơ thể người chịu đựng được?

Đi tìm cảm giác đau đớn nhất...

Con người có thể cảm nhận được một số lượng lớn “nỗi đau” về mặt thể xác: từ cái nhói khi bị giấy cắt tay cho đến sự đau đớn tột cùng khi sinh nở... Tuy nhiên để xác định được nỗi đau nào là kinh khủng nhất lại là một vấn đề không hề dễ dàng.


Như đã nói ở trên, đau đớn là một trải nghiệm cần thiết của cơ thể để xác định được nguy hiểm. Tuy nhiên, trải nghiệm đau đớn thì mỗi người mỗi khác, trong đó một số người có ngưỡng chịu đau cao hơn những người còn lại. Lý giải cho sự khác biệt này, các chuyên gia cho biết điều đó phụ thuộc vào tâm sinh lý của mỗi người.

Ngay cả sự khác biệt giữa khả năng chịu đau của 2 giới cũng không thống nhất. Trong một nghiên cứu của ĐH Bath [Anh], đàn ông có thể chịu đựng đau đớn lâu hơn phụ nữ. Mặt khác, nghiên cứu của ĐH Michigan [Mỹ] cho rằng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới giúp giảm đau đáng kể, đặc biệt là nỗi đau khi sinh nở [một trong những nỗi đau đáng sợ nhất].


Chính vì vậy, việc xác định được giới hạn đau đớn của cơ thể là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, Justin Schmidt - nhà sinh thái học người Mỹ - đã lập ra một bảng đánh giá sự đau đớn, trong đó thứ được ông cho là "đau chưa từng thấy" là... vết cắn của một loại côn trùng tại Brazil: Kiến đạn [bullet ant].

Kiến đạn - sinh vật gây ra cơn đau kinh khủng nhất

Có tên khoa học là Paraponera clavata, loài kiến đạn được lấy tên theo cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nó mang lại khi bị chúng cắn.

Kiến đạn - thứ gây nên nỗi đau lớn nhất con người có thể chịu đựng được


Kiến đạn có 2 màu đỏ hoặc đen, với kích thước tương đối lớn. Một con kiến đạn có chiều dài trung bình từ 1,8 - 3cm, và có vẻ ngoài dễ khiến người ta liên tưởng đến loài ong bắp cày nguy hiểm. Loài kiến này phân bố chủ yếu ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, trong các khu rừng ẩm ướt.


Vết cắn của một cá thể kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Theo thống kê từ các nạn nhân, nọc độc kiến đạn còn gây ra sự đau đớn kinh khủng hơn cả nọc của ong bắp cày kí sinh Tarantula hawk - loài ong có vết đốt cho cảm giác như "sốc điện".

Cụ thể trải nghiệm bị kiến đạn cắn được miêu tả lại như sau: Nỗi đau dâng lên từng đợt, lan đi khắp cơ thể rồi gây co giật, toát mồ hôi. Nọc độc cũng gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Cơn đau thường kéo dài liên tục trong 24h và được các nạn nhân mô tả là: "quãng thời gian thế giới không còn gì khác ngoài đau đớn".

Trải nghiệm bị kiến đầu đạn cắn


Ngoài ra, nỗi đau khủng khiếp mà nọc độc kiến đạn mang lại là ngay lập tức và không thể bị chặn lại hay làm thuyên giảm bởi não bộ. Chính khả năng gây đau đớn với cường độ cao đã khiến Justin Schmidt - người đã bị cắn bởi 150 loài côn trùng có độc khác nhau- khẳng định là “nỗi đau tồi tệ nhất mà con người từng biết đến”.


Tuy nhiên, dù mang lại nỗi đau tột cùng nhưng nọc độc kiến đạn không phải là chất độc chết người, cũng không có tác dụng phụ sau 24h. Dựa vào đặc điểm này, người dân của bộ tộc Satere-Mawe của Brazil đã sử dụng kiến đạn như “vật thử thách” các chiến binh.

Chiếc bao tay đầy kiến đầu đạn của người Satere-Mawe [Brazil]


Theo tục lệ, khi các chàng trai của bộ tộc đến tuổi trưởng thành, họ sẽ phải cho tay vào các bao tay làm bằng lá chứa đầy… kiến đạn.


Người thực hiện sẽ phải giữ tay mình trong chiếc “găng” đủ 10 phút. Kết quả thường thấy là bàn tay cùng một phần cánh tay sẽ tạm thời bị tê liệt do nọc độc kiến, đồng thời bị co giật không kiểm soát được trong vòng nhiều ngày tiếp đó. Ngoài ra, để hoàn thành thử thách, người con trai của bộ tộc sẽ phải đeo găng tổng cộng 20 lần trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm.

Video dưới đây có thể cho các bạn phần nào cảm nhận được trải nghiệm này "kinh khủng" như thế nào.


Trải nghiệm này khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi về “thước đo” cảm xúc kì diệu của con người. Nếu có thể chống chọi được cơn đau khủng khiếp nhất là vết đốt của kiến đạn, thì liệu cơ thể con người còn có khả năng chịu đựng được nỗi đau nào hơn thế nữa không? Câu trả lời vẫn đang chờ để được khám phá.


Nguồn: Telegraph, Science Dumb, Business Insider

Video liên quan

Chủ Đề