Cơn bão tháng 8 2023

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo trong mùa bão năm nay khả năng vẫn còn 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. 

Cơn bão tháng 8 2023
Đề phòng những cơn bão phức tạp từ nay đến hết mùa bão 2022. Ảnh minh hoạ: WINDY.

Khả năng xuất hiện bão "rớt" sang đầu năm 2023

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 11.2022 đến tháng 1.2023.

Về hiện tượng ENSO, trạng thái La Nina tiếp tục duy trì trong thời kỳ từ nay đến tháng 1 năm 2023 với xác suất khoảng từ 80-90%, sau đó giảm dần với xác xuất khoảng từ 50 - 60%.

Từ nay đến tháng 1 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 2 hoặc 3 cơn. Cơ quan khí tượng cảnh báo cần đề phòng xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung từ nay đến cuối năm 2022. Ngoài ra có khả năng tháng 1 năm 2023 vẫn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.

Trước đó, từ tháng 8 đến nửa đầu tháng 10 năm 2022 trên khu vực Biển Đông xuất hiện 4 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới. Trong đó, áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào ngày 4.8 không đổ bộ vào đất liền nước ta; 3 cơn bão là bão số 2 Mulan, bão số 3 Ma-on, bão số 4 Noru đều đổ bộ trực tiếp đến đất liền nước ta và bão số 5 Sonca hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. 

Về tình hình lượng mưa ở khu vực Bắc Bộ, từ tháng 11.2022-1.2023, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20 - 40%.

Khu vực Trung Bộ tháng 11 năm 2022, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ cao hơn từ 15 - 30%; khu vực trung và nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30 - 60%, có nơi trên 70% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Từ tháng 12.2022-1.2023, tại khu vực Bắc Trung Bộ tổng lượng mưa ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 15 - 30%, khu vực trung Trung Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 11 năm 2022, tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn từ 50-100% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, có nơi cao hơn; tại khu vực nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 20 - 40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 12.2022 - 1.2023, tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn từ 20 - 40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Đề phòng nước dâng do bão trong các tháng cuối năm

Các đợt không khí lạnh vào các tháng cuối năm 2022 có khả năng gây sóng cao 2-4m cho toàn bộ vùng biển từ bắc vào nam, riêng vùng biển Cà Mau-Kiên Giang sóng biển chỉ phổ biến 1-2m.

Ven biển các tỉnh khu vực Trung Bộ cần lưu ý đề phòng nước dâng do bão trong khoảng từ tháng 10 - 12.2022 với xác suất khoảng 70%. Trong tháng 11 - 12.2022 khu vực ven biển Trung Bộ (các tỉnh từ Phú Yên trở vào phía nam) và ven biển đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện nước dâng do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh.

Ngoài ra, từ tháng 11.2022 đến tháng 1.2023, tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 5 đợt triều cường. Trường hợp triều cường trùng với thời kỳ gió mùa đông bắc có cường độ mạnh sẽ gây ngập lụt tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển và cửa sông khu vực ven biển Nam Bộ.

I. DIỄN BIẾN KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN, HẢI VĂN (từ tháng 8đến ngày 15/9/2022).

1. Khí tượng

1.1 Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

Từ tháng 8/2022 đến nay (15/9) trên khu vực Biển Đông đã xuất hiện 02 cơn bão và 01 ATNĐ.

Bão số 2 xuất hiện từ một vùng áp thấp trên Biển Đông vào ngày 7/8/2022, đến chiều ngày 08/8 vùng áp thấp mạnh lên thành ATNĐ sau đó đến chiều ngày 09/9/2022 ATNĐ mạnh lên thành bão số 2 có tên quốc tế MULAN đi vào tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng vào sáng sớm ngày 11/08/2022.

Bão số 3 có tên Quốc tế Ma-on. Bão số 3 được hình thành từ một vùng áp thấp ở phía Đông đảo Lu-dong của Philippin. Đến chiều ngày 23/8 bão Ma-on đi vào khu vực Biển Đông trở thành cơn bão số 3 năm 2022. Bão số 3 chủ yếu di chuyển theo hướng Tây sau chuyển hướng Tây Bắc và đi vào đất liền khu vực các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam (Trung Quốc) vào chiều 25/8. Sau đó bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc rồi suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần trên khu vực vùng núi phía Bắc nước ta.

ATNĐ số 1 xuất hiện trên Biển Đông vào sáng ngày 04/8, đến trưa cùng ngày ATNĐ này đi vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó tan dần.

1.2. Nhiệt độ và nắng nóng

a) Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tháng 8, ở các khu vực phổ biến 27,9 - 29,50C thấp hơn TKCKH 0,2 - 0,70C, cũng như thấp hơn năm 2021 cùng kỳ 1,8 - 2,40C

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối các khu vực phổ biến 35,3 - 37,20C; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vùng núi 22,5 - 23,20C, vùng đồng bằng ven biển 23,4 - 24,70C

b) Nắng nóng

Từ tháng 8/2022 đến nay (15/9) nắng nóng chỉ xảy ra trong tháng 8/2022, nửa đầu tháng 9/2022 không xảy ra nắng nóng. Tuy nhiên nắng nóng xảy ra trong tháng 8/2022 ở cường độ nhẹ và số ngày nắng nóng không liên tục và chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng núi phía Tây và Tp Hà Tĩnh. Riêng ngày 04/8 toàn tỉnh có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35,3 - 37,20C.

1.2 Lượng mưa và mưa lớn

a) Lượng mưa:

Tổng lượng mưa tháng 8/2022, phổ biến 121 - 216mm; một số khu vực có lượng mưa cao hơn như Sơn Diệm, Linh Cảm, Hương Khê, Hương Trạch và Hoành Sơn phổ biến 237 - 280mm.

Số ngày có mưa dao động 10 - 19 ngày, riêng Kỳ Anh, Cẩm Nhượng và Thạch Đồng 7 - 9 ngày.

b) Mưa lớn:

Trong tháng 8/2022 và nửa đầu tháng 9/2022 xảy ra 2 đợt mưa vừa, mưa to; đợt 1 xảy ra từ chiều ngày 07/8 đến sáng ngày 09/8 do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối ATNĐ sau mạnh lên thành bão số 2 khu vực có mưa, có nơi mưa vừa (riêng ven biển phía Nam có mưa to đến rất to) với tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 25 – 75mm (riêng Cẩm Nhượng 124mm, Kỳ Anh 184mm, Hoành Sơn 191mm).

Đợt 2 xảy ra từ ngày 07/9 – 10/9 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Trung Trung Bộ hoạt động mạnh kết hợp với lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu và nhiễu động đới gió Đông do đó toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, riêng đêm 08, ngày 09/9 có mưa rất to và dông với tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 185 – 290mm, riêng Thạch Đồng 303mm, Cẩm Nhượng 371mm.

2. Thủy văn

Từ tháng 8/2022 đến nửa đầu tháng 9/2022 trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố xuất hiện 02 đợt dao động (từ ngày 07 - 11/8 và 21 - 23/8) và 01 đợt lũ nhỏ vào các ngày 08 - 10/9 với biên độ lũ lên từ 2,36 - 3,12m, các đỉnh lũ đều đang ở mức dưới BĐI. Những ngày còn lại phổ biến ở xu thế biến đổi chậm.

Sông La, Rào Cái và Cửa Nhượng chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Dòng chảy: Lượng dòng chảy trung bình từ tháng 8 đến 15/9/2022 trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10 - 30% và xấp xỉ  năm 2021 cùng thời kỳ.

Hồ chứa: Dung tích các hồ chứa lớn ở khu vực Hà Tĩnh tính đến ngày 15/9/2022 chủ yếu đạt từ 40,5 - 62,6% (riêng hồ Bộc Nguyên, Cu Lây, Kim Sơn, Sông Rác đạt từ 71,0 - 83,3%) so với dung tích thiết kế và đạt 101,8 - 200,9% (riêng hồ Ngàn Trươi đạt 63,9%) so với năm 2021 cùng thời kỳ.

3. Hải văn

Từ tháng 08/2022 đến 15/9/2022, độ cao sóng ven bờ biển khu vực Hà Tĩnh phổ biến dưới 0,75m, ngoài khơi 1,0 - 2,0m.

Thủy triều vùng biển Hà Tĩnh từ tháng 8/2022 đến 15/9/2022 xuất hiện 03 lần triều cường vào ngày các ngày 11 - 12/8, 25 - 27/8 và 08 - 09/9

II. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN, HẢI VĂN TỪ THÁNG 10 NĂM 2022 ĐẾN THÁNG 03 NĂM 2023

1. Khí tượng

1.1 Hiện tượng ENSO

Hiện tại, hiện tượng ENSO vẫn đang duy trì ở trạng thái La Nina với cường độ trung bình. Dự báo từ nay đến hết năm 2022 hiện tượng La Nina xảy ra với xác suất 80 – 90%. Từ tháng 01-03/2023 trạng thái lanila vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng với cường độ yếu hơn và xác suất giảm xuống 50 – 60%.

1.2 Bão, ATNĐ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

a. Bão, ATNĐ

Từ nay đến hết tháng 03 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 5 - 7 cơn bão và ATNĐ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Hà Tĩnh khoảng 1 cơn.

Ngoài ra cần đề đề phòng hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, sét và gió giật mạnh.

b. Nhiệt độ và không khí lạnh

Nhiệt độ trung bình mùa vụ ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN và cao hơn so với năm 2021 cụ thể: Tháng 10 – 11/2022, khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN khoảng 0,50C, tháng 12/2022 thấp hơn so với TBNN 0,50C. Tháng 01 - 03/2023 xấp xỉ TBNN.

Không khí lạnh hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông có khả năng ở mức thấp hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ.

Cơn bão tháng 8 2023

1.3 Lượng mưa

Nhìn chung, tổng lượng mưa cả mùa vụ khả năng thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN và các đợt mưa lớn ít hơn TBNN nhưng có khả năng nhiều hơn năm 2021.

Tháng 10/2022 ở mức cao hơn TBNN từ 15 - 30%. Tháng 11/2022 và tháng 03/2023 xấp xỉ TBNN, Tháng 12/2022, tháng 01/2023 và tháng 02/2023 ở mức thấp hơn so với TBNN 10 - 20%.

Cơn bão tháng 8 2023

2. Thủy văn

Từ cuối tháng 09 đến hết tháng 10/2022, trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện 02 - 03 đợt lũ. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông có khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất.

- Đỉnh lũ trên sông La có khả năng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ BĐI và có khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt lũ.

- Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng ở mức từ BĐI – BĐII và trên BĐII với khả năng xuất hiện 2 - 3 đợt lũ.

Từ tháng 12/2022 - 03/2023, mực nước trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh chủ yếu biến đổi chậm theo xu thế giảm dần.

Lưu lượng dòng chảy trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 15 - 25%.

3. Hải văn

Từ nay đến hết tháng 10 là tháng trọng điểm của mùa mưa bão lũ,cần lưu ý đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão và ảnh hưởng của những đợt không khí lạnh mạnh từ tháng 11 đến tháng 03/2023 gây sóng cao 2,0 - 3,0m.

Thuỷ triều vùng biển Hà Tĩnh chủ yếu ở chế độ nhật triều không đều. Từ nửa cuối tháng 9/2022 đến tháng 12/2022 vùng biển Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện các đợt triều cường vào các ngày 22 - 23/9, 05 - 07/10, 19 - 20/10, 31/10 - 02/11, 15 - 17/11, 28-29/11, 10-13/12, 25-27/12.

Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh