Có nên mua xe giấy to đi đường

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Các TP lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng tiếp tục giãn cách xã hội, kiểm soát người ra đường. Do đó, người dân muốn ra đường phải có lý do chính đáng và xuất trình giấy đi đường tại các chốt kiểm soát dịch. Tuy nhiên vẫn có một số người mua bán, sử dụng giấy đi đường giả, scan để “thông chốt”. Có một tiếng lóng bắt nguồn từ giới chơi xe thể thao (sport) vì quá đam mê mà tìm mọi cách để sở hữu loại xe thể thao trong khi có những xe không rõ nguồn gốc, giấy tờ theo quy định. Sau đó, "xipo giấy đi đường" được dùng để chỉ loại giấy đi đường không hợp pháp, giấy "mẹ" đẻ ra giấy "con" hay còn gọi là giấy "mẹ bồng con". Chuyên gia pháp lý cho biết, tùy theo mức độ, việc mua bán, sử dụng giấy đi đường không hợp pháp để "thông chốt" có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bản tin Covid-19 ngày 7.9: Cả nước 14.208 ca | Nhiều địa phương phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội

Làm giả giấy đi đường để "thông chốt"

Trước đó, Thanh Niên đã từng thông tin về một số trường hợp "xipo giấy đi đường". Cụ thể, khoảng 8 giờ ngày 3.9 tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường số 4, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, T.X.T. (30 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) và T.T.S. (33 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, cùng là nhân viên tại một doanh nghiệp) đến chốt xuất trình giấy đi đường xin qua.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác Công an P.Hiệp Bình Phước phát hiện giấy giả, xipo giấy đi đường nên đưa về trụ sở làm việc.

Qua làm việc, tổ công tác biết 2 giấy đi đường giả này do bà Đ.T.B (35 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, chủ doanh nghiệp) nhờ người làm theo mẫu của Công an TP.HCM cấp.

Cùng ngày, lúc 17 giờ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 Nguyễn Văn Thương, đường Điện Biên Phủ (P.25, Q.Bình Thạnh), N.P.T. (27 tuổi, ngụ Q.3) đến xuất trình giấy đi đường giống mẫu của PC08 ký xin qua. Nhưng qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện có dấu hiệu nghi vấn tại vị trí dấu mộc trên giấy đi đường của T. nên mời về Công an phường làm rõ.

Liên quan đến vấn đề xipo giấy đi đường và làm giả giấy đi đường để thông chốt, trước đó, tại cuộc họp báo chiều 3.9, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đã đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo mua bán giấy đi đường. Hiện lực lượng trực chốt đã được hướng dẫn nhận diện giấy đi đường, dễ dàng phát hiện giấy giả mạo. Nếu người dân dùng giấy giả thì sẽ bị xử lý.

Sở Y tế TP.HCM lý giải việc tiêm Pfizer mũi 2 cho người tiêm Moderna mũi 1

\n

Làm giả giấy đi đường có thể bị phạt 7 năm tù giam

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Bùi Quốc Tuấn (thuộc đoàn LS TP.HCM) cho biết, cá nhân làm giả, xipo giấy đi đường, scan màu... mua, bán giấy đi đường của cơ quan, tổ chức là hành vi có dấu hiệu phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 341 bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hành vi này bị xử phạt hành chính từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc bị phạt tù đến 7 năm tù tùy theo từng mức độ vi phạm.

LS Hoàng Tư Lượng (thuộc đoàn LS TP.HCM) đồng tình với ý kiến này của LS Bùi Quốc Tuấn và cho biết thêm, theo Điều 339 Bộ BLHS 2015, trong trường hợp người dân biết giấy đi đường không đúng quy định nhưng vẫn thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng có thể bị xử lý hình sự về tội “Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác” bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm...

Ngoài ra, Điều 359 BLHS năm 2015 quy định, phạt tù từ 1 - 5 năm đối với người có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn... LS Lượng lưu ý.

Trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Đình Dương, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) cho biết, việc người dân sử dụng giấy đi đường giả hoặc không đúng mục đích tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng do việc lưu thông không được kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch.

Đối với việc xipo giấy đi đường và các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng nhóm đối tượng được phép lưu thông, lực lượng chức năng sẽ lập biên bản xử lý theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đồng thời thu hồi giấy đi đường. "Để hạn chế dịch bệnh lây lan, mỗi người dân cần có ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các quy định của Chính phủ, TPHCM về giãn cách xã hội nhằm chung tay cùng đẩy lùi dịch bệnh",  thượng tá Nguyễn Đình Dương khuyến cáo.

Phong trào chơi xe moto đang rất phát triển tại Việt Nam, để sở hữu những chiếc moto phân khối lớn, người chơi xe phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ, nhưng cũng có khá nhiều xe “tương đương” nhau lại có giá khá rẻ, vì sao lại như vậy ? Câu trả lời sẽ nằm ở chỗ GIẤY TỜ XE.

Ví dụ một chiếc Honda CBR1000 2015 mới có giá bán tại Việt Nam đến 32,500 USD, nhưng lại cũng CBR1000 ví dụ date 2013 nhưng giá bán lại chỉ khoảng từ 7000-10000 USD, vì sao chỉ chưa tới 2 năm mà giá lại chênh lệch đến vậy, đơn giản vì khác nhau về nguồn gốc giấy tờ.

Bài này sẽ tổng hợp lại các loại giấy tờ khác nhau để anh em cùng tham khảo, đưa ra lựa chọn đúng đắn cho chiếc xe của mình.

Các loại giấy tờ xe:

1. Hải Quan Chính Ngạch (HQCN)
2. Thanh Lý Xịn
3. Mẹ Bồng Con (MBC)
4. Giấy Sàn – Giấy Tháp
5. Giấy Tờ Hợp Lệ (GTHL)
6. Giấy Thanh Lý Một Chổ Có Gốc
7. Xe biển NN
8. Giấy Tào Lao và Giấy khác

Giấy tờ hợp lệ – GTHL

Đây là loại giấy được cấp cho chủ xe, và có thể sang tên chuyển vùng cho người mua hoàn toàn một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì khi lưu thông trên đường.
Nhược điểm : Thường xe có giấy tờ chính chủ thường có giá cao.

Có nên mua xe giấy to đi đường

Hải quan chính ngạch (HQCN): Là loại giấy xịn và có giá bán cao nhất, ví dụ: Z1000 2015 giá ~ 23,000 USD, CBR1000RR Repsol 2015 giá ~ 32,500 USD, R1 2015 giá ~ 30,000 USD……loại giấy này thì không có vấn đề gì phải lo, rút gốc sang tên thoải mái, sở dĩ xe hải quan có giá cao như vậy vì nó bị đội lên đầu nhiều thứ thuế, tổng các thứ thuế lại thì giá trị của chiếc xe tăng lên khoảng hơn 2,05 lần.

Thanh lý xịn

Là xe được thanh lý từ công an (nguồn là những chiếc không giấy tờ, giấy tờ hợp lệ, mẹ bồng con…). Loại xe này có thể rút gốc và sang tên bình thường như HQCN, giá bán thấp hơn HQCN tí xíu. Xe được nhập về dưới dạng kèm theo hàng hóa khác (ko có tờ khai HQ), Xe nhập về dưới dạng buôn lậu. Xe ”không có chủ sở hữu hợp pháp”. Bị Công an bắt giữ, tịch thu và làm thủ tục đấu giá ” Có hội đồng bán đấu giá khai” theo từng chiếc hay từng lô. khi ra tên người mua có đề rõ trong đăng ký: Nguồn gốc : tịch thu sung công quỹ NN, trên đăng ký xe có 2 con dấu, 1 con trên chữ ký và 1 con giáp lai cắt đôi.

Có nên mua xe giấy to đi đường

Ưu điểm : Đây là loại xe có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với xe chính chủ giấy tờ hợp lệ
Nhược điểm : Thường khó khăn khi gặp vi phạm giao thông, thường bị CSGT kiểm tra gắt gao gây khó chịu. Thường loại xe này thường khó sang tên chuyển vùng được.

Mẹ bồng con (MBC)

Xe này là nhiều xe cùng chung 1 giấy nhưng chỉ có 1 xe sang tên được, ví dụ 4 xe dùng chung một bộ giấy thì chỉ 1 trong 4 xe sang tên được, 3 chiếc còn lại đi sang tên thì xác đinh…loại giấy này thì độ an toàn thấp hơn HQCN và Thanh lý xịn nhưng cao hơn so với mấy loại đươi đây.

Giấy sàn, giấy tháp

Giấy sàn (tháp) có 2 loại: xịn và dỏm – Xịn: tương tự MBC, nhưng xe đời thấp thường tháp vô xe đời cao, xe đời cao ko bao giờ tháp vô xe đời thấp. – Dỏm: giống MBC nhưng không rỏ ràng, giấy không đúng xe, không đúng phân khúc chỉ giống hảng sãn xuất ví dụ Honda CB400 tháp cho CBR600..nói chung giấy dỏm chỉ cần có giấy và trung số khung số máy là được.
=> Tất nhiên loại giấy này không thể sang tên.

Có nên mua xe giấy to đi đường

Ưu điểm : Đây là loại xe có giá khá rẻ gần như chỉ bằng 1/3 so với giá xe chính chủ
Nhược điểm : Đây là loại xe thường khó để lưu thông vì thường bị làm khó khi vi phạm giao thông và khi gặp CSGT. Loại xe này thường không thể sang tên được.

Giấy tờ hợp lệ: bao gồm Mẹ Bồng Con – Giấy Sàn, chỉ cần giấy tờ soi rọi là giấy thật là ok và cũng có 2 trượng hợp xịn và dỏm.
– Xịn: tương tự MBC và giấy sàn, nhưng xe đời thấp thường tháp vô xe đời cao, điều ngược lại không bao giờ xảy ra, nhiều trường hợp là chủ xe mua xe Nopp về xong có cavet bỏ vô luôn, đúng chủ nhưng ko sang tên được, đây cũng là GTHL loại xịn. Hay một số Biker bị móc bóp xong bọn cướp lấy giấy đó sàn vô xe Nopp, đây cũng gọi là GTHL loại xịn.
– Dỏm: giống MBC và giấy sàn nhưng không rỏ ràng, giấy không đúng xe, không đúng phân khúc chỉ giống hãng…nói chung giấy dỏm chỉ cần có giấy là được, nhiều khi tiệm cầm đồ thu mua các loại giấy này xong xả ra, gian thương mua xong tháp vào bán kím lời hoặc giấy tờ của một số Biker làm giả chất lượng cao bán, các loại này thường gọi là GTHL loại dỏm, một số xe GTHL ko trùng với số khung, số máy.
=> Tất nhiên loại giấy này cũng không thể sang tên.
Ưu điểm : giá thành xe khá rẻ
Nhược điểm : Không thể sang tên được, khi vi phạm giao thông hay bị CSGT kiểm tra thường phải nhờ người cầm cavet xe gốc lên để đóng phạt

Giấy thanh lý một chỗ có gốc:

Giấy này thường là giấy thanh lý của Công An, xe để ở kho bãi quá lâu không dùng nữa nên công an thanh lý sung công quỷ nhà nước, thông thường là thanh lý nguyên lô, cho nên Công An đếm bao nhiêu xe rồi ra bao nhiêu cavec thôi, các cavet này ko sang tên được, chỉ chủ lô đứng tên, trong cavec chỉ ghi tên chủ xe – số khung – số máy – biển số – hảng sản xuất – nguồn gốc: Xe Thanh Lý.
=> Tất nhiên loại giấy này cũng không thể sang tên.

Xe biển NN

Xe biển nhà nghèo nôm na là đầy đủ thủ tục hợp pháp để lưu hành xe tại Việt Nam nếu chủ gốc trên đăng ký vẫn còn ở Việt nam và còn thời hạn lưu hành trên đăng ký. khi bán xe chủ xe hay nói ” Đăng ký còn thời hạn đến.. hoặc vô thời hạn” mua xe này cũng ko sang tên đc chủ mới – nếu muốn sang tên thì tiền thuế đắt hơn tiền xe. Còn thiếu loại giấy nào nữa thì aem góp ý kiến để thêm vào nhé..

Xe không giấy

Đây là loại xe không hề có bất kỳ giấy tờ xe. Thường loại xe này thường là xe Miên (xe bãi Campuchia), hoặc xe “đá”.
Ưu điểm : giá thành xe thật sự khá rẻ VD: chỉ cần 10tr bạn đã có thể sở hữu 1 chiếc Yamaha Exciter
Nhược điểm : xe này thật sự khó có thể lưu thông, vì khi vi phạm giao thông, hay bị CSGT kiểm tra thì chắc chắn chiếc xế yêu sẽ bị tịch thu.Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/ 07/ 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người có hành vi “Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có” có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện phạm pháp.

*** Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra chúng ta chỉ nên sử dụng xe chính chủ.

Bên cạnh đó, bạn đọc tham khảo: Mua xe máy, xe môtô cũ đã qua sử dụng? Đừng bỏ qua những kiến thức này.