Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ

Vợ chồng anh Hùng, chị Linh quê ở Ý Yên, Nam Định kết hôn năm 2015. Sau khi cưới, anh chị được bố mẹ hai bên dồn tiền mua cho một căn nhà 3 tầng, rộng 40m2 ở phố Xốm, Hà Đông.

Cả hai đều làm trong nội thành, đi lại khá vất vả. Nhất là sau khi chị Linh sinh bé đầu lòng, việc đi làm quá xa nhà khiến chị gặp không ít khó khăn. Vì vậy, anh chị luôn mong muốn đổi nhà vào nội thành cho tiện đi lại.

“Muốn đổi nhà gần trung tâm nên vợ chồng mình chịu khó tìm hiểu nhà đất quanh khu vực hai vợ chồng làm việc. Tuy nhiên, đất nội thành đắt đỏ, mua nhà mặt đất là ngoài khả năng. Bởi, tổng thu nhập của cả hai chưa được 16 triệu đồng/tháng, còn nhà đang ở bán đi chỉ được hơn 1 tỷ. Tầm tiền đó cũng khó mua được một căn chung cư”, anh Hùng kể.

Khi đang do dự, anh Hùng được bạn bè tư vấn nên đầu tư mua nhà tập thể cũ hoặc chung cư cũ là hơn. Nhìn bề ngoài xập xệ, ít tiện ích như các khu chung cư mới, hiện đại, song đổi lại, hầu hết nhà tập thể cũ đều có vị thế đắc địa, ngay trung tâm thành phố, dịch vụ tiện lợi.

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ
Vợ chồng anh Hùng quyết định mua căn hộ tập thể cũ giá 1,7 tỷ đồng, đợi nhà đầu tư mua lại, sửa chữa (Ảnh minh họa)

Quan trọng là, theo kinh nghiệm của nhiều người, hầu hết các chung cư, tập thể cũ có vị thế đẹp, sớm muộn sẽ có nhà đầu tư mua rồi xây dựng lại. Khi đó, chủ sở hữu sẽ được hưởng sản phẩm tái định cư tại chỗ hoặc chi trả bằng tiền mặt, sau này lợi lớn.

Tham khảo từ nhiều nguồn, tháng 2/2017, vợ chồng anh Hùng thống nhất bán căn nhà đất giá 1,3 tỷ đồng để mua căn nhà căn tập thể cũ ở khu Đống Đa, Hà Nội. Căn anh chị mua nằm ở tầng 5 là tầng áp mái, diện tích thực tế trên sổ đỏ là 28m2, diện tích sử dụng là 60m2 do chủ cũ cơi nới đua chuồng cọp ra cả mặt trước và mặt sau với giá 1,7 tỷ đồng. Thiếu 400 triệu, anh chị vay anh em trong nhà.

“Căn tập thể mình mua rất cũ, tuy nằm trong ngõ nhưng ngay giữa trung tâm thành phố. Tại thời điểm mua, nhiều người nói khu đó sắp tới nhiều khả năng sẽ có chủ đầu tư xây dựng lại nên vợ chồng mình hy vọng lắm. Có điều để về ở được, vợ chồng cũng phải đầu tư thêm hơn trăm triệu sửa lại nền, bếp và mua nội thất”, chị Linh nói.

Tuy nhiên, anh Hùng cho hay, khi dọn về ở rồi mới nhận ra có quá nhiều bất cập, bởi khu tập thể cũ vốn không có dịch vụ, không bảo vệ, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng không có chỗ gửi xe. Anh chị phải gửi xe ở một tòa nhà khác, mỗi ngày đi làm đều phải đi bộ một đoạn xa mới lấy được xe nên rất bất tiện.

Đặc biệt, căn xuống cấp mỗi ngày. “Sau hơn năm về ở, tường nhà mình bị nứt rất nhiều. Trần nhà còn thấm nước dột các góc. Mỗi lần mưa to gió lớn, vợ chồng mình lại phải mang thau chậu vào hứng nước. Nền nhà cũng bị lún nhiều chỗ. Mình thuê thợ sửa nhiều lần song chỉ được một thời gian là lại hỏng”.

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ
Căn tập thể cũ của vợ chồng anh Hùng xuống cấp trầm trọng (Ảnh minh họa)

Vợ chồng anh Hùng cố ở 4 năm, vẫn chẳng thấy nhà đầu tư nào mua lại khu tập thể như những gì anh nghe được trước đó, trong khi chất lượng nhà xấu đi mỗi ngày. Thậm chí, có hôm vợ chồng anh đang ngồi ăn cơm, bị cả mảng vữa trên trần nhà rơi đúng vào mâm, may không ai bị thương.

Không thể kiên nhẫn chờ thêm, anh Hùng bàn với vợ rao bán căn hộ để mua chung cư khác. Tuy nhiên, đăng bán cả năm nay, vợ chồng anh vẫn chưa bán được bởi nhà quá xuống cấp lại ở tầng áp mái. “Mình chấp nhận bán lỗ vốn, thấp hơn cả giá mua vào nhưng vẫn không ai mua. Khách vào xem thì nhiều nhưng ai cũng chê nhà cũ quá, đợi dự án cải tạo thì không biết tới bao giờ”.

Anh Hùng kể, từ đầu năm nay, thấy nhà xập xệ, tường vữa bong tróc, ở không còn an toàn nữa, vợ chồng anh đành đưa con ra ngoài thuê trọ đợi bán nhà.

“Mình đang thuê một căn hộ gần khu tập thể, giá 3,5 triệu đồng/tháng bao gồm cả điện nước. Nhà thì không bán được, nợ cũ ngày trước vẫn chưa trả xong, giờ lại phải đi thuê chỗ khác để ở trong khi nhà có thì để không. Chỉ mong bán được căn tập thể cũ để mua nhà chỗ khác, khi ấy mới bớt áp lực”, anh Hùng chia sẻ.

Hiện nay, khá nhiều người quan tâm đầu tư nhà tập thể cũ và chung cư cũ nhờ vị trí đắc địa của nó. Họ mua với mong muốn sẽ được chủ đầu tư mua lại, cải tạo, khi đó sẽ được đền bù hoặc được ở sản phẩm tái định cư tốt hơn.

Song, trên thực tế, các khu tập cũ tại Hà Nội, TP.HCM tương đối nhiều, không thể cùng một thời điểm phá dỡ, xây dựng lại toàn bộ. Quá trình cải tạo, xây dựng là về lâu dài, nên người mua cần xem xét, cân nhắc thật kỹ.

Các chuyên gia tư vấn bất động sản đưa ra những lưu ý, nên lựa chọn những căn ngang giá, có diện tích sổ đỏ lớn hơn để mua. Chú ý tới các tiện ích xung quanh khu tập thể, chung cư cũ. Ưu tiên vị trí gần với trường học, chợ, bệnh viện và cơ quan làm việc để dễ được đền bù hoặc khi bán lại cũng được giá hơn.

Tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý, tránh việc giao dịch chỉ có giấy viết tay. Nên yêu cầu kiểm tra diện tích sổ đỏ trước khi mua. Diện tích đất sử dụng và số liệu ghi trong sổ đỏ phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn cơi nới với sổ đỏ xảy ra tranh chấp về sau.

Hơn nữa, khi tiến hành sửa chữa cải tạo căn hộ tập thể cũ cần tuyệt đối không được phép thay đổi kết cấu mặc định của căn hộ chung cư. Không được cơi nới thêm diện tích căn hộ, bởi gây ảnh hưởng đến kết cấu chung cũng như những căn hộ khác.

Thu Giang

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ

“Nếu giờ ngân hàng không hỗ trợ, chẳng lẽ ngân hàng đang muốn khách hàng phá sản để siết nợ tài sản? Hay ngân hàng muốn khách hàng tồn tại và đồng hành cùng ngân hàng?”, một người dân vay tiền mua nhà ở TPHCM cho biết.

Trong cơn bão tăng giá bất động sản, nhiều người sống xa trung tâm không dễ để sở hữu nhà ở tại khu vực nội đô. Báo cáo gần đây của CBRE cho thấy, bình quân giá căn hộ tại Hà Nội trong năm 2021 đã đạt gần 37 triệu đồng/m2, tăng 13%, vượt xa mức thu nhập trung bình của người lao động.

Để thuận tiện cho công việc và sinh hoạt, không ít người chấp nhận tìm mua các căn hộ chung cư cũ với mức giá hợp lý và một bộ phận trong đó tìm đến phân khúc nhà tập thể cũ.

Nhà tập thể cũ thường thu hút người mua bằng các ưu điểm như vị trí đẹp, giá tốt, cơ hội được đền bù khi cải tạo. Vì thế, nhiều người sẵn sàng chi vài tỷ đồng để mua một căn hộ tập thể tuổi đời trên 30 năm để ở. Tuy nhiên cuộc sống tại khu tập thể cũ đôi khi khiến người mua bất ngờ, trong nhiều trường hợp là “vỡ mộng”.

Liên tục phát sinh bất cập

Vợ chồng anh Tuấn, chị Sen vừa mua một hộ 57m2 tại tầng 2 của một khu tập thể cũ ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình (TP Hà Nội) với giá 2,05 tỷ đồng. Căn hộ đã được chủ cũ cơi nới thêm hơn 10m2 nên diện tích sử dụng thực tế gần 70m2, đủ để bố trí 2 phòng ngủ, 1 phòng làm việc và công trình phụ thiết yếu. Dù chủ nhà cũ và môi giới đã nói trước về các hạn chế như: không có chỗ để xe, nhà chỉ có 1 phòng tắm và vệ sinh, cầu thang bộ, không có cách âm… nhưng gia đình anh Tuấn vẫn quyết mua vì những tiện ích vượt trội.

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ
Nhà tập thể cũ có ưu điểm như vị trí đẹp, giá tốt, cơ hội được đền bù khi cải tạo

“Có rất nhiều điều không thể ngờ tới về cuộc sống trong những căn hộ kiểu này”, anh Tuấn kể. Thứ nhất là việc gửi xe. Gần 2 tháng đầu, 2 vợ chồng kiên trì dắt xe lên nhà nhưng dần thấy bất tiện nên phải đi tìm chỗ gửi ngoài. Tuy nhiên việc tìm được chỗ nhận gửi xe quanh khu tập thể rất khó vì chỉ có 1-2 nhà làm dịch vụ này và đều đã kín chỗ. Năn nỉ mãi thì anh Tuấn xin được suất gửi xe cho vợ với giá 350.000 đồng/tháng còn mình thì phải tiếp tục “công cuộc” dắt xe lên tầng 2. Ba tháng sau anh Tuấn mua ô tô và phí gửi xe cũng làm anh ngã ngửa vì lên tới 2,5 triệu đồng/tháng, đắt gấp đôi mức phí tại các khu chung cư mới. Như vậy, chỉ tính riêng phí gửi xe, mỗi tháng vợ chồng anh Tuấn phải chi tới 2,85 triệu đồng.

Chưa kể, anh Tuấn cho hay cuộc sống mới cũng phát sinh nhiều bất cập khác. Chẳng hạn từ hồi tháng 11, 12 năm ngoái, nhà anh thường xuyên mất nước, có tuần mất 3 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 ngày. Anh phải mua thêm máy bơm, thuê thợ xử lý để có nước dùng. Chưa kể nhà cũ nên thỉnh thoảng các bức tường lại ngấm nước mưa, thậm chí cả nước từ nhà tắm, nhà vệ sinh của căn hộ tầng trên. Việc tắc bồn cầu, tắc nước thải từ bồn rửa bát cũng liên tục xảy ra khiến dăm bữa, nửa tháng gia đình anh chị lại phải gọi thợ một lần.

“Đấu tranh tư tưởng để bán một căn hộ ngoại thành rồi mua một căn hộ cũ trung tâm, mục đích là để cải thiện các bất tiện trong việc đi làm, đi học của con cái nhưng giờ mọi thứ lại rối như tơ vò. Chúng tôi đã chi ra hơn 200 triệu để cải tạo, sửa chữa lại những thứ xuống cấp, mong là tới đây không phải sửa thêm gì nữa”, chị Sen than thở.

Ngoài ra, chị Sen kể khu nhà của chị rất ồn vì các gia đình thường xuyên sửa chữa. “Có hôm 7h sáng đã nghe tiếng khoan, đục, đến 12h trưa mới ngớt và sau đó lại tiếp tục đến 5h chiều. Rất mệt mỏi”, chị Sen cho biết thêm.

Mua để ở rồi vội vàng bán lại

Căn hộ tập thể cũ trở nên “hot” trong nửa năm trở lại đây sau khi Chính phủ công bố Nghị định 69/2021 về việc cải tạo các khu tập thể cũ xuống cấp. Khảo sát cho thấy, giá căn hộ cũ đã rục rịch tăng, không ít căn đã chạm mức giá 40-50 triệu đồng/m2. Trong 6 tháng gần đây, giá nhà tập thể cũ đã tăng khoảng 3-5%.

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ
Nhiều cặp vợ chồng trẻ "vỡ mộng" khi sống trong các khu tập thể cũ đã xuống cấp

Một bộ phận người mua hướng đến phân khúc nhà tập thể cũ nhằm mục đích ở thực. Song cũng có một bộ phận khác tìm mua loại hình này để đầu tư, có người cải tạo cho thuê thông thường, có người cho thuê theo ngày dưới dạng homestay, một số căn hộ ở tầng 1 còn được cải tạo để làm quán cafe, studio chụp ảnh, có người mua xong không ở cũng không cho thuê, chỉ để chờ ngày được đền bù khi cải tạo…

Môi giới nhà đất tên Hòa cũng cho biết, nhiều vợ chồng trẻ sau khi mua loại hình căn hộ loại này để ở đã liên hệ lại với đơn vị trung gian để rao bán vì không phù hợp. Trên thực tế, phần lớn cư dân của các khu tập thể cũ là người già nên thói quen, nhu cầu sinh hoạt khác biệt, không phù hợp với các gia đình trẻ. Một số gia đình mới về đã bị hàng xóm phê bình vì con cái làm ồn vào buổi tối.

Ngay cả việc mua để chờ cải tạo, môi giới này cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc các rủi ro đi kèm vì việc cải tạo tập thể cũ thường không dễ. “Năm 2016, tôi môi giới cho một người mua căn hộ tại Khu tập thể Ngọc Khánh, quận Ba Đình với giá 1,2 tỷ đồng. Anh này cũng mua để ở kết hợp đầu tư, chờ cải tạo nhưng đến tận bây giờ thành phố mới ra quyết định di dời dân và không rõ bao giờ mới cải tạo xong. Nếu dùng khoản tiền đó để đầu tư các tài sản khác thì có lẽ đến nay lợi nhuận đã lớn hơn rất nhiều”, môi giới Hòa kể.

Các chuyên gia tư vấn bất động sản cũng đưa ra lời khuyên cho các gia đình trẻ nếu mua nhà tập thể cũ cần xem xét, cân nhắc thật kỹ, nên lựa chọn những căn ngang giá, có diện tích sổ đỏ lớn hơn để mua. Chú ý tới các tiện ích xung quanh khu tập thể, chung cư cũ. Ưu tiên vị trí gần với trường học, chợ, bệnh viện và cơ quan làm việc để dễ được đền bù hoặc khi bán lại cũng được giá hơn.

Tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý, tránh việc giao dịch chỉ có giấy viết tay. Nên yêu cầu kiểm tra diện tích sổ đỏ trước khi mua. Diện tích đất sử dụng và số liệu ghi trong sổ đỏ phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn cơi nới với sổ đỏ xảy ra tranh chấp về sau.

Lâm Tùng

Có nên mua nhà tập the không có sổ đỏ

Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây lại toàn diện các chung cư cũ, phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trước quý III/2023 và đến năm 2045 hoàn thành cơ bản công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.