Có nên giữ tiền của người đã mất

Để đạt đến cuộc sống an nhàn, bạn thường được khuyên nên tiết kiệm ngay từ hôm nay. Tuy nhiên, bạn thường sẽ gặp những tình huống cần dùng đến tiền trước khi số tiền tích lũy đạt đến con số mong muốn. Việc phân chia số tiền và tìm nơi giữ tiền phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau sẽ giúp việc tiết kiệm của bạn đạt hiệu quả hơn.

Sinh hoạt phí hàng ngày là khoản chi tiêu cố định, cần thiết để duy trì những nhu cầu cơ bản. Giữ tiền mặt trong ví được xem là cách giữ tiền hiệu quả vì bạn có thể dùng "ngay và luôn" để ăn uống, đi lại.

Thẻ ghi nợ [debit card] cũng là một lựa chọn tốt để giữ khoản chi tiêu mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc các chính sách và phí dịch vụ của ngân hàng để tiết kiệm các phát sinh khi cần rút tiền mặt hoặc giao dịch.

Dù chọn giữ tiền trong ví hay tài khoản ngân hàng, bạn luôn cần lường trước khoản chi tiêu cần cho một ngày hoặc một tuần để tránh trường hợp ‘chi quá đà’ hoặc phụ phí ngân hàng quá cao do giao dịch nhiều lần.

Trước nhất, bạn cần làm rõ với bản thân rằng: “Đây có phải là trường hợp khẩn cấp?”. Câu trả lời “Đúng” sẽ không áp dụng cho trường hợp bạn muốn ăn một bữa thật ngon sau một tuần dài làm việc vất vả hay một lọ nước hoa đang giảm giá. Quỹ khẩn cấp, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, chỉ được dành cho những tình huống khó khăn mà bạn không thể lường trước, ví dụ như mất việc, thiên tai, tai nạn…

Quỹ khẩn cấp nên được giữ ở nơi có thể dễ dàng rút ra khi cần. Một tài khoản tiết kiệm với thời gian đáo hạn linh hoạt là một lựa chọn tốt. Hãy thận trọng kiểm soát bản thân để không sử dụng khoản tiền này cho đến khi bạn thật sự cần đến.

Bạn cũng có thể tìm đến những gói bảo hiểm dành cho trường hợp khẩn cấp, vì chuyên gia sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ cấp thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả.

Tiết kiệm trung hạn không nên được hiểu là tiết kiệm có mục tiêu thuần túy, mà cần được xem như một khoản đầu tư sinh lời để tạo nguồn thu nhập thụ động trong thời gian dưới 5 năm. Khoản lợi nhuận có thể được dùng cho nhu cầu hưởng thụ ngắn hạn, ví dụ: một chuyến du lịch xa, một khóa học ngắn giúp phát triển bản thân, hoặc đưa vào tiết kiệm dài hạn…

Thông thường, ngân hàng là lựa chọn cho tiết kiệm trung hạn phổ biến. Tuy nhiên, lãi suất của hình thức này thường không cao. Bên cạnh đó, Bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư đang dần được xem là lựa chọn lý tưởng bởi mức độ lãi suất tương đối cao và ổn định, đồng thời có khả năng hỗ trợ tài chính trong các tình huống rủi ro.

Khoản tiết kiệm dài hạn được thực hiện theo mục tiêu cần đạt được sau thời gian 5 năm. Đó có thể là khoản tiền cần có một chuyến du lịch dài ngày ở nơi trong mơ, ví dụ đi châu Âu, hoặc sở hữu những tài sản lớn như mua nhà, mua xe, hoặc là khoản vốn đầu tư cho dự án khởi nghiệp của bạn.

Khoản tài sản này nên được đặt thành một mục riêng biệt trong tài khoản ngân hàng, được tích lũy hàng tháng và tuyệt đối không được rút ra. Ngoài ra, khoản tiết kiệm dài hạn có thể được tạo nên từ việc dùng khoản tiết kiệm trung hạn để đầu tư. Điều này có thể thực hiện nếu bạn giảm thiểu những nhu cầu hưởng thụ từ khoản tiết kiệm trung hạn.

Đây được xem là khoản tiền thứ hai thường bị ‘nhập nhằng’ với khoản tiền tiết kiệm. Có thể bạn đã dự trù trước những khoản chi cho kế hoạch tương lai của con, tuy nhiên các khoản phí trượt giá khi con vào đại học có thể làm bài toán của bạn không phù hợp với thực tế. Khi đó, phương án thường được các gia đình chọn là tìm đến những quỹ cho vay để chu toàn cho tương lai con cái. Tuy vậy, các khoản lãi suất cũng là điều các bậc phụ huynh nên cẩn thận xem xét trước khi lựa chọn giải pháp này.

Ngoài việc tìm đến các quỹ cho vay, một trong những cách an toàn để gây dựng quỹ cho con đường học vấn của con là tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tích luỹ giáo dục. Bạn có thể tham khảo sản phẩm PRU-TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG, một giải pháp tài chính giúp các bậc cha mẹ tích luỹ cho kế hoạch giáo dục cho con trẻ, đồng thời sẽ được hỗ trợ tài chính trong một số trường hợp rủi ro.

Chị Thúy gặp vướng mắc khi làm thủ tục mở thừa kế do vắng mặt người thụ hưởng - Ảnh: Quang Định

Những năm gần đây việc thừa kế sổ tiết kiệm dần trở nên phổ biến. Để lãnh các khoản tiền này, người thừa kế phải trải qua các thủ tục chặt chẽ.

Phải theo Luật dân sự

Chị Thúy [Q.4, TP.HCM] cho biết tháng 11-2015 mẹ chị đột ngột qua đời, sau khi lo xong hậu sự cho mẹ, gia đình chị Thúy lục lại giấy tờ thì phát hiện mẹ chị là bà Đ.T.T. có một sổ tiết kiệm với số tiền 300 triệu đồng gửi tại ACB chi nhánh Q.4.

Sau đó ba chị Thúy đã đem sổ hộ khẩu, sổ tiết kiệm và giấy chứng tử của mẹ chị đến NH để yêu cầu rút tiền.

Tại đây, NH yêu cầu gia đình chị phải đến phòng công chứng làm thủ tục thừa kế để chắc chắn rằng không có ai tranh chấp tài sản.

Tuy nhiên, khi ba chị Thúy đem giấy tờ sang phòng công chứng thì nơi này yêu cầu phải có giấy chứng tử của ông ngoại, đồng thời bà ngoại chị Thúy và toàn thể gia đình phải có mặt tại thời điểm công chứng.

“Hoàn cảnh gia đình tôi khá đặc biệt. Ông bà ngoại chia tay nhau từ nhiều năm trước, sau đó hai người đều có gia đình riêng. Ông ngoại tôi đã mất cách đây hơn 10 năm và gia đình người vợ sau của ông ngoại đã sang sinh sống ở nước ngoài, không liên lạc được để xin giấy chứng tử. Bà ngoại tôi cũng có gia đình khác và đang sống ở nước ngoài do vậy không thể có mặt tại thời điểm công chứng được. Vậy nên không thể hoàn tất thủ tục NH yêu cầu” - chị Thúy nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo chi nhánh TP.HCM một NH cổ phần lớn cho biết khi người gửi tiền còn sống, đó là quan hệ giữa cá nhân người gửi tiền và NH.

Tuy nhiên khi người gửi tiền mất đi thì giao dịch dân sự dừng lại và chuyển qua giai đoạn khác, phức tạp hơn vì có liên quan đến quy định thừa kế trong Luật dân sự.

Đó cũng là lý do NH không thể chi tiền trực tiếp cho người thân của người gửi tiền mà phải thông qua thủ tục mở thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Trong trường hợp này, theo luật sư Phạm Văn Thạnh [Đoàn luật sư TP.HCM], bà ngoại chị Thúy còn sống nhưng ở nước ngoài không thể có mặt tại thời điểm làm thủ tục có thể gửi thư từ chối nhận thừa kế về VN.

Còn ông ngoại chị Thúy đã mất thì phòng công chứng có thể yêu cầu làm bản cam đoan rằng người thừa kế đã mất có xác nhận của UBND phường.

Hàng ngàn sổ tiết kiệm không người nhận

Trường hợp người gửi tiết kiệm đột ngột qua đời không phải là hiếm. Thậm chí có trường hợp người gửi giữ bí mật về khoản tiền gửi này, đến khi qua đời người thân mới biết.

Chị Diệp [Q.10] cho biết mẹ chị qua đời cách đây năm năm. Sau khi lo xong đám tang của mẹ, gia đình chị mở tủ ra mới thấy một số cuốn sổ tiết kiệm mà mẹ chị để lại. Hai cuốn sổ gửi tại một NH cổ phần có trụ sở Q.1 gia đình đã hoàn thành thủ tục và lãnh tiền.

Tuy nhiên còn một cuốn sổ gửi tại NH khác khi gia đình đến hỏi thì NH trả lời cuốn sổ đó mẹ chị đã làm đơn cớ mất nên NH đã cấp lại sổ khác và hiện mẹ chị đã rút hết tiền trong sổ.

“Trong gia đình có người em hay chở mẹ tôi đi giao dịch muốn NH cung cấp thông tin cụ thể hơn để có thể nhớ lại sự việc nhưng NH không cung cấp. Chúng tôi cũng đã tìm cách kiểm tra thông tin về cuốn sổ thì vẫn nhận được câu trả lời tương tự. Sổ tiết kiệm chúng tôi còn cầm trong tay mà NH trả lời vậy chúng tôi cũng bán tín bán nghi, không biết thực hư ra sao. Tuy nhiên, người gửi là mẹ tôi đã mất nên chúng tôi cũng không biết làm gì” - chị Diệp nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều NH cũng xác nhận có nhiều trường hợp tài khoản đã lâu không hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch.

Khi các trường hợp này xảy ra, mỗi NH có một hướng giải quyết khác nhau. Lãnh đạo một NH cổ phần lớn cho biết có những khách hàng mà NH tìm mọi cách liên lạc nhưng không được nên có những khoản để treo 10 năm, 20 năm.

“Đó là các khoản gửi nhiều năm về trước. Hầu như NH nào cũng có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hồ sơ như thế này. Còn hiện nay do nhân viên thường xuyên liên lạc với khách hàng nên khoản bị treo giảm đi” - bà này nói.

Chi trả sổ tiết kiệm cho các đồng thừa kế

ACB cho biết việc chi trả sổ tiết kiệm trong trường hợp chủ sở hữu sổ tiết kiệm mất được NH thực hiện trên nguyên tắc là chi trả sổ tiết kiệm cho tất cả các đồng thừa kế của chủ sổ tiết kiệm.

Tất cả các đồng thừa kế có thể cùng đến NH ký nhận toàn bộ số tiền thừa kế hoặc các đồng thừa kế ủy quyền cho một người đến NH nhận. Việc ủy quyền được lập và xác thực tại các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp các đồng thừa kế không thể xuất trình đầy đủ những chứng từ thì các đồng thừa kế phải xuất trình văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại cơ quan công chứng theo quy định pháp luật hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của TAND có thẩm quyền.

Trường hợp của chị Thúy, ACB đã hướng dẫn cho người trực tiếp đến NH hỏi thủ tục là chồng của người mất về việc cần cung cấp cho ACB văn bản khai nhận di sản thừa kế được công chứng.

Trường hợp gia đình chị Thúy gặp vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ thì có thể liên hệ lại NH để được hướng dẫn.

* Công chứng viên Hoàng Mạnh Thắng [trưởng Phòng công chứng 7, TP.HCM]:

Công chứng cấp chứng nhận về thừa kế

Trong thực tiễn công chứng có khá nhiều trường hợp đến thực hiện thủ tục kê khai thừa kế để được tiếp tục thực hiện thủ tục lãnh tiền, rút tiền từ NH từ người thân đã mất.

Đó là những trường hợp gia đình có người thân mất đột ngột. Phức tạp hơn là có nhiều người gửi tiết kiệm theo hình thức không có sổ, hoặc do giấu gia đình nên yêu cầu NH không được gửi bất kỳ chứng từ nào về gia đình.

Những trường hợp như thế thì việc tra cứu, hỏi thông tin về tài khoản, sổ tiết kiệm hoặc thực hiện thủ tục thừa kế đối với tiền gửi của người thân tại NH thì người thừa kế yêu cầu hợp lệ NH phải giải quyết.

Nên yêu cầu phía NH trả lời bằng văn bản kể cả khi họ từ chối cung cấp thông tin để trong trường hợp cần thiết thì người yêu cầu có thể khiếu nại hoặc khởi kiện.

Về vấn đề thừa kế đối với tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm của người đã mất thì phải giải quyết bằng thủ tục khai nhận thừa kế, người yêu cầu phải đến phòng công chứng thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế.

Trên cơ sở đó, phòng công chứng sẽ xác minh mối quan hệ, các hàng thừa kế, các đồng thừa kế, các di sản thừa kế... sau đó sẽ cấp chứng nhận về việc thừa kế.

Dựa vào văn bản của phòng công chứng người yêu cầu sẽ mang đến NH để làm thủ tục rút tiền ra khỏi tài khoản, sổ tiết kiệm.

Về vấn đề bảo mật thông tin cho khách hàng của NH, đó là yêu cầu cơ bản của NH. Tuy nhiên, bảo mật phải được hiểu là hạn chế số người được biết thông tin chứ không phải bí mật thông tin đó với tất cả mọi người.

Vì vậy, khi người yêu cầu có quan hệ nhân thân, thừa kế với người đã mất [là khách hàng] thì phía NH có trách nhiệm giải quyết.

ÁI NHÂN

ÁNH HỒNG []

Video liên quan

Chủ Đề