Cia kiểm toán nội bộ ở việt nam

Hiện nay, cùng với yêu cầu ngày càng cao của hệ thống quản trị tài chính, kế toán trong doanh nghiệp, kiểm toán nói chung và kiểm toán nói riêng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA.

Cia kiểm toán nội bộ ở việt nam
Chứng chỉ CIA kiểm toán nội bộ

Căn cứ pháp lý

Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp

Khái niệm “Kiểm toán nội bộ” chưa được định nghĩa rõ tại Nghị Định 05/2019/NĐ-CP nên chúng ta sẽ tham khảo thêm định nghĩa phiên bản tiếng Việt từ Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”) như sau:

“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.”

2. Chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA là gì ?

CIA là chứng chỉ do The IIA (The Institute of Internal Auditors – Viện kiểm toán nội bộ (Hoa Kỳ)) cấp. Khác với các chứng chỉ về kế toán kiểm toán khác, chứng chỉ CIA hiện là chứng chỉ DUY NHẤT về kiểm toán nội bộ được công nhận toàn cầu trên 190 quốc gia. IIA được ra đời năm 1941 và đến năm 1973, IIA đã tổ chức thi và cấp chứng chỉ CIA. Ngoài CIA thì IIA còn cung cấp một số chứng chỉ khác nhưng CIA vẫn là chính.

The IIA đã có văn phòng đại diện tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á như tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa có văn phòng đại diện của tổ chức này.

Hiện tại IIA có khoảng 180,000 hội viên (member). Tuy nhiên cần phân biệt chút là hội viên của IIA rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký là được. Cái này rất khác so với Member của ACCA, để là member của ACCA thì bạn phải hoàn thành 14 môn thi của ACCA, đủ số năm kinh nghiệm…

3. Hình thức thi chứng chỉ CIA.

Hình thức thi của CIA là trắc nghiệm 100%. Tuy nhiên, là trắc nghiệm nhưng thực sự không hề đơn giản một chút nào. Tỷ lệ đỗ của CIA nằm trong khoảng 40%-50%.

Bài thi CIA được tính trên thang điểm 750 và nếu đạt 600/750 là sẽ PASS. Điểm được chia đều cho số câu. Tuy nhiên, trong bài thi CIA sẽ có một số câu được gọi là “Pre-test questions” sẽ không tính điểm, những câu này đưa vào bài thi để thử xem nó có phù hợp với bài thi trong tương lai hay không. Như vậy những câu “Pre-test” này có làm đúng hay sai thì cũng không tính điểm vào bài thi.

Ngoài ra, việc tính điểm còn phụ thuộc vào độ khó, dễ của từng đề. Thế nên để đạt được mức điểm PASS (600/750) thì phải đảm bảo rằng bạn làm đúng tối thiểu 70%-80% số lượng câu hỏi.

4. Yêu cầu của người kiểm toán nội bộ.

Theo Nghị định 05, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ (KTNB) gồm: các công ty niêm yết; doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB.

Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

– Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

– Có từ 5 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 3 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 3 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

– Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

– Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

Nghị định cũng quy định rõ về các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ, như: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan, không định kiến.

Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được giao.

Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính độc lập và khách quan. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này hoặc người được ủy quyền của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này.

Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tìm hiểu về chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.