Chương trình đào tạo tiến sĩ giáo dục học

Thứ hai - 04/01/2016 00:52

BangVang01 01 10 pic1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

[Ban hành theo Quyết định số          /QĐ-ĐHSP, ngày    tháng       năm 2015
 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN]

 
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên chuyên ngành đào tạo             + Tiếng Việt: Quản lý giáo dục             + Tiếng Anh: Educational Management - Mã chuyên ngành đào tạo: 62140114 - Tên ngành đào tạo + Tiếng Việt: Khoa học Giáo dục + Tiếng Anh: Philosophy in Education - Trình độ đào tạo: Tiến sỹ - Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:             + Tiếng Việt: Khoa học Giáo dục Quản lý giáo dục             + Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Education - Educational Management - Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

2. Mục tiêu đào tạo


2.1. Mục tiêu chung Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực Quản lý giáo dục; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học, công nghệ; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi được đào tạo, nghiên cứu sinh phải đạt các yêu cầu sau:

*  Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành yêu nghề, trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống. Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực khoa học mà mình nghiên cứu.

  *  Về kiến thức và kỹ năng

- Nắm được tri thức khoa học hệ thống và toàn diện về Giáo dục học và Quản lý giáo dục; - Có kiến thức chuyên sâu theo chuyên ngành hẹp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. - Có các kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học ở trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN. - Biết giải quyết các vấn đề khoa học, thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. - Có thể độc lập trong công tác nghiên cứu, biết vận dụng những kiến thức về Quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. -  Có hệ thống tri thức khoa học có khả năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn, đồng thời phát triển các kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy Quản lý giáo dục, phối hợp nghiên cứu với các nhà khoa học ở trong và ngoài nước, đặc biệt là tham gia vào các chương trình nghiên cứu của quốc gia và quốc tế.

3. Thông tin tuyển sinh


3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 9 hàng năm.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Nguồn tuyển sinh là giảng viên, chuyên viên phòng ban các trường cao đẳng, đại học; Cán bộ quản lý các trường phổ thông; chuyên viên các Sở Giáo dục, các chuyên gia nghiên cứu về QLGD trong nước và nước ngoài, có chú ý các đối tượng ưu tiên [vùng miền, dân tộc ít người, người nước ngoài...]. Điều kiện đăng ký xét tuyển nghiên cứu sinh thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của “Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ” ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009; Quyết định số 350/QĐ-ĐHTN ngày 26 tháng 04 năm 2012 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của Đại học Thái Nguyên . Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ cần có các điều kiện sau:

3.2.1. Về văn bằng và [công trình công bố nếu có]

- Có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp/gần. Nếu bằng thạc sĩ ngành khác thì phải có bằng Đại học chính quy ngành đúng/phù hợp, và có ít nhất 01 bài báo nội dung phù hợp với chuyên ngành dự tuyển công bố trên tạp chí khoa học/tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ. - Có bằng đại học hệ chính quy ngành đúng/phù hợp loại giỏi trở lên. - Có bằng đại học hệ chính quy ngành đúng/phù hợp và có ít nhất 01 bài báo nội dung phù hợp với chuyên ngành dự tuyển công bố trên tạp chí khoa học/tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ.

3.2.2. Về kinh nghiệm công tác

- Được đăng ký dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp: Có bằng thạc sĩ/bằng đại học chính quy loại giỏi. - Phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác, chuyên môn phù hợp với ngành dự tuyển tính từ ngày có quyết định tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ: Người có bằng tốt nghiệp hệ chính quy loại khá.

3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần

- Danh mục các chuyên ngành đúng: 1. Quản lý giáo dục                                                                  60140114 - Danh mục các chuyên ngành phù hợp: 1. Giáo dục học                                                                     60140101 2. Giáo dục học [Chương trình Giáo dục tiểu học]                     60140101 3. Giáo dục học [Chương trình Giáo dục mầm non]                   60140101 - Danh mục các chuyên ngành gần: 1. Tâm lý học                                                                                    60310401

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 1. Về kiến thức
[Theo chuẩn đầu ra của chuyên ngành]


            * Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sỹ - Có hệ thống tri thức khoa học giáo dục vững vàng - Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành QLGD - Ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B2 tiêu chuẩn Châu Âu.

            * Yêu cầu đối với luận án:

- Luận án phải là công trình NCKH độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lý luận hoặc thực tiễn đặt ra, góp phần bổ sung lý luận cho khung lý thuyết của chuyên ngành QLGD. - Đề tài luận án phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sỹ của ĐHTN, được giám đốc ĐHTN ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. NCS phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, báo cáo đề cương chi tiết trước tiểu ban xét duyệt đề cương. Trong thời gian thực hiện đề tài luận án NCS phải báo cáo kết quả nghiên cứu ít nhất 06 tháng 1 lần. Kết quả báo cáo là một trong những điều kiện xem xét đề nghị cho NCS bảo vệ luận án. - Kết quả nghiên cứu của luận án phải là kết quả nghiên cứu của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả tài liệu của người khác phải được tác giả đồng ý và trích dẫn ý tưởng của mình. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án. - Thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu mà nhiệm vụ và nội dung của đề tài đặt ra. - Luận án phải là một công trình khoa học sáng tạo của chính NCS, có đóng góp  về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong phát triển, gia tăng kiến thức khoa học của lĩnh vực QLGD. Kết quả luận án có giá trị đối với lĩnh vực QLGD về lý thuyết khoa học và thực tiễn. - Yêu cầu về số lượng và chất lượng của công trình NCKH sẽ nghiên cứu. Trong thời gian đào tạo có ít nhất 02 bài báo liên quan đến nội dung của luận án được công bố trên nội dung tạp chí khoa học chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành QLGD có trong danh sách tạp chí khoa học được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm.

2. Về kỹ năng

- Có khả năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn, phát triển các kỹ năng nghiên cứu giảng dạy về khoa học quản lý, kỹ năng tổ chức và quản lý các trường học hoặc đơn vị giáo dục. - Có khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng tiếp cận hiện đại trong QLGD; biết vận dụng các kiến thức cơ sở, cơ bản của chuyên ngành QLGD để giải quyết các vấn đề cấp bách của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xã hội. - Có khả năng phối hợp NCKH với các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, có khả năng tham gia vào các chương trình nghiên cứu Quốc gia và Quốc tế.  - Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để trao đổi học thuật và dịch tài liệu.

3. Về năng lực

NCS sau khi tốt nghiệp có khả năng giảng dạy NCKH về QLGD, làm công tác quản lý giáo dục tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện QLGD, Sở GD & ĐT, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan của Bộ và Nhà nước.

4. Về phẩm chất đạo đức

- Trung thực trong NCKH và trong công việc. - Có tác phong làm việc khoa học trong giải quyết công việc và những vấn đề có liên quan đến chuyên môn QLGD. - Thích ứng với sự phát triển và thay đổi của lĩnh vực QLGD.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Đối với NCS có bằng thạc sỹ chuyên ngành đúng/phù hợp

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 96 tín chỉ       

Trong đó: + Các học phần tiến sĩ:                                      08 tín chỉ + Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:     08 tín chỉ + Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:       80 tín chỉ 1.2. Đối với NCS có bằng thạc sỹ chuyên ngành gần

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 114 tín chỉ       

Trong đó: + Các học phần bổ sung kiến thức:                 18 tín chỉ + Các học phần tiến sĩ:                                       08 tín chỉ + Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:     08 tín chỉ + Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:       80 tín chỉ

1.3. Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ


- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 143 tín chỉ        Trong đó: + Các học phần bổ sung kiến thức:                 47 tín chỉ + Các học phần tiến sĩ:                                       08 tín chỉ + Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:     08 tín chỉ + Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:       80 tín chỉ 2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khung chương trình dành cho các NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng/phù hợp

STTMã số HPTên học phầnSố TCSố giờ tín chỉMã số các HP tiên quyếtLTTHTự học
I CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
1.1 Các học phần tiến sĩ 8        
1.1.1 Bắt buộc 4        
OEM Tổ chức nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục 2        
TEM Lý luận quản lý, quản lý giáo dục 2        
1.1.2 Tự chọn 4        
VEP Triết học giáo dục Việt Nam 2        
PMM Phát triển, quản lý chương trình giáo dục hiện đại 2        
HEM Quản lý giáo dục đại học 2        
MEV Quản lý giáo dục phổ thông và dạy nghề 2        
1.2 Chuyên đề tiến sĩ 6        
  Chuyên đề 1 2        
  Chuyên đề 2 2        
  Chuyên đề 3 2        
1.3 Tiểu luận tổng quan 2        
II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
  Nghiên cứu khoa học [NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện đề tài, seminar, sinh hoạt chuyên môn tại khoa/tổ bộ môn và công bố các công trình nghiên cứu lên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn]
  Luận án tiến sĩ 80        
Cộng 96        
Ghi chú: Tên các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan do NCS đăng ký dưới sự đề xuất của giáo viên hướng dẫn và sự phê duyệt của Tổ bộ môn, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý-Giáo dục và Chủ tịch hội đồng ngành Khoa học giáo dục và có đề cương kèm theo. Bảo vệ chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan trong 3 năm đầu nghiên cứu.
2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
2.2.1. Các học phần học bổ sung:
NCS hoàn thành các học phần bổ sung như sau [chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng phê duyệt cho từng đối tượng chuyên ngành]:
Mã số học phần Tên học phần  
Tín chỉ
Số tín chỉ Mã số HP học trước
Phần chữ Phần số Lý thuyết Thực hành
KIẾN THỨC CƠ SỞ [chọn 2/4HP] 6      
PML 523 Tâm lý học quản lý, lãnh đạo 3 2 1  
TEM 523 Lý luận chung về quản lý giáo dục 3 2 1  
MES 523 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục 3 2 1  
MDC 523 Quản lí, phát triển chương trình giáo dục 3 2 1  
Kiến thức chuyên ngành [5 HP] 12      
Các học phần bắt buộc [2 HP] 6      
MAE 533 Tiếp cận hiên đại trong quản lý giáo dục 3 2 1  
MLC 533 Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học. 3 2 1  
Các học phần tự chọn [3/6 HP] 6      
DSC 522  Phát triển văn hóa nhà trường 2 1 1  
MTE 532 Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường học. 2 1 1  
PSE  532 Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục 2 1,5 0,5  
EED 522 Kinh tế học giáo dục 2 1 1  
MHR 533 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục 2 1 1  
DEE 532 Phát triển môi trường giáo dục 2 1 1  
                   

2.2.2. Khung chương trình tiến sĩ:  NCS hoàn thành chương trình tại Phần III, mục 2.1

2.3. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ


2.3.1. Các học phần học bổ sung [Các học phần ở trình độ thạc sĩ]

STTMã số HPTên học phầnSố TCSố giờ tín chỉMS HP tiên quyếtLTTH/ TL/ XmnBT
I PHẦN I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
1 FLA 515 Ngoại ngữ [Foreign Language] 5        
2 PHI 514 Triết học [Philosophy] 4        
II PHẦN II. KHỐI KIÊN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH
II.1 Kiến thức cơ sở [tổng số 22 tín chỉ]
II.1.1 Bắt buộc [15 tín chỉ]
1 MES 523 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục 3 23 24 20  
2 PML 523 Tâm lý học quản lý, lãnh đạo 3 30 15 15  
3 TEM 523 Lý luận chung về quản lý giáo dục 3 30 15 15  
4 EAQ 523 Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục 3 30 15 15  
5 MDC523 Quản lí, phát triển chương trình giáo dục 3 23 22 22  
II.1.2 Tự chọn [7 tín chỉ]: chọn 3/6 môn
1 DSC 522 Phát triển văn hóa nhà trường 02 17 18 8  
2 SEE 522 Phân hóa và bình đẳng trong giáo dục 02 20 10 10  
3 FED 522 Dự báo giáo dục 02 20 10 10  
4 MVE 532 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp 02 20 10 10  
5 APE 532
 
 Ứng dụng tâm lý học trong quản lý giáo dục 03 25 25 15  
6 MEL 522 Quản lý hoạt động  giáo dục kỹ năng sống 03 30 15 15  
II.2 Kiến thức chuyên ngành [16 tín chỉ]
II.2.1 Bắt buộc [10 tín chỉ]
1 MLC 533 Lãnh đạo và QL sự thay đổi trường học 03 30 20 10  
2 MAE 533 Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục 03 30 15 15  
3 MTE 532 Quản lý hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong trường học 02 20 10 10  
4 PSE 532 Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục 02 20 10 10  
II.2.2 Tự chọn [6 tín chỉ] 3/7 môn
1 MEP 532 Quản lý dự án giáo dục 02 20 10 10  
2 TIE 532 Kiểm tra, thanh tra trong giáo dục 02 20 10 10  
4 EED 522 Kinh tế học giáo dục 02 17 22 4  
5 MHR533 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục 02 20 15 15  
6 DEE 532 Phát triển môi trường giáo dục 02 20 10 10  
7 MFM 533 Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong trường học 02 20 10 10  
III LUẬN VĂN [13 tín chỉ]
                 
2.3.2. Khung chương trình tiến sĩ:
 NCS hoàn thành chương trình tại Phần III, mục 2.1

 

Tác giả bài viết: Hồng Nhung

Nguồn tin: Khoa Tâm lý - Giáo dục

 Từ khóa: Quản lý giáo dục, Tiến sỹ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề