Tại sao phải học thạc sĩ

"Thạc" có nghĩa là danh vọng to lớn và danh hiệu "thạc sĩ" dùng để chỉ những người có học thức rộng, biết nhiều điều. Tuy vậy, với việc tuyển sinh cao học dễ dãi và đào tạo hời hợt như hiện nay, nhiều trường hợp, thạc sĩ gần như chỉ là hư danh. Hiện nay nước ta có khoảng 200.000 cử nhân không có việc làm. Một bộ phận nhóm này học lên cao học để muốn có cơ hội việc làm lớn hơn. Tuy vậy, hàng năm, số lượng thạc sĩ thất nghiệp hoặc làm trái ngành ở nước ta vẫn còn rất lớn.

>> 'Giáo dục không đào tạo giáo sư, tiến sĩ'

Theo số liệu được Bộ GD&ĐT tổng hợp trong hai năm gần đây về giáo dục đại học Việt Nam, mỗi năm có hơn 1.500 tiến sĩ, hơn 36.000 thạc sĩ tốt nghiệp. Thời gian tới, người học nhiều chương trình thạc sĩ sẽ không cần thi tuyển đầu vào. Bên cạnh đó, hình thức liên thông từ bậc Đại học lên thạc sĩ sẽ được triển khai rộng hơn khiến đầu vào thạc sĩ trở nên "thoáng" hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng đầu ra liệu có đảm bảo?

Nói về thực trạng này, độc giả PCV nêu quan điểm: "Bây giờ số lượng cử nhân, kỹ sư hàng năm ra trường rất đông [có thể nói là giống như các học sinh tốt nghiệp 12 cách đây 30 năm] nhưng kinh nghiệm thực tiễn và khả năng tiếp cận công việc của họ rất kém. Khi học ra trường nhưng không kiếm được việc làm thì nhiều cử nhân sẽ lại đăng ký học tiếp lên thạc sĩ, đến khi học xong vẫn chưa tìm được việc phù hợp thì họ đành chấp nhận làm lao động phổ thông hoặc chạy xe ôm công nghệ để nuôi sống bản thân".

Quảng cáo

Đồng quan điểm, bạn đọc Kevin lấy dẫn chứng: "Tôi có vài người bạn học phổ thông, học lực cũng chỉ ở mức khá, không đủ khả năng thi đậu những trường đại học công lập thuộc top đầu lúc đó. Vậy nhưng, 10 năm sau gặp lại, các bạn đã có bằng thạc sĩ hẳn hoi. Quả thực, đào tạo trên đại học ở nước ta đang giống như nồi lẩu của các trường đại học. Thậm chí, có người còn nói vui rằng 'muốn học thạc sĩ còn dễ dàng hơn thi vào các đại học top đầu'".

"Không phủ nhận có những thạc sĩ giỏi, tiến sĩ xuất sắc thật sự, nhưng cũng không ít người học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ vì lúc ra trường không chịu đi làm, thất nghiệp hoặc nhà có điều kiện... Thạc sĩ, tiến sĩ có cần thiết không? Xin khẳng định là rất cần. Nhưng chúng ta cần những bằng cấp chất lượng chứ không phải hợp thức hóa chúng", độc giả Bao Le bổ sung thêm.

>> Lương tăng 20 lần nhờ tập trung công việc

Quảng cáo

Trong xã hội hiện nay đang xuất hiện xu hướng "phổ cập cao học" khi mà tỷ lệ người học cao học ngày càng tăng, chương trình các trường mở ra "trăm hoa đua nở". Thực tế cho thấy, bậc học này ở nhiều nơi được đánh giá đem lại ít kiến thức, học hời hợt, nhiều trường hợp đi học chủ yếu để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh và mở rộng mối quan hệ nhằm mục đích cá nhân.

Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Thuỳ lại có một cái nhìn khác về việc học thạc sĩ: Tôi là người vừa đi làm, vừa học thạc sĩ, thấy rằng ở đây có hai mặt:

Thứ nhất, đúng là một số người vì không xin được việc nên muốn học thạc sĩ. Đó cũng là một cách để họ tìm kiếm cơ hội, mở mang kiến thức, giúp dễ dàng tìm được công việc như mong muốn trong tương lai. Suy cho cùng, điều đó vẫn còn hơn là ngồi lãng phí thời gian chờ việc, hay xin đại một công việc tạm thời hoặc làm thuê linh tinh. Thử hỏi, khi sinh viên ra trường làm sao có thể phát triển hơn được nếu không đi "học thêm" về chuyên môn của công việc?".

Thứ hai, học thạc sĩ không phải tất cả đều là vì mục tiêu có bằng cấp cao hơn người khác. Rất nhiều người đi học để lấy kiến thức và để có cái nhìn "sâu sắc" hơn người khác về kiến thức chuyên môn, cũng như cách nhìn nhận cuộc sống... Tất nhiên, mức độ "lĩnh hội" những kiến thức cao học không phải ai cũng như ai. Nếu giỏi, bạn cứ tốt nghiệp đại học và vừa đi làm, vừa đi học thạc sĩ.

Cũng phải nói thêm rằng, đúng là đào tạo thạc sĩ ở nước ra chưa được tốt. Bản thân tôi cũng chưa thấy được thỏa mãn với những điều tôi được học ở cao học. Hy vọng sau này, tôi có thể về trường để đóng góp thêm những kinh nghiệm thực tế cho các lớp đàn em...".

Việt Thành tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Nhiều năm trở lại đây, việc học tiếp chương trình thạc sĩ trở nên phổ biến với nhiều sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, liệu rằng học một mạch từ đại học lên cao học tốt hơn hay chờ vài năm đi làm, có kinh nghiệm hoặc tích lũy được một số tiền rồi mới tiếp tục theo học.

"Có nên học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp?" là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. [Ảnh minh họa]

Trăn trở ước mơ học thạc sĩ

Dự kiến vào tháng 5/2022, sau khi hoàn thành đầy đủ một số chứng chỉ theo yêu cầu chuẩn đầu ra, Lê Thu Phương [sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền] sẽ tốt nghiệp. Không muốn dừng lại con đường học vấn, nữ sinh mong muốn được tiếp tục học lên cao để có trong tay tấm bằng thạc sĩ.

"Học thạc sĩ là giấc mơ tôi đã ấp ủ ngay từ những ngày còn là sinh viên năm nhất, bởi đây chính là cơ hội giúp tôi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xin việc sau này.

Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất là nên học thạc sĩ vào thời điểm nào. Nhiều người khuyên học ngay sau khi tốt nghiệp để thuận tiện cho việc tiếp thu kiến thức; số khác lại nói nên đi làm vài năm rồi hãy nghĩ đến, vì học cao học rất tốn kém. Lời khuyên nào cũng có lý, nên tôi thấy "rối như tơ vò", chưa biết phải tính sao".

Bạn trẻ Đỗ Hải Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự. Tốt nghiệp đại học vào tháng 7/2021 - đúng thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, do đó, sau khi ra trường, Nam chưa thể tìm được việc làm.

Thời gian này, thấy bạn bè đăng ký học lên thạc sĩ, Đỗ Hải Nam cũng nhen nhóm ý định tương đương, bởi "đằng nào cũng chưa có việc làm, tranh thủ thời gian này học lên thạc sĩ, biết đâu mai sau dễ xin việc hơn".

Song, dự định theo học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp của bạn trẻ này lại bị "ngáng đường" bởi điều kiện kinh tế. Mắc kẹt tại Hà Nội đã lâu do dịch bệnh, không việc làm thêm, bấy lâu nay, Nam xoay sở cuộc sống bằng tiền chu cấp của bố mẹ.

"Một nửa thì tôi muốn học thẳng lên, bởi bây giờ chưa có quá nhiều vướng bận; còn một nửa thì đang băn khoăn liệu hiện tại có phải thời điểm thích hợp hay không, vì mới ra trường, tôi chưa "bỏ túi" được một đồng tiết kiệm nào. Nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thì tôi thấy ái ngại quá" - Nam tâm sự.

Lựa chọn nào cũng cần đánh đổi

Quyết định học lên Cao học Chính trị sau khi tốt nghiệp khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Nguyễn Bảo Minh cho hay, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp bản thân có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng và không mất thời gian để làm quen với môi trường học thuật.

Theo Bảo Minh, việc học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp sẽ giúp người học có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng. [Ảnh: NVCC]

Tuy nhiên, theo Bảo Minh, khi lựa chọn học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, vấn đề mà anh cũng như nhiều sinh viên gặp phải đó chính là khó khăn về kinh tế. Để trang trải học phí cũng như tiền sinh hoạt, Minh đã tìm cho mình một công việc làm thêm.

"Theo tôi, nếu đã quyết tâm theo đuổi con đường thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, các bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp để có thể kiếm chi phí, phục vụ việc học. Bởi hiện nay, học viên cao học được tạo điều kiện học ngoài giờ hành chính".

Đồng quan điểm, nhà giáo Phạm Thị Gấm [thạc sĩ Văn học Việt Nam] chia sẻ, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học hay học sau vài năm đi làm đều có những ưu và nhược điểm nhất định.

Bằng những trải nghiệm thực tế, cô Gấm cho rằng, so với học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, những học viên học cao học sau một vài năm đi làm có thể gặp khó khăn trong việc gò mình vào những bài giảng nặng lý thuyết. Bên cạnh đó, một số cá nhân sẽ phải đối diện với vấn đề thu xếp thời gian cũng như công việc để theo học.

Nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực, lợi thế của học thạc sĩ sau khi đi làm là học viên sẽ biết được bản thân thực sự cần thu nạp những kiến thức ở mảng nào. Ngoài ra, việc từng đi làm sẽ giúp người học có được cách tư duy khác biệt khi viết bài luận hoặc làm kiểm tra; đồng thời có sự chủ động hơn trong việc chi trả học phí.

Chỉ học lên cao khi đã định hướng rõ ràng

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho hay, học thạc sĩ tức là học chuyên sâu, để nâng cao trình độ, phục vụ công việc chứ không phải vì bằng cấp. Nếu động cơ học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ thì việc học rất lãng phí và sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp.

Còn vấn đề thời điểm nào nên học thạc sĩ, thì tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi người, không ai có thể thay ai đưa ra quyền tự quyết.

Tuy nhiên, theo TS. Tùng Lâm, dù học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp hay sau vài năm đi làm, để đạt được kết quả học tập tốt, người học cần tuân theo một số nguyên tắc.

"Trước tiên, người học cần xác định rõ tư tưởng học thạc sĩ để nâng cao trình độ, phát triển năng lực bản thân, học những kiến thức liên quan đến lĩnh vực, chuyên ngành mà mình yêu thích để cống hiến, đóng góp cho bản thân và xã hội. Bởi chỉ có như vậy thì việc học mới có động lực và chuyên sâu.

Ngoài ra, trong quá trình học, việc học phải từ gốc, xuất phát từ cơ sở khoa học lý thuyết, đồng thời cũng phải gắn với thực tiễn, đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Tuyệt đối không được nhặt nhạnh, sao chép, biến những kiến thức nhan nhản trên mạng trở thành sản phẩm của mình. Những sản phẩm đó, xã hội không cần, và cũng không giúp ích gì cho sự thay đổi và phát triển.

Thí dụ, nếu trong những năm tháng đại học, kết quả học tập tốt, bản thân thực sự say mê một chuyên ngành nào đó; đồng thời, trong luận văn liên quan tới lĩnh vực này mà đã làm được một phần, và muốn nâng cao trình độ, thì khi đó các bạn trẻ hãy học. Còn học thạc sĩ theo kiểu cứ thất nghiệp thì đi học, tức là học hành không có định hướng, không gắn kết với thực tiễn, học chẳng biết để làm gì, thì theo tôi là không nên. Phải hướng tới việc học thật, làm thật thì mới cho ra nhân tài thật".

Theo đó, TS. Tùng Lâm cho biết, bất cứ lúc nào, nếu có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian và say mê tìm ra những vấn đề với giải pháp mang tính phục vụ xã hội, cuộc sống; thì việc học lên cao là hoàn toàn hợp lý, không khi nào là muộn.

Trước suy nghĩ "học lên cao là cơ hội làm việc rộng mở" của nhiều bạn trẻ, TS. Tùng Lâm cho rằng, quan điểm này chỉ đúng một phần. Trên thực tế, trong quá trình tuyển dụng, bên cạnh bằng cấp, trình độ; người tuyển dụng còn xem xét, đánh giá năng lực của thí sinh. Nếu đưa ra bằng thạc sĩ, nhưng năng lực thực tế lại không hơn người chỉ có trong tay tấm bằng đại học, thì bằng cấp cao cũng trở nên vô nghĩa.

Nhà giáo Phạm Thị Gấm cũng đồng tình với quan điểm này. "Thực tế, vào những năm 2013-2016, có những người có tới 3 bằng đại học, rồi bằng thạc sĩ; do học trường thứ nhất không xin được việc nên đã chuyển sang học văn bằng hai, văn bằng ba, rồi leo lên thạc sĩ… để mong muốn tìm được việc làm một cách thuận lợi. Nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tồn tại, bởi việc học tràn lan, người học không có mục tiêu rõ ràng", cô Gấm chia sẻ.

Do đó, theo giáo viên này, thời điểm thích hợp nhất để học thạc sĩ chính là khi người học xác định được chuyên ngành và mục đích thực tế mà bản thân muốn theo đuổi.

"Ngày trước, tốt nghiệp đại học, tôi cũng ấp ủ ước mơ học thạc sĩ, nhưng đành gác lại, một phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, phần vì tôi chưa rõ bản thân muốn gì. Sau nhiều năm đi làm, ở tuổi 32, tôi quay trở lại giảng đường để thực hiện giấc mơ năm nào. Bởi lúc ấy, tôi đã xác định rõ động cơ học thạc sĩ của mình, đó là học để nâng cao trình độ, phục vụ việc giảng dạy tại trường cấp 3. Đồng thời, tôi cũng có đủ khả năng để chi trả học phí.

Trở lại giảng đường sau một thời gian dài, tôi cũng bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt trong vấn đề gia đình, con cái. Nhưng rồi cố gắng, chuyên tâm học tập, nghĩ về tương lai, mọi khó khăn đều vượt qua.

Do đó, theo tôi, nếu chưa thực sự sẵn sàng, thay vì học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp; các bạn trẻ hãy dành cho mình vài năm đi làm, va chạm, kiếm tiền và suy ngẫm… Ngẫm xem năng lực của mình thế nào, mục tiêu khi học thạc sĩ ra sao… Nếu đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về vật chất cũng như tâm lý, hãy tiếp tục con đường học vấn của mình. Việc học sẽ chẳng bao giờ là muộn cho những ai kiên trì, phấn đấu".

Kiều Phương

Video liên quan

Chủ Đề