Học viện Ngoại giao gắn trường nào

Nếu ai đó nói rằng ngành nào rồi cũng “lỗi thời” thôi, chắc hẳn người đó chưa biết đến ngành Quan hệ quốc tế. Đây là điều dễ hiểu bởi trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, để đất nước việc phát triển thì không thể thiếu việc xây dựng các mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bài viết hôm nay sẽ review chi tiết về ngành Quan hệ quốc tế tại DAV để bạn hiểu rõ hơn về ngành học “xịn sò” này nhé!

Ngành Quan hệ quốc tế không bao giờ “lỗi thời”

1. Ngành Quan hệ quốc tế là gì?

Mã ngành: 7310206

Quan hệ quốc tế [International Relations] là một ngành học chuyên nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước trên thế giới, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đa chính phủ, các quốc gia và các công ty đa quốc gia. Không chỉ liên quan đến chính trị học, quan hệ quốc tế còn là sự tổng hợp của rất nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, kinh tế, xã hội học, địa lý, luật, nhân loại học, triết học, văn hóa học và tâm lý học. Ngành học này liên quan đến toàn cầu hóa và các tác động đến chủ quyền và xã hội của các quốc gia trên thế giới, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, an ninh nhân loại, nhân quyền, khủng bố và tội phạm có tổ chức.

Theo học ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về lịch sử – chính trị thế giới hiện đại; các kiến thức về khoa học chính trị; các kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; các lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; các kiến thức cơ bản về luật quốc tế; các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế; kiến thức về chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới.

2. Học ngành Quan hệ quốc tế tại DAV như thế nào?

Nói đến ngành Quan hệ quốc tế thì không thể không xếp Học viện Ngoại Giao lên “top” đầu. Đây là điều dễ hiểu bởi Quan hệ quốc tế là một trong những ngành học lâu đời nhất tại DAV và góp phần làm nên tên tuổi của trường. DAV không phải là ngôi trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, nhưng trường lại nổi tiếng với các môn ngoại ngữ chuyên ngành không hề “dễ nhai”! Đã có rất nhiều bạn trẻ có thành tích IELTS cao ngất ngưởng, khi vào trường đã phải “sáng mắt ra” và “khóc thét” trước các môn Tiếng Anh chuyên ngành.

Thời gian đào tạo ngành Quan hệ quốc tế tại DAV sẽ kéo dài trong 4 năm, bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm có 2 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 13 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 45 tín chỉ, kiến thức bổ trợ là 12 tín chỉ, kiến thức ngoại ngữ là 24 tín chỉ, học phần kỹ năng là 11 tín chỉ, kiến thức hướng nghiệp là 5 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 10 tín chỉ.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Quan hệ quốc tế tại DAV trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của DAV

3. Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế của DAV

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV

Ở nước ta hiện nay, các nguồn đầu tư từ nước ngoài ngày càng tăng, đồng thời nước ta cũng đã và đang thiết lập nhiều mối quan hệ về kinh tế và thương mại với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, nước ta hiện đang có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước thành viên của Liên Hợp Quốc và có quan hệ thương mại với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, nước còn là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực của ngành Quan hệ quốc tế ngày càng lớn hơn, hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho các sinh viên theo học ngành này. 

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế tại DAV, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tại các vị trí sau:

– Làm chuyên viên đối ngoại tại các cơ quan, đơn vị đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ, ngành.

– Làm chuyên viên hợp tác quốc tế ở các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

– Làm phiên dịch, biên dịch, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên điều phối dự án tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty có quan hệ thương mại và dịch vụ quốc tế.

– Làm giảng viên giảng dạy hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

– Làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, dẫn chương trình, làm phóng sự cho các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, các tòa soạn báo, tạp chí phụ trách các công việc liên quan đến vấn đề đối ngoại.

Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam [DAV]: Ngành không bao giờ “lỗi thời” sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để đánh giá về mức độ phù hợp của ngành học này với bản thân, từ đó đưa ra quyết định đăng ký xét tuyển ngành học chính xác nhất.

Việc làm Báo chí - Truyền hình

Học viện Ngoại giao Hà Nội

Học viện Ngoại giao [DAV] có tên tiếng Anh là Diplomatic Academy of Vietnam, đây là ngôi trường chuyên đào tạo chuyên ngành về ngoại giao đầu tiên và duy nhất tại đất nước Việt Nam. trực thuộc Bộ Ngoại giao, được Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của trường cùng Uỷ ban Nhà nước, Ủy ban Biên giới quốc gia.

Tiền thân của Học viện Ngoại giao chính là Khoa Quan hệ quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Tài Chính, do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Địa chỉ của học viện Ngoại giao tại Hà Nội nằm tại số 69, đường Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa. Chỉ có duy nhất trường Học viện Ngoại giao ở Hà Nội, chính vì vậy những bạn muốn theo ngành ngoại giao thì đăng ký học tại Hà Nội dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên cả nước.

Đối với cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao, chúng ta sẽ thấy bao gồm những đơn vị được liệt kê dưới đây:

• Việc Nghiên cứu về Chiến lược Ngoại giao.

• Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao [FOSET];

• Viện Biển Đông;

• Văn phòng;

• Ban Đào tạo;

• Trung tâm Thông tin, Tư liệu;

• Phòng Quản lý Khoa học;

• Khoa Lý luận Chính trị;

• Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại;

• Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao;

• Khoa Luật Quốc tế;

• Khoa Kinh tế Quốc tế;

• Khoa Tiếng Anh;

• Khoa tiếng Pháp;

• Khoa Tiếng Trung Quốc.

>>> Tham khảo thêm: Thông tin tìm việc tại TPHCM với những tin tuyển dụng việc làm được cập nhật nhanh chóng trên kênh Timviec365.vn mang đến những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất cho bạn

Trường với định hướng phát triển và chuyên đào tạo cấp bậc Đại học và Sau Đại học đối với những chuyên ngành như: Quan hệ Quốc tế [Luật, kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thống và văn hóa đối ngoại], Cử nhân ngoại ngữ bằng tiếng Anh. Đồng thời Học viện Ngoại giao còn đào tạo trình độ tiến sĩ.

Hiện, Học viện Ngoại giao có hệ thống đào tạo các bậc gồm: Hệ Đại học, Cao đẳng, sau đại học, hệ đào tạo ngắn hạn. Học viện Ngoại giao có 5 ngành, bao gồm: Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngành Luật quốc tế, Ngành Quan hệ quốc tế, Ngành Kinh tế quốc tế, Ngành Truyền thông quốc tế.

Việc làm Quan hệ đối ngoại

Cơ hội việc làm tại Học viện Ngoại giao như thế nào?

Cơ hội việc làm dành cho các tân sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao chính là những thắc mắc của nhiều bạn trẻ và cả những bậc phụ huynh đang có con em mình theo học Học viện Ngoại giao. Hiện nay, rất nhiều thí sinh có nhu cầu và mong muốn thi tuyển vào Học viện Ngoại giao có rất nhiều điều quan tâm đối với những cơ hội việc làm cũng như là mức lương khởi điểm sau khi ra trường mà các bạn được nhận khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoại giao.

Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ về cơ hội việc làm của các sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao sẽ rất ít cơ hội, thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng chỉ có những bạn là con ông cháu cha trong ngành thì mới có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và nhìn vào các mô hình đào tạo cũng như định hướng đối với đầu ra của Học viện Ngoại giao thì có một ngành đó là ngành Quan hệ Quốc tế, đào tạo các cán bộ làm công tác đối ngoại thì các sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ khó có nhiều cơ hội tìm được việc làm, lý do là đào tạo chuyên ngành này khá là hẹp.

Tuy nhiên, trên thực tế, những sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có nhiều cơ hội việc làm, bởi thực tế các sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm phù hợp. Hầu hết những bạn tìm được việc làm Sóc Trăng là những bạn có trình độ ngoại ngữ, có kỹ năng mềm và kiến thức chung sâu rộng.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Học viện Ngoại giao đã điều chỉnh những mô hình đào tạo có thiên hướng tới xã hội nhiều hơn thông qua việc đào tạo các ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Truyền thông quốc tế.

Tỷ lệ những bạn sinh viên tốt nghiệp các lĩnh vực trong ngành học ngoại giao làm việc tại các cơ quan Nhà nước thường không nhiều, chủ yếu các bạn làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hoặc có vốn đầu tư của Nhà nước. Bộ ngoại giao và các Cơ quan Nhà nước cũng chỉ hạn chế số lượng tuyển cán bộ, do đó các sinh viên tốt nghiệp ngành học này thường làm việc tại các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, hoặc là họ có thể tự thành lập công ty riêng của mình.

Chính vì điều này, cơ hội dành cho những bạn tốt nghiệp Học viện Ngoại giao lại càng rộng mở hơn, bởi vì các bạn cũng có thể đi làm các công việc khác cùng khả năng của họ như: Làm truyền hình, làm nhà báo, hoặc cũng có nhiều bạn làm trong lĩnh vực Marketing cho các doanh nghiệp, làm trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, có những bạn còn làm trong lĩnh vực nhân sự, trở thành giám đốc đối ngoại của các ngân hàng lớn trên cả nước. Đây là những công việc mà bạn có thể tìm thấy được tại tìm việc làm tại Quảng Trị với mức lương hấp dẫn.

Việc làm Marketing - PR

3. Mức lương của bạn khi tốt nghiệp học viện ngoại giao là bao nhiêu?

Tốt nghiệp Học viện Ngoại giao sẽ có mức lương hấp dẫn

Tỷ lệ số lượng sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp tại trường Học viện Ngoại giao hiện nay đã lên tới trên 90%. Tùy vào từng ngành, trình độ của các bạn, từng quy mô của cơ quan tuyển dụng mà các bạn nhận được mức lương khởi điểm khác nhau. Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có năng lực chuyên môn sâu thì sẽ nhận được mức thu nhập từ 7 đến 15 triệu đồng hàng tháng. Còn đối với các bạn sinh viên có năng lực cao và có thành tích trong quá trình học tập, có khả năng làm tốt các nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc thì sẽ nhận được mức lương từ 15 - 20 triệu đồng hàng tháng. Đặc biệt, các bạn còn có thể nhận được mức lương hấp dẫn trên 20 triệu đồng.

Nhìn vào mức lương của các ngành khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao thì các bạn hoàn toàn có thể đánh giá ngay được sự ổn định của những công việc trong lĩnh vực ngoại giao. Những bạn có mức lương được trả từ 15 triệu đồng trở lên thường sẽ giữ các vai trò, vị trí cấp cao trong ngành, những vị trí đó có thể là trợ lý giám đốc hoặc là các vị trí tương đương, bởi các bạn là những người có tố chất cũng như trình độ.

Mức lương mà các bạn nhận được có thể cao, có thể thấp hơn, cao bao nhiêu lại không phụ thuộc vào việc các bạn theo học ngành gì và theo học trường nào, phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng của bản thân các bạn, sự nỗ lực học tập cũng như rèn luyện trong quá trình học tập và trau dồi lượng kiến thức ra sao sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới mức lương sau này của các em.

4. Những kỹ năng và kiến thức cần có để nâng cao cơ hội việc làm khi tốt nghiệp Học viện ngoại giao

Để xin việc thành công các lĩnh vực trong ngành ngoại giao, bạn cần những tốt chất gì?

Khi tốt nghiệp học viện ngoại giao, nhiều bạn còn lo lắng về cơ hội việc làm, do đó để khắc phục tình trạng khó xin việc thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần nỗ lực trau dồi bản thân mình để có cơ hội tim viec và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng việc làm. Do đó, những kỹ năng và kiến thức là điều vô cùng cần thiết giúp các bạn dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp với mình.

Là sinh viên của Học viện ngoại giao, để nâng cao cơ hội việc làm thì các bạn không chỉ là ngồi đọc sách không đâu nhé, các bạn còn cần phải tham gia nhiều hoạt động mang tính đoàn thể. Những hoạt động này sẽ giúp cho các bạn trở nên nhanh nhẹn, năng động cũng như nâng cao được kỹ năng giao tiếp.

Thêm một vấn đề khác mà các bạn cần chú ý đó là ngoại hình và cách ăn mặc khi đi tìm việc làm hoặc làm việc. Tất nhiên những ngành nghề này không yêu cầu các bạn phải có ngoại hình đẹp. Nhưng dù sao làm ngoại giao thì cũng nên trau chuốt cho bản thân mình vẻ ngoài chỉn chu để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và những khách hàng, đối tác giúp các bạn nhanh chóng gây ấn tượng. Ngoại hình chính là một lợi thế giúp các bạn nâng cao được cơ hội việc làm của mình hơn.

Xem thêm: Ứng tuyển những công việc ngoại giao đơn giản hơn khi bạn có một chiếc CV ấn tượng. Tải CV tiếng Anh mới nhất trên timviec365 để làm cho mình một chiếc CV hoàn hảo và ấn tượng nhé.

5. Học phí của học viện ngoại giao qua các năm 2017, 2018, 2019

Tìm hiểu ngay học phí của Học viện Ngoại giao Hà Nội

Tìm hiểu về học phí của Học viện Ngoại giao sẽ giúp các bạn học sinh và các bậc phụ huynh nắm rõ được mức học phí để biết mình có đủ điều kiện theo học tại Học viện hay không. Bất cứ bậc phụ huynh học sinh nào có ý định muốn con em mình theo học tại Học viện ngoại giao và các bạn học sinh có ý định theo học tại Học viện Ngoại giao đều sẽ tìm hiểu về học phí đối với các hệ.

Mức học phí của Học viện ngoại giao hệ chính quy sẽ dự kiến thu mức học phí được quy định là 670 ngành đồng hàng tháng đối với mỗi sinh viên. Có nghĩa là, các sinh viên sẽ phải đóng 6.700.000 vnđ cho 10 tháng học. Mức học phí sẽ tăng lên 10% mỗi năm học.

Video liên quan

Chủ Đề