Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT lịch sử học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Bé y tÕ TR-êng ®¹i häc ®iÒu D-ìng nam ®Þnh Bộ môn Lý luận chính trị-- -------------- Môn : Triết học Mác – Lênin Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử Nam §Þnh - 2020Buổi 7: CHƯƠNG III CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬMục tiêu:1. Trình bày được sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại phát triển xã hội? 2. Phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quanhệ sản xuất? 3. Phân tích được mối quan hệ biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng? 4. Phân tích được sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịchsử tự nhiên? I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành sản xuất. Đó là hoạt độngđặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Sản xuất là hoạt động khôngngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tồntại và phát triển của con người. Quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội loài ngườichính là sự sản xuất xã hội - sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Sự sản xuất xã hội, tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, baogồm ba phương diện không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần vàsản xuất ra bản thân con người. Mỗi phương diện có vị trí, vai trò khác nhau, trongđó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển của đời sống xãhội. Cùng với sản xuất vật chất, con người tiến hành sản xuất tinh thần. Sản xuấttinh thần là hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu tồntại và phát triển của con người và xã hội. Đồng thời, cùng với hai phương diện sảnxuất cơ bản nói trên, xã hội còn phải sản xuất ra bản thân con người. Sự sản xuất rabản thân con người ở phạm vi cá nhân, gia đình là việc sinh đẻ và nuôi dạy con cáiđể duy trì nòi giống. Ở phạm vi xã hội là sự tăng trưởng dân số, phát triển conngười với tính cách là thực thể sinh học - xã hội. Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ laođộng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất củagiới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triểncủa con người. Sản xuất vật chất là cơ sởcủa sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Vai tròcủa sản xuất vật chất được thể hiện, trước hết, sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếptạo ra “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển củacon người nói chung cũng như từng cá thể người nói riêng. Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người. Hoạtđộng sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữangười với người, từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữangười với người về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo... Sản xuất vật chất đãtạo ra các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con ngườivà duy trì, phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã hội. Nhờ sự sản xuất racủa cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thờisáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với tất cả sựphong phú, phức tạp của nó. Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờhoạt động sản xuất vật chất mà con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tưduy, tình cảm, đạo đức…Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định nhất đốivới sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người. Như vậy, nhờ laođộng sản xuất mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên, cảitạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sáng tạo rachính bản thân con người. Nguyên lý về vai trò của sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triểnxã hội loài người có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Để nhận thức và cải tạoxã hội, phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội. Xét đếncùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần; để phát triển xã hộiphải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế- vật chất. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất a. Phương thức sản xuất Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức nhấtđịnh, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình, đó là phươngthức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vậtchất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trìnhđộ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất là các khái niệm chỉ hai mối quan hệ “song trùng” của nền sản xuất vật chấtxã hội, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với ngườitrong quá trình sản xuất vật chất. Do vậy, phương thức sản xuất là cách thức conngười thực hiện đồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên và sự tác độnggiữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con người vàxã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. * Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất,tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất củagiới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Về cấu trúc, lựclượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật [tư liệu sảnxuất] và mặt kinh tế - xã hội [người lao động]. Lực lượng sản xuất chính là sự kếthợp giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộnhững năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định.Nhưvậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố [người lao động và tư liệusản xuất] cùng mối quan hệ [phương thức kết hợp], tạo ra thuộc tính đặc biệt [sứcsản xuất] để cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo mục đích củacon người. Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất - năng lực hoạt độngsản xuất vật chất của con người. - Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động vànăng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động làchủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội. Đây lànguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. Ngày nay, trong nền sản xuất xãhội, tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động có trí tuệ và laođộng trí tuệ ngày càng tăng lên. - Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồmtư liệu lao động và đối tượng lao động. + Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động conngười dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mụcđích sử dụng của con người. + Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vàođó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sảnphẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ laođộng và phương tiện lao động: . Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụlao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trìnhsản xuất vật chất. . Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sửdụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cảivật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang pháttriển, cả người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hoá, nền kinh tế củanhiều quốc gia phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế màtrong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyếtđịnh nhất đối với sự phát triển kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất và nâng caochất lượng cuộc sống con người. Đặc trưng của kinh tế tri thức là công nghệ cao,công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vàtrong đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển trong mối quan hệ biện chứngvới quan hệ sản xuất. * Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người vớingười trong quá trình sản xuất vật chất. Đây chính là một quan hệ vật chất quantrọng nhất – quan hệ kinh tế, trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người.Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng thể các yếu tố trong một quá trình thốngnhất, gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất. Quan hệ sảnxuất bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chứcquản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việcchiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ quy định địa vị kinhtế- xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, từ đó quy định quan hệ quản lý vàphân phối. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trungtâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác. Bởi vì, lựclượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽquyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trongviệc tổ chức sản xuất và phân công lao động. Quan hệ này có vai trò quyết địnhtrực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanhhoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngày nay, khoa học tổ chứcquản lý sản xuất hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong nâng cao hiệu quả quátrình sản xuất. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn ngườitrong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô củacải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng. Quan hệ này có vai trò đặc biệtquan trọng, kích thích trực tiếp lợi ích con người; là "chất xúc tác" kinh tế thúc đẩytốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hoá toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.Hoặc ngược lại, nó có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất. Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chiphối, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai tròquyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất hình thànhmột cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ yếu, quyết định mọi quan hệxã hội.b. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất * Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi củalực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tínhnăng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất làhình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối. Trong sự vậnđộng của mâu thuẫn biện chứng đó,lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.Cơ sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sảnxuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính năng động vàcách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của người lao động là chủthể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế thừa khách quan của sựphát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, pháttriển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sảnxuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển củalực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sảnxuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ,thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã pháttriển. Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mớitrong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Conngười bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn,thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thangcao hơn. * Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lậptương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò củaquan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua sự phù hợpbiện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớilực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức pháttriển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất pháttriển1. Sự phù hợp bao gồm sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t. 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 15.lượng sản xuất; sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất; sựkết hợp đúng đắn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự phù hợp baogồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao độngvà tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuấtvà hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động. Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của lựclượng sản xuất đều là không phù hợp. Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhấttuyệt đối mà chỉ là tương đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt. Sự phù hợp diễnra trong sự vận động phát triển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫnvà giải quyết mâu thuẫn. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích,xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩysản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất. Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo haichiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khiquan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúnghướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học công nghệ đượcáp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của ngườilao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu quan hệ sảnxuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuynhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhấtđịnh. Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mớiở trình độ cao hơn. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện vàgiải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất pháttriển đạt tới một nấc thang cao hơn. * Ý nghĩa trong đời sống xã hội Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn phát triểnkinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lựclượng lao động và công cụ lao động. Muốn xoá bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiếtlập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, không phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên banxuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chốngtuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt,vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắcsự đổi mới tưduy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình cách mạngViệt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụngđúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sựvận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vậnđộng hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuấtvật chất của xã hội. Đây là toàn bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực tế màtrong quá trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu kinh tế hiện thực. C.Mác chỉrõ: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức làcái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trịvà những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó"2. Cácquan hệ sản xuất là các quan hệ cơ bản, đầu tiên, chủ yếu, quyết định mọi quan hệxã hội khác. Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sảnxuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vaitrò khác nhau. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng củaxã hội đó. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với nhữngthiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thànhtrên một cơ sở hạ tầng nhất định. Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tưtưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học…cùngnhững thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thểvà tổ chức xã hội khác. Các yếu tố về quan điểm tư tưởng và thiết chế xã hội cóquan hệ với nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố đó hợp thànhkiến trúc thượng tầng của xã hội. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng.Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t. 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 15.nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh những cơ sở hạ tầng nhất định.Song, không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên hệ như nhauđối với cơ sở hạ tầng của nó. Một số bộ phận như kiến trúc thượng tầng chính trịvà pháp lý có mối liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn các yếu tố khác như triếthọc, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, v.v. lại có liên hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầngsinh ra nó. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng cũng mang tínhchất đối kháng. Tính đối kháng của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính đối khángcủa cơ sở hạ tầng và được biểu hiện ở sự xung đột, sự đấu tranh về tư tưởng củacác giai cấp đối kháng. Song, đặc trưng của kiến trúc thượng tầng là sự thống trị vềchính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị. Thực tế cho thấy, trong kiến trúcthượng tầng của các xã hội có đối kháng giai cấp, ngoài bộ phận chủ yếu có vai tròlà công cụ của giai cấp thống trị còn có những yếu tố, bộ phận đối lập với nó, đó lànhững tư tưởng, quan điểm và các tổ chức chính trị của giai cấp bị thống trị, bị bóclột. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đốikháng giai cấp là nhà nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thốngtrị. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở thành một sứcmạnh thống trị toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế và nắmgiữ chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng, cùng những thể chế của giai cấp ấy cũnggiữ địa vị thống trị. Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng của toàn bộ đờisống tinh thần xã hội và cả tính chất, đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượngtầng. b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của xã hội * Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúcthượng tầng. Bởi vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếukinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội. Trong đời sống hiện thực của xã hội, kiến trúc thượng tầng luôn được biểuhiện ra một cách phong phú, phức tạp và đôi khi dường như không trực tiếp gắnvới cơ sở hạ tầng. Nhưng đó chỉ là những biểu hiện bề ngoài, còn trong thực tế tấtcả những hiện tượng của kiến trúc thượng tầng đều có nguyên nhân sâu xa trongnhững điều kiện kinh tế - vật chất của xã hội. Bất kỳ một hiện tượng nào thuộckiến trúc thượng tầng, như chính trị, pháp luật, đảng phái, triết học, đạo đức,v.v.đều không thể giải thích được từ chính bản thân nó mà tất cả xét đến cùng phụthuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định. Bởi vậy, vai trò quyết địnhcủa cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chỗ, cơ sở hạtầng với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội sẽ quyết định kiểu kiếntrúc thượng tầng của xã hội ấy. Cơ sở hạ tầng không chỉ sản sinh ra một kiểu kiếntrúc thượng tầng tương ứng - tức là quyết định nguồn gốc, mà còn quyết định đếncơ cấu, tính chất và sự vận động, phát triển của kiến trúc thượng tầng. Nếu cơ sở hạ tầng có đối kháng hay không đối kháng, thì kiến trúc thượngtầng của nó cũng có tính chất như vậy. Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầngsớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng Nguyênnhân của những biến đổi đó xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sảnxuất. Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biếnđổi của cơ sở hạ tầng và đến lượt nó, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng làm cho kiếntrúc thượng tầng biến đổi một cách căn bản. Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ một hình thái kinhtế - xã hội lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn. Trong xãhội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu tranh giai cấpvà cách mạng xã hội. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng.Nhưng sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp, có những bộphận của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơsở hạ tầng như chính trị, luật pháp,v.v.. Có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúcthượng tầng thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật,v.v.. Cũng có những nhântố nào đó của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn được kế thừa để xây dựng kiến trúcthượng tầng mới. * Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyếtđịnh nhưng có sự tác động trở lại to lớn đối với kiến trúc thượng tầng. Bởi vì kiếntrúc thượng tầng có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực ý thức,tinh thần khi ra đời, tồn tại thì có quy luật vận động nội tại của nó. Vai trò của kiếntrúc thượng tầng chính là vai trò tích cực, tự giác của ý thức, tư tưởng. Vai trò củakiến trúc thượng tầng còn do sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức - thể chế luôncó tác động một cách mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó;ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, đấu tranh xoá bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ; địnhhướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế của kiến trúc thượng tầng. Thực chất vaitrò kiến trúc thượng tầng là vai trò bảo vệ duy trì, củng cố lợi ích kinh tế của giaicấp thống trị xã hội. Mặt khác, kiến trúc thượng tầng trong các xã hội có giai cấpcòn đảm bảo sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trịvề kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về chính trị và tưtưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững được.Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo haichiều hướng. Kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với sự phát triển của cơ sởhạ tầng sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển và nếu tác động ngược chiều với sựphát triển của cơ sở hạ tầng, của cơ cấu kinh tế nó sẽ kìm hãm sự phát triển của cơsở hạ tầng, của kinh tế. Nghĩa là, khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tấtyếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Vàngược lại, khi kiến trúc thượng tầng không phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, cácquy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế và đời sống xãhội. Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì kiến trúc thượng tầng vềchính trị có vai trò quan trọng nhất, trong đó nhà nước có vai trò tác động to lớnđối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhànước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng, mà còn dựa trên những hình thức nhất địnhcủa sự kiểm soát xã hội. Nhà nước sử dụng sức mạnh của bạo lực để tăng cườngsức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị và củng cố vững chắc địa vị của quan hệsản xuất thống trị. * Ý nghĩa trong đời sống xã hội Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữakinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tếquyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.Thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác tích cực củacác giai cấp, đảng phái vì lợi ích kinh tế sống còn của mình. Sự tác động của kiếntrúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối,chính sách của đảng, nhà nước. Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hoá một yếu tố nàogiữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm. Tuyệt đối hoá kinh tế, hạ thấp hoặc phủnhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường, duy vật kinh tế sẽdẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất bại,đổ vỡ. Nếu tuyết đối hoá về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽdẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng khôngtránh khỏi thất bại. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quantâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này. Trong thời kỳ đổi mới đất nước,Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị,trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thậntrọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quanhệ giữa đổi mới - ổn định - phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tựnhiên a. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Trên lập trường duy vật lịch sử, các nhà kinh điển mácxít khẳng định, nhữngquan hệ vật chất của xã hội là quan hệ cơ bản quyết định các quan hệ xã hội khácvà chỉ ra cấu trúc hiện thực của một xã hội cụ thể thông qua phạm trù hình tháikinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịchsử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sảnxuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sảnxuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệsản xuất ấy. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạnlịch sử nhất định bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: Lực lượng sản xuất: quan hệsản xuất [cơ sở hạ tầng]; kiến trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan đểphân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vậnđộng, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọiquan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất cácchế độ xã hội khác nhau. Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với ngườitrong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội. b. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người Ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất [cơ sở hạ tầng] và kiếntrúc thượng tầng tác động biện chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sửxã hội, thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là quy luật quan hệsản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệbiện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sảnxuất mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát triển vềtri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Mỗi sự phát triển của lực lượng sản xuất đều tạo khả năng, điều kiện và đặt rayêu cầu khách quan cho sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Sự phù hợp biện chứnggiữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là yêu cầukhách quan của nền sản xuất xã hội.Khi lực lượng sản xuất phát triển về chất, đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sảnxuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới về chất. Sự phát triển về chất của quan hệsản xuất, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của cơ sở hạ tầng xã hội. Khi cơ sở hạtầng xã hội biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi, phát triển căn bản [nhanh haychậm, ít hoặc nhiều] của kiến trúc thượng tầng xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cũmất đi, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn ra đời. Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa lôgíc vàlịch sử. Xu hướng cơ bản, xu hướng chung của sự vận động, phát triển lịch sử loàingười là do sự chi phối của quy luật khách quan [thống nhất giữa cái chung với cáiđặc thù và cái riêng] xét đến cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lôgíccủa toàn bộ tiến trình lịch sử loài người là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế- xã hội từ thấp đến cao. Đó là con đường tất yếu của tiến bộ lịch sử. Mặt khác, sựphát triển của xã hội loài người còn mang tínhlịch sử. Các hình thái kinh tế - xã hộinhư những trạng thái khác nhau về chất trong tiến trình lịch sử, với những điềukiện về không gian, thời gian cụ thể, với các tiêu chí về sự phát triển của lực lượngsản xuất, kiểu quan hệ sản xuất, kiểu kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội cụ thể. Sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xãhội loài người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thếgiới và sự phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một sốquốc gia, dân tộc cụ thể. Sự phát triển phong phú, nhiều vẻ, đa dạng, phức tạp của các hình thái kinh tế- xã hội cụ thể của các giai đoạn xã hội, các quốc gia, dân tộc cụ thể. Bao gồm cảnhững bước quanh co, thậm chí những bước thụt lùi lớn, khả năng rút ngắn, bỏ quanhững giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh toàn bộ lịch sử xã hội loài người phát triểntuần tự qua tất cả các giai đoạn của các hình thái kinh tế - xã hội đã có. Nhưng dođặc điểm về lịch sử, về không gian, thời gian, về sự tác động của nhân tố kháchquan và nhân tố chủ quan, có những quốc gia phát triển tuần tự, nhưng có nhữngquốc gia phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan củalịch sử xã hội. Phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài người.Chủ nghĩa tư bản không phải là nấc thang phát triển cuối cùng của xã hội loàingười. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đã quyết định sựvận động phát triển của xã hội loài người. Những tiền đề vật chất cho sự vận độngphát triển xã hội đã xuất hiện ngay trong lòng xã hội tư bản. Đó là lực lượng sảnxuất hiện đại với tính chất xã hội hóa cao và giai cấp vô sản tiên tiến, cách mạng,đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tiền đề lý luận cho sự vận động pháttriển xã hội đã xuất hiện, đó là hệ tư tưởng Mác - Lênin khoa học và cách mạng.Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa phải thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cáchmạng xã hội. c. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng Lý luận hình thái kinh tế - xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trongtoàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duyvật biện chứng về lịch sử xã hội, bác bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm thường,duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó, trở thành hòn đá tảng của khoa học xã hội,cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội. Lýluận hình thái kinh tế - xã hội đã giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loạicác chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hìnhtrước đó đã thống trị trong khoa học xã hội. Chỉ ra động lực phát triển của lịch sửxã hội không phải do một lực lượng tinh thần hoặc lực lượng siêu nhiên thần bí nàocả, mà do hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vậtchất dưới sự tác động của các quy luật khách quan. Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức vàtác động cả ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất [cơ sở hạ tầng]và kiến trúc thượng tầng. Xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một yếu tố nào cũng sai lầm,xét đến cùng sự là bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác định conđường phát triển của Việt Nam đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa. Đây chính là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, có khả năng và điềukiện để thực hiện. Con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độtư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với tính quy luật của việc “bỏ qua” mộthay vài hình thái kinh tế - xã hội trong sự phát triển lịch sử. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lí luận, phương pháp luận khoahọc trong quán triệt quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mô hình,mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định với các tiêu chí về lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Đồng thời xác định các phươnghướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lí luận, phương pháp luận khoahọc và cách mạng trong đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch, sai trái, phiếndiện về xã hội. Phê phán thuyết kỹ trị, thuyết hội tụ đã tuyệt đối hóa yếu tố kinh tế- kỹ thuật, xoá nhoà sự khác nhau về bản chất của các chế độ xã hội nhằm chứngminh cho sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ tư bản. Ngày nay thực tiễn xã hội và sự phát triển của nhận thức khoa học đã bổ sung,phát triển mới các quan niệm lịch sử xã hội, song lí luận hình thái kinh tế - xã hộivẫn giữ nguyên giá trị, là quan niệm duy nhất khoa học và cách mạng để phân tíchlịch sử và nhận thức các vấn đề xã hội, là cơ sở nền tảng lí luận cho chủ nghĩa xãhội khoa học. Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối vớinâng cao nhận thức về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủnghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng, kiên định con đường chủnghĩa xã hội. Đây cũng là cơ sở khoa học và cách mạng trong cuộc đấu tranh tưtưởng chống lại các quan điểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng phủ nhận mụctiêu, lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. * Tài liệu học tập Tài liệu chính: - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định [2019], ’’Tập bài giảng môn Triếthọc Mác – Lênin” [Lưu hành nội bộ]. Tài liệu tham khảo: - Bộ Giáo dục và Đào tạo [2014], Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


Video liên quan

Chủ Đề