Những khó khăn và thuận lợi khi học ngữ âm tiếng Trung

Bạn muốn học tiếng Hoa giỏi nhưng còn gặp nhiều khó khăn? Những khó khăn ấy làm trở ngại việc học tiếng Hoa của bạn khiến bạn không thể tiến bộ? Vậy bạn giải quyết khó khăn khi học tiếng Hoa như thế nào?

Khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào, chắc chắn bạn không tránh khỏi một số khó khăn nhất định, tiếng Hoa cũng vậy, nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó học nhất hiện nay. Nhưng không vì thế mà làm cho con số người học tiếng Hoa giảm đi, vậy những khó khăn đó là gì và cách khắc phục nó như thế nào?
 


Rèn luyện học tiếng Hoa

Tiếng Trung [中文hay tiếng Hoa华语/華語] là tên gọi chung của tiếng Phổ thông Trung Quốc. Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán – dân tộc đa số của Trung Quốc làm chuẩn, vì thế nó còn có tên gọi khác là tiếng Hán hay Hán ngữ [汉语/漢語]. Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất triên thế giới không chỉ bởi 1/5 dân số thế giới lấy tiếng Trung làm tiếng mẹ đẻ, ngoài ra, Tiếng Trung cũng là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. [ Người ta nói rằng có hơn 1 tỷ 600 triệu người sử dụng tiếng Hoa trong đó có khoảng 1 tỷ 400 triệu người ở đại lục Trung Quốc và 200 triệu người ở những nơi khác ] Văn hóa Trung Hoa đặc sắc và phong phú, nền kinh tế Trung Hoa ngày càng phát triển kéo theo “cơn sốt tiếng Hán” ngày càng trở nên nóng bỏng. Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã tìm đến tiếng Hoa như một loại sinh ngữ đầy tiềm năng. Thứ tiếng với những nét chữ tượng hình đầy nghệ thuật đã thu hút được đông đảo người học trên khắp thế giới.

Hãy bắt đầu khám phá văn hóa Trung Hoa bắt đầu từ ngôn ngữ của người Hoa, loại văn tự đã từng được ông cha ta dùng như loại văn tự chính thức này.

Khó khăn và cách khắc phục khi học tiếng Hoa

- Phát âm tiếng Hoa khó hơn các thứ tiếng khác

Trong cách phát âm, chúng ta nên chú ý các cách phát âm của các từ khó, vì các từ này rất dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ : z, s, c hay q, x, j,...Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng đến thanh điệu, vì đây là yếu tố quan trọng để phân biệt lúc bạn nói sắc thái như thế nào, đâu là câu hỏi, đâu là câu nói bình thường, câu cảm thán,..Trong tiếng Hoa có 4 thanh điệu chính được đánh dấu từ một đến bốn, tuy chỉ có 4 thanh điệu nhưng đối với người Việt chúng ta để phát âm chuẩn xác 4 thanh điệu này không phải là chuyện dễ dàng, vì chúng có các quy tắc khá phức tạp và có độ cao không giống nhau. Vì vậy cần rèn luyện kỹ năng học tiếng Hoa với cách phát âm thường xuyên.
 


Nâng cao việc học tiếng Hoa
 

Chữ Hán là chữ tượng hình, nghĩa là chữ viết biểu diễn nghĩa bằng hình, không giống như chữ viết tượng thanh theo các hệ chữ viết dùng chữ cái La Tinh. Khi phát âm, mỗi chữ Hán được phát một âm tiết [a syllable] và cũng giống như tiếng Việt một âm tiết trong tiếng Hán thường được ghép bởi một phụ âm và một nguyên âm và một phụ âm cuối. Lưu ý rằng cũng có những âm tiết chỉ có nguyên âm và phụ âm cuối hoặc chỉ có phụ âm đầu và nguyên âm, hoặc chỉ có nguyên âm.

Một đặc điểm của tiếng Hán là tồn tại rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa [nghĩa là các từ có cùng phát âm nhưng nghĩa khác nhau]. Tiếng Hán-Việt dùng ở Việt Nam là tiếng Hán cổ [được cho rằng là tiếng Hán vào thời điểm Việt Nam thoát khỏi thời kỳ bắc thuộc, tức vào khoảng thế kỷ thứ 9-10] và được phiên âm theo lối phát âm của người Việt Nam và được Việt hóa qua nhiều thế kỷ nên cóphát âm hoàn toàn khác với tiếng Hán hiện đại ở Trung Quốc. Có lẽ cũng vì do đặc điểm của tiếng Hán Việt có nhiều từ cùng âm khác nghĩa nên ở Việt Nam thường ám chỉ các cụ đồ am hiểu tiếng Hán là “thâm như nhà Nho” và có lối “chơi chữ Nho”, nghĩa là nói một chữ nhưng lại ngụ ý nhiều ý khác nhau!

>> Bài viết : Tầm quan trọng của việc học tiếng Hoa

Tiếng Hoa là ngôn ngữ có hệ thống chữ viết có đặc trưng là các chữ cái tượng hình nên rất khó để viết đúng từng nét chữ của nó, và chúng làm bạn mất rất nhiều thời gian để thích nghi và học thuộc các quy tắc trong tiếng Hoa. Vì vậy lời khuyên cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Hoa thì trước tiên nên dành thời gian để luyện viết chữ Hán. Trang bị cho mình những bộ thủ thuật quan trọng trong chữ Hán, học thuộc các quy tắc viết nét chữ. Khi đã học tiếng Hoa được một thời gian bạn không nên chỉ viết các phiên âm của tiếng Hoa mà nên tập viết cả chữ Hán.
 


Khi học tiếng Hoa thì kỹ năng viết chữ Hán là khó nhất.

Đa số các bạn khi học ngôn ngữ ngoại luôn gặp khó khăn trong kỹ năng nghe, vì đây được xem là kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng. Đối với kỹ năng học nghe trong tiếng Hoa, bạn nên chọn nghe tiếng phổ thông trước tiên vì nó có rất nhiều từ địa phương, nên nghe có chọn lọc, không nên nghe từ các từ ngữ phức tạp rồi mới nghe các từ đơn giản. Khi nghe được từ nào thì bạn cũng nên học cách hiểu cả nội dung của bài nghe bạn đã nghe, không nhất thiết bạn phải nghe rõ từng từ mà chỉ nên nghe các từ khoá chính trong một đoạn, như vậy bạn sẽ nắm nội dung bài hơn.
 


Học nghe tiếng Hoa
 

>> Xem thêm: Học tiếng Hoa phổ thông có đơn giản không?

Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài học nghe tiếng trung cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —> nghe viết lại cách phát âm từ vựng –> nghe các câu đơn giản–> nghe các bài đàm thoại cơ bản –> nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: Nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu [học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian], nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin… lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: Thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập nghe tiếng trung quốc mỗi ngày.


Khó khăn nào rồi cũng có phương pháp giải quyết, đừng nên vội nãn lòng, học tiếng Hoa dễ hay khó là tuỳ vào bản thân mỗi người, chỉ cần bạn có quyết tâm và ý chí kien trì thì chắc chắn bạn sẽ thành công. 

Tags: Luyện nghe nói tiếng hoa cơ bản, cẩm nang học tiếng hoa phổ thông, kỹ năng giao tiếp trong tiếng hoa.

Nói đến tiếng Trung Quốc, hầu hết chúng ta đều có cảm giác ngôn ngữ này rất khó học, đặc biệt là cách viết Hán tự và ghi nhớ các mặt chữ. Thế nhưng học ngôn ngữ của đất nước hơn một tỉ dân này có thật sự khó như chúng ta nghĩ không? Hãy cùng nhau tìm hiểu đâu là thuận lợi và khó khăn…

Thuận lợi:

          Tiếng Trung Quốc và tiếng Việt cùng là một loại ngôn ngữ châu Á, hai nước láng giềng có nền văn hóa nhiều nét tương đồng, bởi vậy trong quá trình học tiếng Trung Quốc chúng ta có rất nhiều những lợi thế; trước hết, đó là do phong tục tập quán. Tiếp đến là Việt Nam chúng ta, gần với Trung Quốc nên có rất nhiều cơ hội để bạn đi trung Quốc du lịch, học tiếng, tiếp xúc với con người, nền văn hóa Trung Quốc. Ở Việt Nam còn có hẳn khu phố, dân cư người Hoa, bởi vậy bạn hoàn toàn biết nên học tiếng Trung như thế nào khi có điều kiện thuận lợi như vậy.

Còn gì dễ dàng hơn khi bản thân người học tiếng Trung Quốc có điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ, văn hóa mà mình muốn học ngay tại đất nước mình? Học tiếng Trung Quốc rất thuận lợi phải không nào?

Buổi khai giảng chuyên ngành Tiếng Trung Quốc, Khoa Ngôn ngữ & Văn hoá quốc tế

Những khó khăn

          Nhưng học tiếng Trung Quốc có những khó khăn nhất định, bởi tiếng Trung Quốc là chữ tượng hình, hoàn toàn không dễ nhớ như tiếng Việt hay tiếng Anh. Học tiếng Trung Quốc, bắt buộc phải học được bảng chữ cái và 214 bộ thủ, để hiểu được 214 bộ thủ này là cả một quá trình. Nếu bạn không có quyết tâm và phương pháp bạn hoàn toàn không thể nào học được tiếng Trung được

          Học tiếng Trung Quốc phải nắm được các quy tắc, nắm được các quy luật thì mới có thể vận dụng được. Mà những điều này thì chưa chắc sinh viên nào cũng làm được, bởi vậy, bản thân người học phải cố gắng cũng như nỗ lực rất nhiều mới có thể làm được.

          Vì vậy học tiếng Trung Quốc khó hay là dễ hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người cũng như phương pháp học tập của người đó. Nhưng mỗi khi học tiếng Trung bạn hãy nhớ đến lý do vì sao mà mình học tiếng Trung, xem mình đã có phương pháp thích hợp chưa, mình có đam mê chưa, mình thực sự chăm chỉ chưa. Khi đó, bạn mới có thể học tiếng Trung tốt được. Còn ngược lại, nếu bạn học tiếng Trung không có mục đích, không có phương pháp, không thật sự chăm chỉ, không có cách học tiếng Trung hiệu quả bạn sẽ không bao giờ có thể chinh phục được tiếng Trung.

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam

“Phát triển tư duy, kiên quyết khác biệt”

YDC News

Video liên quan

Chủ Đề