Bản tham luận về học tập ngắn gọn

Bản tham luận về nề nếp 2022 trong môi trường giáo dục sẽ được chúng tôi đề cập thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Bản tham luận về nề nếp 2022 thực hiện gồm những nội dung gì? Để hoàn thành bài tham luận thu hút mọi người thì cần chú ý những gì?

Khách hàng đang quan tâm, tìm hiểu những nội dung trên vui lòng tham khảo nội dung bài viết sau đây. Hi vọng với những thông tin bài viết đem đến sẽ là những tài liệu bổ ích phục vụ Khách hàng.

Nội dung bài tham luận về nề nếp

Khi thực hiện Bản tham luận về nề nếp 2022 trong môi trường giáo dục người thực hiện nền đề cập những nội dung sau trong bài viết:

– Nhắc đến công tác xây dựng kỷ cương nền nếp, vệ sinh học đường ở trường, nêu ra những tình trạng thực tế và trình bày rõ nguyên nhân của việc nề nếp tại nhà trường có nhiều điều chưa tích cực.

– Nhận thức về vai trò của tổ chức Đoàn trong việc xây dựng, duy trì nền nếp của nhà trường.

– Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường như Giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa GVCN với Phụ huynh học sinh…,Phối hợp với các đoàn thể quần chúng trên địa bàn…

– Công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động thực hiện nề nếp trong trường học.

Cách hoàn thành bài tham luận về nề nếp năm 2022

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng hoàn thành một số nội dung để từ đó Khách hàng sẽ biết cách để triển khai những nội dung tiếp theo.

Ví dụ: Với nội dung Nhắc đến công tác xây dựng kỷ cương nền nếp, vệ sinh học đường ở trường, nêu ra những tình trạng thực tế và trình bày rõ nguyên nhân của việc nề nếp tại nhà trường có nhiều điều chưa tích cực chúng ta có thể đề cập đến nội dung này như sau:

Trong năm học 2020-2021 vừa qua, công tác xây dựng kỷ cương nề nếp, vệ sinh học đường ở trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Những tích cực này có thể kể đến thông qua các hoạt động ở trường như:

– Học sinh các khối thực hiện nghiêm túc các nề nếp hàng ngày như xếp hàng 15’ đầu giờ, vệ sinh trực nhật sân trường, thể dục giữa giờ, đeo khăn quàng đỏ..

– Về đạo đức: 100% đội viên thực hiện tốt 10 điều văn minh trong giao tiếp, trong môi trường giáo dục không nói tục, chửi bậy, đánh nhau, Không chơi trò chơi nguy hiểm, không la cà hàng quán ăn quà vặt, không hút thuốc là, uống rượu bia khi đến trường…

– Về nề nếp ra vào lớp: Học sinh đã xây dựng được thói quen đi học đúng giờ. Phần lớn các em đều duy trì việc không đến trường quá sớm hoặc quá muộn làm ảnh hưởng đến việc học tập, trong hoạt động ra vào lớp phải xin phép thày cô khi có sự đồng ý mới được ra, vào lớp.

Khi nghỉ học phải có lí do chính đáng, phải có giấy phép có chữ ký của phụ huynh hoặc gia đình trực tiếp xin phép mới được nghỉ. Tuyệt đối cấm mọi hình thức bỏ giờ, nghỉ học để đi chơi game hoặc việc khác.

Song bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn một bộ phận học sinh đã không làm chủ được bản thân dẫn đến việc có lối sống lệch lạc, dẫn đến học yếu hoặc thường xuyên bỏ học để đi chơi điện tử…

Bên cạnh đó một số Học sinh còn ý thức kém trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường, cảnh quan sư phạm của nhà trường, một số học sinh khác do ảnh hưởng bởi tâm lý gia đình như chuyện bố mẹ ly hôn, áp lực học hành nên chưa coi trọng việc học từ đó không ý thức được việc duy trì nề nếp, tác phong chuẩn mực trong trường học.

Ví dụ về Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường:

– Giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với Phụ huynh học sinh. Trong công tác này nhìn chung nhà trường và ban đại diện học sinh cùng giáo viên đã cố gắng, nỗ lực quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của một số học sinh cá biệt, có nguy cơ bỏ học, động viên gia đình có trách nhiệm hơn đối với con cái họ.

Dựa trên những quan tâm, tìm hiểu thì từ đó đã kịp thời động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ các em, để các em nhận ra việc quan trọng, ý nghĩa của việc học là quan trọng.

Phối hợp với nhà trường trong việc thăm hỏi học sinh, cha mẹ học sinh trong những trường hợp đặc biệt như ốm đau nặng, tai nạn rủi ro.

Để động viên các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt thì trong nhà trường đã thống nhất Dành một phần quỹ thích đáng giúp đỡ, động viên tinh thần những học sinh quá khó khăn giúp các em có động lực tiếp tục sự nghiệp học tập.

– Giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Trong quá trình giáo dục và rèn luyện các học sinh cần đảm bảo tính thông tin 2 chiều với giáo viên, để giáo viên nắm bắt được tình hình cụ thể đối với những trường hợp của từng em.

Với mỗi học sinh vi phạm kỷ cương nề nếp của trường thì có biện pháp giáo dục rèn luyện thích hợp, có hiệu quả.

– Phối hợp với các đoàn thể quần chúng trên địa bàn: Việc giáo dục học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức Đoàn biết phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn, biết tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục học sinh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Bản tham luận về nề nếp 2022. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi tư vấn rõ ràng hơn.

Để góp phần vào sự thành công của đại hội chi bộ thì không thể thiếu những ý kiến tham luận. Trong môi trường giáo dục, việc học tập của học sinh là quan trọng nhất và là nhiệm vụ hàng đầu. Ở bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý vị về bài tham luận về việc học tập tại đại hội chi bộ.

Bài tham luận về học tập trong đại hội chi bộ là gì?

Bài tham luận về học tập trong đại hội chi bộ là những quan điểm, những luận chứng của cá nhân người viết về vấn đề học tập để từ đó đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng học tập được trình bày trước đại hội chi bộ.

Nội dung chính bài tham luận về học tập trong đại hội chi bộ

Về nội dung của bài tham luận trong học tập tại đại hội chi bộ, Luật Hoàng Phi sẽ gợi ý nội dung chính bài tham luận là giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập các môn tại trường trung học phổ thông.

Quý vị có thể viết bài tham luận về học tập trong đại hội chi bộ theo những nội dung như sau:

1/ Vai trò của việc học tập văn hóa

– Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

– Nguồn nhân lực hiện tại và tương lai là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước.

– Con người là lực lượng lao động đối mặt trực tiếp với thách thức, tiêu chuẩn của thời kỳ phát triển đề ra.

2/ Hiện trạng tình hình học tập trong nhà trường

Do nhu cầu lao động của xã hội đang ngày càng cao, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và kỹ năng phù hợp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các trường là đào tạo học sinh để cung cấp một lượng lao động đạt chuẩn chất lượng trong tương lai. Chính vì thế, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng học tập cần được quan tâm đặc biệt.

Trong năm học 2019 – 2020 có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao. Tuy nhiên như thế chưa đủ, học sinh cần phải có kiến thức đồng đều về các môn học để có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội cũng như giúp học sinh định hướng được tương lai của mình như học khối nào? Thi khối nào? Thi trường nào?….

3/ Nguyên nhân

– Từ học sinh:

+ Có nhiều học sinh không hứng thú với đầy đủ các môn văn hóa mà chỉ quan tâm đến các môn theo khối đào tạo chuyên nghiệp dẫn đến việc kiến thức giữa các môn có sự chênh lệch và ngày càng thiếu hụt.

+ Tinh thần tự giác học tập, chủ động học, sáng tạo còn nhiều hạn chế; học sinh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học liên môn và khó khăn trong đăng ký khối học, khối thi. Ví dụ học sinh đăng ký tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa nhưng kém môn Toán thì khả năng tiếp thu 02 môn còn lại sẽ gặp nhiều hạn chế, dẫn đến việc học sinh sợ học và kết quả thi không cao.

+ Một bộ phận học sinh còn lười học, thiếu sự chuẩn bị về tư tưởng và tâm lý khiến cho học sinh không nắm được các kỹ năng cơ bản và không biết vận dụng vào bài tập.

+ Còn tồn tại những học sinh thụ động, ỷ lại vào giáo viên, bạn bè và sách giải, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ.

+ Đặc biệt, có một nhóm học sinh học theo hình thức đối phó, giấu dốt và học theo sự may mắn tức là chỉ cần tùy ý chọn đáp án khi thi trắc nghiệm.

– Từ phía giáo viên:

+ Trang thiết bị dạy học của các thầy cô còn thiếu hoặc đã quá cũ.

+ Sự thay đổi của quy định, luật lệ mới đòi hỏi học sinh và giáo viên phải kịp thời tuân theo.

+ Giáo viên có ít thời gian gần gũi học sinh.

+ Phương pháp dạy học đổi mới liên tục hoặc thay đổi theo đặc thù từng môn…

– Từ phía phụ huynh và xã hội:

+ Một số học sinh là con em nhân dân lao động, hộ nghèo ít có điều kiện đầu tư vào việc học của con cái.

+ Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái, không phối hợp cùng nhà trường rèn luyện các em.

+ Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, internet cùng các dịch vụ vui chơi lôi cuốn học sinh…

4/ Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng học tập

– Giáo viên giảng dạy các môn học cần có thêm thời gian gần gũi học sinh hơn, giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học cũng như của việc học đều các môn, tạo động lực và niềm hứng thú, yêu thích bộ môn cho các em, thường xuyên gần gũi, kèm cặp các em. Bên cạnh đó, giáo viên phải tránh trường hợp để học sinh tự học, tự nghiên cứu dẫn đến việc hiểu sai, hiểu không đúng hoặc buông xuôi, phó mặc.

– Tiếp tục duy trì việc bù đắp lỗ hổng kiến thức cho những học sinh yếu kém, xây dựng và phát triển mô hình học nhóm để học sinh sẽ tự học từ các bạn; thường xuyên theo dõi tình hình, uốn nắn, điều chỉnh để học sinh hòa nhập và theo kịp mặt bằng chung của các bạn.

– Học sinh cần phải hiểu đúng và biết cách vận dụng vào làm bài tập, nếu không hiểu phải hỏi giáo viên để thầy cô tìm phương pháp giảng dạy khác phù hợp hơn.

– Học sinh phải làm chủ kiến thức. Tức là, học sinh phải có phương pháp học, xác định đúng động cơ học tập, thái độ học tập, biến kiến thức trên lớp thành kiến thức riêng của bản thân. Ngoài ra thầy cô phải có bài tập hù hợp với từng đối tượng học sinh, có những câu hỏi tư duy, so sánh, tổng hợp…

– Học sinh cần phải có ý thức tự học “Học – hỏi – hiểu – hành”; thầy cô thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh.

– Duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giáo dục, rèn luyện các em.

Trên đây là gợi ý về một bài tham luận về học tập trong đại hội chi bộ, Quý vị có thể sửa đổi nội dung sao cho phù hợp với đơn vị của mình, cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Video liên quan

Chủ Đề