Phát triển chương trình đào tạo lấy người học làm trung tâm

Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ngày càng thể hiện rõ hơn trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Tuy vậy, quan điểm này vẫn còn nhiều rào cản như: Đội ngũ nhà giáo chưa được trang bị lý luận về học sinh là trung tâm nên có giáo viên [GV] còn lúng túng khi dạy học; lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, có thể kèm theo phát vấn vẫn là phổ biến; học sinh đa số vẫn còn thói quen học tập thụ động; GV và học sinh còn nặng tâm lý “ứng thí” dẫn đến dạy thêm, học thêm và coi nhẹ giáo dục về đạo đức, thẩm mỹ, thể chất.

Trong đánh giá thì nương nhẹ để học sinh có lợi khi xét tốt nghiệp, chuyển cấp; Bên cạnh đó, có người sợ rằng nếu lấy học sinh làm trung tâm sẽ hạ thấp vai trò của GV...

Nên xem thành tích học tập phần lớn do học sinh quyết định

Quan điểm học sinh làm trung tâm phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại. Giáo dục nhà trường là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của GV. Nhưng xã hội lập ra trường học là vì lợi ích học tập của học sinh chứ không phải vì lợi ích hành nghề của GV. Với tên gọi là “trường học” thì HỌC là chính chứ không phải DẠY là chính.

Cần phải thay đổi quan niệm để thấy rằng thành tích học tập của học sinh do chính học sinh quyết định phần lớn. Nghiên cứu của John Hattie [Úc] năm 2003 chỉ ra rằng thành tích học tập của học sinh do học sinh chiếm 50%, GV đóng góp 30%, gia đình từ 5 - 10%, nhà trường từ 5 - 10%, bạn bè và môi trường từ 5 - 10%. Ở Việt Nam, những nghiên cứu gần đây cho thấy điều tương tự.

Việc dạy học muốn có hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Vì vậy phải tiến hành dạy - học trên cơ sở hiểu biết năng lực đã có của học sinh, chú ý đến tư duy của từng em, dạy học phân hóa, không áp đặt theo suy nghĩ của GV. Trong bối cảnh kiến thức nhân loại tăng lên với tốc độ ngày càng cao, đòi hỏi học sinh phải tham gia vào quá trình học tập, không tiếp thu thụ động, mà tích cực suy nghĩ, hoạt động, tìm kiếm, khám phá tri thức, tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình, tiến tới tự đào tạo và giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra một cách độc lập, sáng tạo.

Vì vậy, không nên xem lấy học sinh làm trung tâm chỉ như là một phương pháp dạy học, mà đây chính là một tư tưởng, một quan điểm dạy học, chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh.

Học sinh là trung tâm nhưng vai trò giáo viên ngày càng cao

Cần khẳng định rằng, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng đa dạng, phong phú và cao về kiến thức, kỹ năng... do đó, yêu cầu về trình độ, năng lực, vốn hiểu biết của GV ngày càng được nâng lên. Người thầy vừa phải chú ý đến người học, vừa phải chú ý đến điều phải học, đến quá trình học tập. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0, quá trình học tập được cá nhân hóa, dân chủ hóa, học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập, có quyền phản biện, phát biểu những ý kiến, có khi khác với thầy nhưng vẫn được tôn trọng. Và như vậy, không chỉ là người học [learner], mà quá trình học tập [learning] cũng là trung tâm cho tất cả các hoạt động dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá.

GV không ngừng tự học suốt đời để làm gương cho học sinh. Người thầy phải có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt động giúp học sinh học tập tốt. GV sáng tạo là người biết giúp học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học. GV là người truyền động lực để học sinh vươn lên, không phải chỉ là người truyền đạt tri thức.

Như vậy, quan điểm lấy học sinh làm trung tâm không hề làm giảm vai trò của GV, mà ngược lại vai trò GV ngày càng cao.

Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội vẫn luôn luôn là vấn đề của mục tiêu giáo dục và đã xuất hiện hai xu hướng trái ngược nhau: hoặc quá đề cao lợi ích cá nhân người học, dẫn đến trọng tâm hoạt động giáo dục nhằm nâng cao các tỷ lệ học sinh giỏi, tốt nghiệp, đậu đại học, bất chấp về đạo đức, kỹ năng sống, sức khỏe, thẩm mỹ, cho lên lớp cả những học sinh chưa đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng. Ngược lại, quá đề cao lợi ích xã hội, chưa đặt đúng mức phát triển nhân cách [phẩm chất, năng lực] của mỗi cá nhân, chưa chú trọng đến năng khiếu, sở trường và nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Hai xu hướng cực đoan này đều không mang lại hiệu quả đối với giáo dục. Do đó, ngành giáo dục và từng nhà trường cần điều chỉnh theo hướng hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội, xây dựng kế hoạch giáo dục vừa đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, địa phương, vừa phù hợp với nhà trường và học sinh.

Phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm và phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hai phương pháp này có những lợi thế và hạn chế gì đối với “thế hệ tương lai của đất nước”? Ngay bây giờ, hãy cùng Dewey tìm câu trả lời phù hợp nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm

Phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm còn được biết đến là cách dạy học truyền thống từ lâu đời, qua nhiều thế hệ. Hiểu một cách cơ bản thì giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kiến thức, nội dung bài học, còn học sinh sẽ là người lắng nghe, ghi chép, học thuộc và áp dụng. Với phương pháp dạy học truyền thống này, giáo viên chính là chủ thể, là tâm điểm còn học sinh là khách thể, là quỹ đạo.

Ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm

Giáo án dạy chương trình được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống, nội dung giảng dạy theo tính truyền thống có tính hệ thống và tính logic cao.

Người dạy sẽ trình bày và giảng giải nội dung cho học sinh, đồng thời chỉ đạo và kiểm tra các bước học tập để đảm bảo học sinh tuân thủ những quy tắc, kỷ luật.

Học sinh sẽ lĩnh hội được các nội dung, bài học giá trị đã được giáo viên đúc kết qua nhiều năm giảng dạy.

Kết quả học tập sẽ được dự báo dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, dạy học và đánh giá được chia ra làm hai thành phần khác nhau suốt quá trình học sinh theo học. Nhìn chung phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm sẽ tái hiện được khả năng chính xác của tri thức.

>>> Xem thêm:

Nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống

Mặc dù nội dung bài giảng có tính logic và hệ thống cao, tuy nhiên giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm cũng có không ít hạn chế như:

Hạn chế về mức độ “nhớ, hiểu” kiến thức lý thuyết trên lớp, bởi mỗi em học sinh sẽ có mức độ đón nhận kiến thức khác nhau, việc tiếp thu kiến thức sẽ chênh lệch, không đồng đều giữa các bạn trong lớp.

Hạn chế về việc vận dụng, phân tích, sáng tạo từ kiến thức lý thuyết khi về nhà. Bởi vì: tính tự giác của mỗi học sinh khác nhau, các em không có sự hướng dẫn, kiểm soát của giáo viên, nên có thể xuất hiện tình trạng làm đối phó, chép bài bạn khác,…dẫn đến hiệu quả học không cao.

Hạn chế về việc phát triển các kỹ năng vốn có của học sinh, người học sẽ bị bị động, không có quyền quyết định quá nhiều, làm học sinh mất tự tin.

Tính hệ thống, máy móc cao khiến giờ dạy dễ bị buồn tẻ, đơn điệu, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành, kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh khiến cho đời sống thực tế bị hạn chế.

Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm

Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây vào đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh hơn về sau này. Nhờ vào tính hiệu quả mà phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cách thức giáo dục theo lối phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, ở đó học sinh sẽ là trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, tổ chức và giúp học sinh khám phá, tìm kiếm những tri thức theo kiểu hội thảo, tranh luận.

Giáo án dạy học theo phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm sẽ được thiết kết theo chiều ngang, hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò.

>>> Xem thêm:

Ưu điểm của phương pháp dạy học hiện đại

Giúp học sinh có được tính chủ động trong việc học tập, khám phá bản thân và người làm thầy sẽ giúp học sinh có được sự  độc lập và trách nhiệm với bản thân.

Loại bỏ được sự bất bình đẳng trong quá trình học, học sinh sẽ nắm chắc được “chất lượng kiến thức”

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm với tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho học sinh những suy nghĩ tích cực, sáng tạo hơn trong học tập, lấy tự học làm chính – lấy tập thể bổ trợ cho cá nhân – lấy máy móc thiết bị làm phương tiện học tập. Từ đó giúp trẻ làm chủ được kiến thức, mạnh dạn và tự tin hơn.

Chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh sẽ được chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành…

Việc khai thác và áp dụng còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế. Nhiều giáo viên còn lạc hậu, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế.

Phương pháp nà chưa có bất kỳ tiêu chuẩn nào cụ thể về việc giáo viên cần trình độ như thế nào, học sinh cần học những nội dung gì.

Đánh giá phải có ý nghĩa và sáng tạo hơn thay vì các bài kiểm tra đơn thuần như trước kia.

Giáo dục hiện đại mới chỉ áp dụng ở những trường quốc tế, tiêu biểu như The Dewey School, nơi có thể kết hợp giữa việc học và thực hành cũng như vận dụng vào các tình huống mà nhà trường đã đề ra cho các em học sinh. Còn đối với các trường học công lập thì nó chỉ mới chỉ được thực hiện thông qua các cuộc thi đề án….

Qua những chia sẻ của Dewey, có thể thấy phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm và lấy học sinh làm trung tâm đều có những ưu nhược điểm riêng. Cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con yêu của mình nhé.

Nguồn tham khảo:

//thanhnien.vn/giao-duc/nhung-rao-can-khi-thuc-hien-lay-hoc-sinh-lam-trung-tam-1402122.html

Video liên quan

Chủ Đề