Chiếm thế thượng phong là gì

“Chẳng có điều gì bên ngoài con người bạn khiến bạn có khả năng trở nên tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn, giàu có hơn, nhanh nhẹn hơn hay thông minh hơn. Mọi thứ đều ở bên trong. Mọi thứ tồn tại. Đừng tìm kiếm điều chi bên ngoài bản thân mình.” – Miyamoto Mushahi

Miyamoto Musashi được xem là chiến binh vĩ đại nhất từng sống trên đời này. Được biết đến như “Kiếm sĩ vĩ đại nhất Nhật Bản”, Musashi đã viết quyển sách Ngũ Luân Thư; một tác phẩm về triết lý, chiến lược và mưu kế mà đến nay vẫn được giới kiếm sĩ và mọi người khác nghiên cứu.

Trong quyển sách này, Musashi liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm trí đối với mọi kiểu chiến thắng. Trong mọi cuộc chiến, bên trong hay bên ngoài. Kiếm sĩ vĩ đại này đã đi trước thời đại của ông rất nhiều về phương diện này, cũng như những chiến binh nhân dân và các thủ lĩnh tinh thần khác.

Đến ngày nay, những kiến thức có được từ thời xa xưa ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền. Thậm chí một cộng đồng khoa học – nổi tiếng bởi tiêu chí khắt khe – đã một lần nữa khẳng định những đúc kết của người xưa. Ví dụ, nghiên cứu về sinh học thần kinh đã thừa nhận nhiều đạo lý của tư tưởng Phật pháp; chẳng hạn như về thiền định và tâm trí [hay là não bộ].

Trọng điểm: sức mạnh tâm trí gần như là vô hạn – hình ảnh của một Vũ Trụ thu nhỏ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về 15 “mẹo” tâm trí mà bạn có thể sử dụng để chiếm được lợi thế. Ngài Musashi sẽ rất tự hào.

DƯỚI ĐÂY LÀ 15 MẸO TƯ DUY MÀ BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG:

1. NHỚ TÊN NGƯỜI KHÁC

Bạn nhớ tên rất tệ? Đa số chúng ta đều vậy. Ghi nhớ tên của người khác, nhất là trong công ty, có thể giúp ta tạo được ấn tượng tốt.

Hãy cố gắng hết sức để nhớ tên của người khác sau khi được giới thiệu lần đầu tiên. Lặp lại cái tên đó nhiều lần và gọi tên người đó khi bạn chào họ vào lần tới.

2. THƯƠNG LƯỢNG THÀNH THẠO

Đa số mọi người cực kỳ không thoải mái với sự im lặng. Lần tới bạn mặc cả hay thương lượng điều gì đó, hãy đưa ra lời đề nghị rồi im lặng. Sự khó chịu này có thể đủ để giúp bạn có được kết quả tốt đẹp như mong muốn.

3. TỎ RA TỰ TIN

Bạn đã nghe rất nhiều lần rằng giao tiếp bằng ánh mắt là rất quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ bền chặt. Vấn đề là không phải ai cũng thoải mái với việc chủ động tạo ra và duy trì sự giao tiếp bằng ánh mắt vì mục đích này.

Thay vào đó, hãy cố gắng xác định màu mắt hoặc kích cỡ mắt của đối phương. Cách này có thể giúp bạn duy trì sự liên hệ bằng ánh mắt và giảm bớt cảm giác kỳ cục.

4. KẾT THÚC MỘT CUỘC HỌP

Mọi người thường làm gì khi họ đã sẵn sàng kết thúc một cuộc họp? Họ đứng dậy và những người còn lại sẽ làm theo, đúng không?

Nếu bạn đang dẫn dắt một cuộc họp nhóm, hãy ngồi lại cho đến cuối cùng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng mọi người ở yên vị trí cho đến khi bạn sẵn sàng kết thúc.

5. XÂY DỰNG LÒNG TIN VÀ SỰ THOẢI MÁI

Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của đối phương có thể giúp bạn bồi đắp lòng tin và sự tôn trọng. Rất rõ ràng, chuyện này không thể có hiệu quả nếu thiếeu sự tinh tế. Hãy cố gắng bắt chước những cử chỉ nhỏ để không khiến đối phương khó chịu.

6. TOÁT RA SỰ QUAN TRỌNG

Chẳng ai thích một kẻ phô trương; nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không xứng đáng được cảm thấy mình quan trọng vào lúc này hay lúc khác, ngay cả khi chỉ cho bản thân mà thôi.

Hãy thẳng lưng và ngẩng cao đầu. Người khác sẽ chú ý, và bạn cũng vậy.

7. LIÊN TỤC CẢI THIỆN CUỘC SỐNG

Khi cười, bộ não chúng ta lập tức giải phóng những chất truyền dẫn thần kinh “dễ chịu”. Endorphone chịu trách nhiệm cho nhiều loại cảm xúc, trong đó có tự tin, hân hoan và lạc quan.

Có thể mỉm cười là tất cả những gì bạn cần để có một ngày tươi đẹp hơn.

8. TRỞ NÊN ĐÁNG NHỚ HƠN

Trong một sự kiện có diễn biến, chúng ta thường ghi nhớ mở đầu và kết thúc. Hãy nghĩ đến bộ phim yêu thích của bạn mà xem. Có phải đoạn mở đầu và kết thúc luôn được nhớ rất rõ ràng không?

Hãy tận dụng điều này. Nếu muốn được ghi nhớ, bạn hãy là người đầu tiên hoặc người cuối cùng trong mọi hoạt động có người tham gia theo thứ tự [ví dụ như một buổi biểu diễn, trong cuộc phỏng vấn xin việc]

9. THUYẾT PHỤC

Gật đầu khi nói lên một trọng điểm nào đó sẽ khiến đối phương cảm thấy sự đồng tình trong vô thức. Như vậy, hãy gật đầu khi bạn đang cố gắng thuyết phục ai đó.

10. THU HÚT NHIỀU SỰ TỬ TẾ HƠN

Ben Franklin từng nói: “Người từng đối xử tử tế với bạn sẽ sẵn sàng hơn trong việc tử tế với bạn một lần nữa so với người mà bạn ép buộc.” Nói cách khác, đề nghị được giúp đỡ sẽ tạo ra nhiều thiện ý hơn là ra tay giúp đỡ.

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Ben Franklin.

11. GIẢI MÃ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÓM

Có thể bạn muốn đánh giá sức mạnh tập thể tại nơi làm mới của mình. Hoặc có thể bạn chỉ muốn xem xem mình thích ai nhất.

Khi một nhóm cùng cười, hãy nhìn đối tượng của bạn và chú ý xem họ nhìn ai trước tiên. Thường thì đó chính là người mà họ thân thiết nhất.

12. TRÁNH MÂU THUẪN NHÓM

Nếu bạn cho rằng ai đó đang muốn “dằn mặt” bạn trong nhóm, hãy ngồi gần họ nhất có thể. Sự gần gũi vật lý này có thể xóa tan xung đột, vì tình huống đó khiến đối phương cảm thấy không thoải mái hơn.

13. PHÁT HIỆN NGƯỜI ĐANG THEO DÕI BẠN

Giáo sư Colin Clifford, nhà tâm lý học tại Đại học Sydney, phát biểu: “Chúng ta được lập trình để tin rằng người khác đang nhìn mình.” Để xác nhận niềm tin này, chúng ta có thể xem xem có ai bắt chước hành động của mình hay không.

Ví dụ, hãy nhanh chóng kiểm tra điện thoại hoặc xem đồng hồ, rồi xem xem có ai làm vậy hay không. Nếu họ cũng làm vậy sau khi bạn nhìn họ, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang nhìn bạn.

14. TỰ TIN HƠN

Điểm này khá đơn giản nhưng lại luôn đúng. Tư thế tự tin mà bộ não của bạn vẽ ra là tư thế chiếm nhiều không gian nhất có thể. Ưỡn ngực và “kéo dài” tay chân là một tư thế như vậy. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy có sự yên tâm ngay lập tức.

15. TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN

Cố gắng lấy thông tin từ ai đó không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng. Một lần nữa, bạn sẽ muốn tận dụng sự im lặng và kết nối bằng mắt. Hãy duy trì điều này và đối phương sẽ có xu hướng mở lời lần nữa – và mang đến nhiều thông tin hơn.

Nguồn: Power of positivity 

Dịch bởi Ad Gigi

1. Nếu bạn muốn nhờ một người đàn ông việc gì đó, đừng bao giờ bắt đầu với những từ “Anh có thể… được không”. Cách nói này khiến đối phương dễ nghĩ rằng đây là một câu hỏi mang tính lý thuyết, "tôi có thể làm được nhưng làm hay không thì tôi không chắc".

Hãy trực tiếp đi vào vấn đề chính: "Làm ơn gọi hàng xóm giúp tôi với!”.

2. Nếu bạn muốn ai đó cảm thấy lúng túng, hãy nhìn thẳng vào giữa trán của họ khi đang nói chuyện.

3. Đối phương lảng tránh trả lời câu hỏi của bạn? Hãy tạm dừng câu chuyện và nhìn thẳng vào mắt họ. Hành động này sẽ khiến họ dừng lại việc lảng tránh và nói cho bạn biết câu trả lời chi tiết hơn.

Sự im lặng trong chốc lát của bạn khiến họ nghĩ rằng bạn đã biết sự thật và họ không nên lảng tránh nữa. 

4. Tại công sở hay một nơi nào khác, khi muốn xây dựng mối quan hệ với ai đó, bạn có thể nhờ người đó hướng dẫn một vấn đề ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời. Điều này sẽ giúp cải thiện cái nhìn, thái độ của họ đối với bạn.

5. Khi đưa ra câu hỏi, một mẹo tâm lý giúp bạn nhận được sự đồng tình từ đối phương chính là gật đầu một cách tinh tế. Bạn sẽ thấy có rất nhiều nhân viên nhà hàng sử dụng thủ thuật này khi mời khách chọn món. Hành động này khiến khách chọn nhiều món hơn mà không hề hay biết. 

6.  Tương tự, nếu bạn gật đầu nhẹ khi đang trò chuyện, đối phương sẽ chú ý hơn đến những điều bạn nói. Ngay bản thân họ cũng sẽ không nhận ra điều đó. 

7. Chỉ cần bạn nói với ai đó rằng họ không thể làm điều gì, họ sẽ gắng hết sức mình để chứng minh điều ngược lại, rằng bạn đã sai.

8. Sau khi nghe thấy tiếng đồng hồ báo thức, bạn có thể đợi vài giây rồi thức dậy và reo lên “Yeah” một cách sảng khoái như khi một cầu thủ vừa ghi được bàn. Điều này nghe có vẻ khác kỳ quặc song nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, bắt đầu một ngày mới tích cực hơn.

9. Nếu bạn là một người hay quên, thường xuyên tự hỏi mình không biết đã khoá cửa hay tắt quạt chưa, hãy thử nói một cụm từ gì đó khá kỳ quặc khi làm những việc đó.

Ví dụ hôm nay khi khoá cửa bạn sẽ nói "cà rốt xanh". Sau khi đến nơi làm việc, bạn sẽ nhớ mình đã nói câu đó rồi hay chưa và không còn phải băn khoăn về việc liệu mình đã khoá cửa. 

10. Bạn thấy một người đang tìm cách gây sự hay muốn cãi nhau với bạn, hãy khen họ một câu gì đó thật tốt đẹp. Hành động này chắc chắn sẽ khiến đối phương của bạn muốn phát điên.

11. Các bạn đang làm việc nhóm và có một thành viên lười biếng, ỷ lại vào những người còn lại.

Khi giao việc cho họ, đừng nói: “Hãy làm việc này” mà nên nói rằng: “Hãy bắt đầu bằng việc này”. Về mặt tâm lý, họ sẽ nghĩ rằng công việc đó khá đơn giản vì người ta thường bắt đầu với việc dễ trước.

Sau khi họ đã hoàn thành, hãy dành cho họ sự tán dương “Cậu làm tốt lắm. Tiếp tục phát huy nhé”. 

12. Bạn cần phải nói, trình bày trước đám đông và điều này khiến bạn khá lo lắng. Hãy mang theo một chai nước. Ngay khi ngập ngừng vì đã quên mất điều gì đó, hãy thử uống một ngụm nước. Điều này cho bạn thời gian để nhớ lại và đối phương cũng không nhận ra bạn đã quên mất lời, chỉ là đang dừng lại uống nước. 

13. Bạn đang ở trên xe buýt và ai đó liên tục nhìn bạn chằm chằm khiến bạn không thoải mái. Hãy nhìn vào đôi giày của họ thật chăm chú. Người đó chắc chắn sẽ dừng ngay việc nhìn chằm chằm bạn. 

14. Nếu bạn luôn lo lắng mỗi khi gặp ai đó thì theo thời gian, người ấy cũng sẽ có cảm giác lo lắng như vậy mỗi khi hai người gặp nhau.

15. Đối phương gây ra một sai lầm gì đó khiến bạn không vừa ý nhưng bạn không muốn buộc tội họ một cách trực tiếp, hãy thử sang cách nói khác uyển chuyển hơn. Ví dụ thay vì nói: "Anh đã quên không đóng cửa” thì nói “Cửa vẫn mở kìa anh”.

16. Tối hôm trước bạn có một giấc ngủ chập chờn, nếu không muốn sáng hôm sau thức dậy một cách mệt mỏi, hãy nói với bộ não rằng bạn ngủ ngon. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nếu bạn nói một cách khẳng định chắc chắn thì bộ não sẽ thực sự bị đánh lừa.

17. Chúng ta thường nhớ những gì đã xảy ra vào thời điểm đầu và cuối ngày trong khi việc xảy ra vào các thời điểm khác dễ bị quên hơn. Khi bạn có việc quan trọng và muốn đối phương nhớ đến bạn hơn, hãy chọn 2 thời điểm vàng này. 

Video liên quan

Chủ Đề