Chỉ ra phép liệt kê trong câu văn Dân phu chuột lột và nêu tác dụng của phép tu từ đó

Chỉ ra phép liệt kê trong câu văn Dân phu chuột lột và nêu tác dụng của phép tu từ đó
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 7)

Chỉ ra phép liệt kê trong câu văn Dân phu chuột lột và nêu tác dụng của phép tu từ đó

1 trả lời

1 câu bị động (Ngữ văn - Lớp 2)

2 trả lời

Đặt 1 câu cảm thán (Ngữ văn - Lớp 5)

5 trả lời

Giải thích đi một ngày đàng học một sàng khôn (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Tìm 3 từ láy 2 từ đồng âm (Ngữ văn - Lớp 2)

2 trả lời

Chao các danh từ sau : (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Nội dung chính của đoạn văn "sống chết mặc bay"

ĐỀ SỐ 1: I/ PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 ở dưới. “ …Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: - Đây rồi!...Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù ! Thông tôm chi chi nẩy !... Điếu mày !... Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !” [Ngữ văn 7 tập 2, trang 74] Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn trích nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4: Từ thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu trong đoạn trích, em hãy trình bày quan điểm chỉ đạo của các nhà lãnh đạo của Việt Nam qua thời gian chống dịch covid 19 . Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 - Đoạn trích trích từ văn bản: Sống chết mặc bay - Tác giả: Phạm Duy Tốn 2 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 3 - Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: liệt kê: nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn… - Tác dụng: + Nhấn mạnh, tô đậm những nỗi thống khổ của nhân dân khi đê vỡ. + Qua đó thể hiện thái độ phê phán, căm phẫn của tác giả đối với thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. 4 Học sinh sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau về bộ mặt quan lại trong xã hội xưa. Tựu chung lại là : - Chính phủ Việt Nam chăm lo đén đời sống của nhân dân. - Đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch cô Vid - Yêu cầu nhân dân phải thực hiện đúng các phương pháp phòng chống dịch: Ở đau thì ở yên đó, đeo khẩu trang, không tiếp xúc nơi đông người…từ vùng dịch về phải khai báo để cách li…. - Quyết không để dân bị hoang mang khi mắc coovid, - Những nơi bị cách li không được để dân thiếu về nhu yếu phẩm, cung cấp đầy đủ cho người dân vùng cách li ĐỀ SỐ 2: I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: - Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: - Dạ, bẩm, bốc.” [Ngữ văn 7, Tập hai] Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên? Câu 3: Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn. Câu 4: Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” GỢI Ý: 1 - Đoạn trích trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” - Tác giả: Phạm Duy Tốn. 2 - Nội dung của đoạn văn: Sự tương phản đối lập giữa hành động, thái độ của quan phụ mẫu với hành động, thái độ của mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ. 3 - Câu rút gọn: + Mặc kệ! + Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại. + Có ăn không thì bốc chứ! + Dạ, bẩm, bốc. 4 - Câu văn giúp cho người đọc có những cảm nhận đầy đủ về viên quan phụ mẫu: + Kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm: điềm nhiên chờ bốc trúng quân mình cần để hạ bài trong khi mọi người đều giật nảy mình khi nghe tin đê sắp vỡ. + Kẻ đam mê cờ bạc, coi bài bạc đỏ đen là niềm vui, vui thú trên nỗi đau khổ của nhân dân: chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” - Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật chân dung của quan phụ mẫu - Một kẻ vô trách nhiệm, đam mê cờ bạc, lòng lang dạ coi nước bài cao thấp hơn tính mạng, tài sản của người dân. - Câu văn giúp người đọc hiểu và cảm thông với những bất hạnh của người dân trong xã hội cũ; bày tỏ thái độ lên án, phê phán tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa. ĐỀ SỐ 3: Phần I. Đọc hiểu văn bản Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? c. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào? d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê. g. Câu văn nào tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê. GỢI Ý: a. - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay. - Tác giả: Phạm Duy Tốn b. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c. - Tác phẩm trên thuộc thể loại: Truyện ngắn d. - Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên: Gần một giờ đêm e. - Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. g. - Câu văn tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê: Tình cảnh trông thật là thảm. ĐỀ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. [Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 74, 75] Câu 1. Nêu thể loại của văn bản chứa đoạn trích nêu trên? Kể tên văn bản cùng thể loại mà em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của phép tu từ vừa tìm được Câu 4 . Nêu nội dung đoạn văn trên? GỢI Ý: 1. - Thể loại: Truyện ngắn - Văn bản cùng thể loại: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 2. Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác [ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ]. Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân. 3. - Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ liệt kê - Tác dụng: Liệt kê đầy đủ đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê, qua đó thấy được cuộc sống xa hoa, phè phỡn của quan phụ mẫu 4. - Miêu tả đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê ĐỀ SỐ 5: Phần I. Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng đich nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” [Trích Sống chết mặc bay, Ngữ văn 7, tập hai] Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Có mấy câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc biệt đó có tác dụng gì? Câu 3. Nêu nội dung chính đoạn văn trên? Câu 4. Đoạn trích trên có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó. Câu 5. Từ văn bản Sống chết mặc bay, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? 1. - Miêu tả, biểu cảm, tự sự 2. - Có 3 câu đặc biệt. - Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê. Sự xuât hiện của những câu đặc biệt này còn giúp người đọc hình dung được hiện trạng nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ. 3. - Đoạn trích tái hiện cảnh người dân hộ đê trong đêm mưa lũ và nguy cơ vỡ đê 4. - Đoạn trích có nhịp kể nhanh, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm; thủ pháp tương phản, những câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp. - Những biện pháp nghệ thuật trên đã giúp tác giả tái hiện chân thực cảnh tượng, không khí hộ đê: căng thẳng , vất vả, nhốn nháo, gấp gáp vì đê sắp vỡ. Sự đối lập, tương phản giữa sức dân thì đã yếu ớt với mưa cứ tầm tã trút xuống, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên càng làm rõ sự lo lắng, bất lực của người dân trước nguy cơ vỡ đê - Nhứng câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp để thể hiện được xúc cảm của người kể chuyện: lo lắng, thương cảm, xót xa, trước nỗi thống khổ của người dân. 5. Hs trình bày được những biện pháp để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt. Chẳng hạn như: - Tăng cường trồng cây gây rừng, trồng rừng chắn sóng, phủ xanh đồi trọc. - Không khai thác rừng bừa bãi, không được chặt phá rừng. Bởi thảm thực vật của rừng, những cây xanh, rừng phòng hộ sẽ giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở đất. - Nguyên nhân sâu xa của lũ lụt là do môi trường bị ô nhiễm. Nó là hệ quả tất yếu của việc tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống[đất, nước, không khí] làm cho môi trường luôn trong lành. Chủ động phòng ngừa thiên tai, mưa lũ, tăng cường xây dựng và bảo vệ đê điều, ứng cứu kịp thời khi có thiên tai, mưa lũ...  

Video liên quan