Chè đậu xanh để được bao lâu

08/05/2020

Tủ lạnh là thiết bị bảo quản đồ ăn rất hiệu quả mà hầu hết gia đình nào cũng có, tuy nhiên thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì vẫn có thể dùng được và cần bỏ đi là điều không phải ai cũng biết. Thực phẩm đã qua chế biến sẽ bi biến chất và môi trường trong tủ lạnh vẫn có một số vi khuẩn ưa lạnh phát triển nên bạn thời gian bảo quản các loại thức ăn cả sống và chín đều có giới hạn.

Thiết bị tủ lạnh ra đời không chỉ là để làm đá hay bảo quan, dự trữ thực phẩm sống mà ngay cả những món ăn chín, đã qua chế biến, dưới đây là một số loại thực phẩm chín thông dụng của ẩm thực Việt mà chúng ta thường bảo quản trong tủ lạnh và thời gian an toàn để bảo quản chúng:

Thời gian để các loại giò, chả, xúc xích, dăm bông để trong tủ lạnh an toàn

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với các loại đồ ăn nhanh? Với nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C, làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn gây hại, các loại thức ăn nhanh như giò, chả, xúc xích, dăm bông, thịt hun khói… đã qua chế biến có thể để được trong thời gian từ 4 - 6 ngày bình thường, nếu bảo quan thức ăn nấu chín để ngăn đá được bao lâu - thời gian có thể đến từ 8 - 10 ngày.

Vì tủ lạnh chỉ có thể hỗ trợ bảo quan làm chậm sự phát triển của ví khuẩn mà không thể tiệt trùng hay diệt khuẩn nên qua những mốc thời gian trên nếu bạn không dùng đến chúng hãy bỏ đi, việc bạn tiếc và sử dụng lại các loại thực phẩm này có thể mang đến nhiều nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm.

Thịt kho để tủ lạnh được bảo lâu?

Các loại thịt đặc biệt là thịt kho, cá kho là những món nấu 2 lửa sẽ ngon hơn nên người Việt thường có thói quen kho qua một lần và để tủ lạnh, hôm sau kho lại những lại không biết  thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với món thịt kho này.

Thời gian cho các món thịt kho, cá kho để trong tủ lạnh an toàn có thể đem dùng lại chỉ từ 1 - 2 ngày, qua thời gian này, dù bạn chó đem nấu với lửu lần hai cũng không đảm bảo an toàn và độ ngon.

Bên cạnh đó, thông thường, các loại thịt bò, gà, heo đã nấu chín chỉ bảo quản được trong tủ lạnh từ 1-2 ngày.  Các loại bít tết, thịt quay để tủ lạnh: 3 – 5 ngày. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày, Hotdog để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói..

Bảo quản các loại ngũ cốc trong tủ lạnh được bảo lâu

Ngủ cốc không chỉ nói riêng các loại hạt sống như ngô, đậu, điều… mà còn cả những loại đã qua chế biến khác như các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy đều là những món ăn rất quen của người Việt.

Thời gian bảo quan thức ăn nấu chín với các loại ngũ cốc này chỉ nên để trong vòng 1 ngày, và dù đồ chưa bị hỏng chúng cũng sẽ không còn vị ngon nếu để sang ngày thứ 2.

Các sản phẩm từ Sữa để được trong tủ lạnh bảo lâu

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu cũng bao gồm cả những sản phẩm làm từ sữa như các loại pho mát, bơ, bánh sữa… trong đó:

  • Các loại pho mát bào nhỏ để tủ lạnh được 1 tháng.

  • Các loại pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được 2 tuần.

  • Các loại pho mát mềm: Để tủ lạnh: đã mở gói từ 3 – 4 tuần, chưa mở gói: 6 tháng

  • Bơ: Để tủ lạnh được 2 – 3 tháng. Để đóng đá: 6 – 9 tháng

  • Sữa để tủ lạnh được 7 ngày.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa được nhà sản xuất in rõ trên bao bì hạn sử dụng đối với trường hợp chưa mở lắp và đã mở lắp rất rõ ràng, chúng ta có thể căn cứ vào những thông tin đó để bảo quản thức ăn đã nấu chín và các sản phẩm đã qua chế biến với thiết bị tủ lạnh.

2 Những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín để trong tủ lạnh nhất định phải biết

thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản chúng như thế nào, dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn giữ đồ ăn được ngon và an toàn hơn trong thiết bị nhà bếp tủ lạnh.:

  • Bọc kín thức ăn trước khi cho bào tủ lạnh
    Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông, màng bọc thức phẩm chuyên dụng hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

  • Không để lẫn đồ chín với đồ sống
    Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

  • Để thức ăn nguội hoàn toàn mới để vào tủ
    Bảo quản thức ăn đã nấu chín muốn để trong tủ lạnh phải để nguội hẳn, nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

  • Nấu lại ngay thực ăn đã nấu chín khi bỏ trong tủ lạnh ra
    Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập bởi thực tế bất cứ thực phẩm chín hay sống khi để trong tủ lạnh ra rất nhạy cảm với tất cả các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó,  nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

  • Tuẩn thủ thời gian để tủ lạnh cho các loại thức ăn chín
    thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu đã được chúng tôi phân chia cụ thể ở phần một, người dùng không nên lưu trữ thức ăn quá lâu kể cả để ngăn đá. Tốt nhất chỉ nên lưu cho bữa sau như:  bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng..

  • Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh
    Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư, rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.  

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm đáp án cho câu hỏi chuối chín có nên để tủ lạnh không

Câu hỏi thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu, để trong ngăn đá được bảo lâu cần đi song hành với những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đúng cách để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc, mang mầm mống các loại bênh nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Có thể bạn quan tâm: Cách khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả nhất

 

Không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.

Những thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh sẽ trở thành 'thuốc độc' nếu chúng ta bảo quản không đúng cách. Nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng, các chị em nên loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi tủ lạnh.

Bánh mì

Trong mọi trường hợp, để bánh mì vào tủ lạnh đều là sai lầm. Những lát bánh mì [hoặc bánh mì nướng các loại] sẽ hút không khí lạnh trong tủ, sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại.

Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là để trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản tủ lạnh. Nhưng nếu để lâu hơn thời gian cho phép thì bánh mì cũng mất đi cảm giác mềm xốp vốn có.

 

Cà chua

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà chua bảo quản ở môi trường tự nhiên có hương vị thơm ngon hơn hẳn loại để trong tủ lạnh. Việc để cà chua ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của loại quả này.

Nhiệt độ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi có trong cà chua. 65% các hợp chất này sẽ biến mất nếu để trong tủ lạnh.

Cách tốt nhất bạn nên để cà chua ở môi trường tự nhiên, thoáng mát.

Hành tây

Giống như cà chua, hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.

Đào xanh, mơ và mận chưa chín

Những loại trái cây chưa chín này không nên bảo quản trong môi trường tủ lạnh cho đến khi chín tới vì nhiệt độ thấp sẽ ngăn cản quá trình chín tự nhiên của trái cây xanh.

Nếu như trái cây chín và có nguy cơ hỏng nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi đó bạn nhớ bọc trái cây thật kỹ và tránh để chung với đồ sống, hạn chế lây mùi và vi khuẩn.

Tỏi

 

Nếu bạn tích trữ tỏi khô ở trong tủ lạnh, tỏi sẽ bị héo khô quắt đi do mất nước, hương vị của tỏi cũng bị "bay hơi" mà chúng ta quen gọi là mất mùi.

Để càng lâu, tỏi càng mất chất, không còn hương vị như ban đầu. Không những thế, mùi tỏi còn tác động đến các loại thực phẩm khác, hoặc gây ra các phản ứng, dẫn đến tủ lạnh có mùi khó chịu.

Khoai tây

Khi lưu trữ ở nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt. Vì vậy, bạn nên lưu trữ trong túi giấy. Ngoài ra, không nên để khoai tây trong túi ni-lông vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai bị thối rữa nhanh hơn.

Chocolate

 

Bạn chỉ cần để chocolate ở nơi tối, lạnh nhưng không nên bỏ vào tủ lạnh. Khi cho chocolate vào tủ lạnh, sau một thời gian trên bề mặt chocolate sẽ xuất hiện một mảng trắng mờ, do hơi nước ngưng tụ lại.

Mật ong

Không có thời hạn sử dụng nhất định, có thể kéo dài hàng năm nếu được bảo quản đúng cách. Bạn chỉ cần cất mật ong ở nơi tối, lạnh, nhưng không để ở tủ lạnh. Trong tủ lạnh, mật ong có thể kết tinh và mất một số dinh dưỡng.

Dầu ô liu

Nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên để dầu ô liu vào tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp dẫn đến sự hình thành các mảnh màu trắng trong dầu, vốn là nước ngưng tụ.

Chuối

Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Do vậy, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu, nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.

Xúc xích

Xúc xích có thể tươi nguyên trong thời gian dài mà không cần đến tủ lạnh, thậm chí ngay cả khi đã mở gói.

Húng quế

Húng quế hút mùi tủ lạnh, vì vậy, tốt hơn hết hãy giữ húng quế tươi bằng cách đặt trong cốc hoặc bình nước và để trên kệ bếp, tương tự như cách đối xử với những bông hoa. Bạn có thể làm điều này với các loại rau thơm khác.

Cà phê

 

Cà phê là một trong những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh vì sẽ bị mất hương vị, khi uống sẽ không còn thơm ngon.

Ngoài ra, cà phê có một tính chất đặc biệt là hấp thụ tất cả các mùi xung quanh nó, điều đó sẽ làm mất đi mùi hương cà phê độc đáo và thay vào đó là tất cả mùi hương của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Tốt nhất là, bạn chỉ nên bảo quản cà phê ở trong hộp kín và để ở nhiệt độ phòng.

Cam và các loại trái cây có múi khác

 

Có thể để ngay trên kệ bếp, chúng sẽ không hỏng quá nhanh. Nếu gọt vỏ rồi và ăn không hết, bạn nên lấy vỏ bọc lại và để trong túi kín.

Bảo quản bơ là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu trái cây chín, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ cứu nó khỏi bị hỏng. Nhưng nếu trái chưa chín hoàn toàn, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì cái lạnh sẽ làm chậm quá trình chín, thậm chí khiến bơ không chín được.

Dưa chuột

 

Có thể cất vào tủ lạnh, nhưng chỉ tươi một hai ngày. Thực tế, nhiệt độ thấp sẽ khiến dưa chuột hỏng rất nhanh. Để giữ cho dưa chuột tươi lâu, bạn nên giữ nó bên ngoài tủ lạnh, ở nơi tối và mát.

Cà tím

Loại quả này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Trong tủ lạnh, cà tím mềm và mất chất rất nhanh. Tốt nhất, nên để cà tím ở nhiệt độ phòng [25 độ C], tránh ánh nắng trực tiếp.

Các loại tương cà

Các loại tương cà [ketchup] và mù tạt có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng một tháng bởi chúng có chứa axit ngăn vi khuẩn phát triển.

Gạo

Gạo có thể đựng trong hộp hoặc túi nilon đến hàng năm. Nếu đựng trong hộp kín, gạo lứt có thể sử dụng trong 1 đến 2 năm.

Đậu

Đậu không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Trên thực tế, độ ẩm trong tủ lạnh có thể khiến đậu mọc mầm.

Hạt tiêu

Hạt tiêu cũng không cần cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ có vị ngon hơn khi để trong một cái giỏ mở đặt ở kệ.

Với những bạn thích chuyện bếp núc thì một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn gái nấu ăn ngon hơn.

Theo Tiền phong

Video liên quan

Chủ Đề