Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào kể theo ngôi thứ mấy bài Gió lạnh đầu mùa

1. Văn bản "Gió lạnh đầu mùa" được kể theo ngôi thứ ba , thể loại truyện ngắn.

Show

2. Sơn đã thì thầm với chị Lan về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem qua cho Hiên mặc đỡ rét.

3.Mẹ của Hiên đem trả lại chiếc áo vì mẹ Hiên biết rằng đó không phải là áo của Hiên và mẹ của Hiên là một người có lòng tự trọng . Em cảm nhận mẹ của Hiên là một người tuy nghèo nhưng lại có lòng tự trọng cao - "Nghèo cho sạch , rách cho thơm".

4.Vì mẹ của Sơn biết rằng nhà Hiên tuy nghèo khó nhưng có lòng tự trọng nên mẹ Sơn biết rằng mẹ Hiên sẽ không nhận chiếc áo mà mình cho , nên mẹ Sơn đã đưa cho mẹ Hiên tiền để mua áo mới cho con mặc.

5.Mẹ của Sơn và Lan đã trách yêu hai đứa con mình. Tuy việc làm tự tiện lấy áo đi cho người khác mà chưa cho mẹ biết là sai nhưng quý giá hơn đó chính là tình cảm quan tâm , lòng yêu thương , chia sẻ của hai chị em Sơn và Lan.

6. Theo em, nhân vật Sơn là một cậu bé có lòng nhân hậu , yêu thương con người, biết quan tâm giúp đỡ tới những người khó khăn hơn , cậu bé không phân biệt địa vị , giai cấp của mọi người xung quanh. 

7. Ở trong câu văn số (1) có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

8.Khi có những bài tập khó , mẹ luôn là người giúp đỡ em để giải quyết những khúc mắc trong bài vở của mình , mẹ giảng lại cho em những chỗ chưa hiểu một cách nhẹ nhàng và chi tiết để giúp em nắm chắc kiến thức , hiểu bài hơn.Qua những việc ấy, em đã cảm nhận được tình cảm mà mẹ dành cho mình.

3. Biểu tượng gió lạnh đầu mùa

Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa

+ Thời gian: buổi sáng, mùa đông.

+ Không gian:

  • Chung: gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
  • Của những con người nghèo khổ: dãy nhà lá, chợ vắng, rác bẩn rải rác lẫn lá rụng; mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ.

→ Lạnh lẽo, trống vắng, khắc nghiệt.

Sự ấm áp của tình người

+ Sự ấm áp của tình cảm gia đình.

+ Sự ấm áp của tình cảm cộng đồng.

→ Sự lãnh lẽo của tiết trời không thể ảnh hưởng đến sự ấm áp trong lòng mỗi con người.

➩ Giá trị nhân đạo.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. 

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

IV. Chuẩn bị đọc

Bài Làm:1. Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những con gió đầu mùa đến với cuộc sống của chúng ta.2. Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Đó là em đã nhặt được đồ rơi nhưng lại bị hiểu lầm thành căn cắp đồ của người đó.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Bài Làm:1. Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý ,Túc gợi cho em hình ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cơ cực, bần hàn đến nỗi một cái áo lành lặn cũng không có. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau. Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo.2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn có lòng tốt, bao dung, đùm bọc những đứa trẻ nghèo. Hay còn nói cách khác là chị em Sơn có lòng trắc ẩn với cuộc sống nghèo khổ.3. Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen vì có lòng tốt giúp đỡ người khác hoặc bị mẹ trách mắng vì tự ý lấy áo cho người khác.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

      Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).

Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?

Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, có sự kiện trước đã xảy ra mới có sự kiện tiếp theo.

- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?

Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?

Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.

4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?

Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.

Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.

5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.

6. Văn bản này viết về đề tài gì?

Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong con gió lạnh đầu mùa.

7. Nêu chủ đề của câu chuyện.

Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.


Page 2

1. Tác giả

Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào kể theo ngôi thứ mấy bài Gió lạnh đầu mùa

Trần Đăng Khoa (1858)

Quê quán: Làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: 1996, in trong Góc sân và khoảng trời. 

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

- Thể thơ: 5 chữ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Lời hát của bà

- Cách xưng hô tao - mày + cách gọi "Trầu trẩu trầu trầu" thân mật. → Nhân hóa.

- Hòa hợp với thiên nhiên: "Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày". → Điệp từ "làm chúa". → Trạng thái cân bằng, không tự coi mình là chúa tể làm chủ thiên nhiên mà coi thiên nhiên như người bạn.

- Trân trọng, nâng niu "Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm". → Điệp từ "hái", tiểu đối đêm - ngày. → Kinh nghiệm dân gian, hái trầu phải hái ban đêm.

Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào kể theo ngôi thứ mấy bài Gió lạnh đầu mùa

2. Lời gọi của em bé

- Thể hiện tình cảm với bà và mẹ:

+ "Bà tao vừa đến đó.".

+ "Cho bà và cho mẹ.". → Điệp từ "cho".

→ Tình yêu thương, mong muốn bà và mẹ sớm hái được trầu.

- Thể hiện tình cảm với cây trầu:

+ Cách xưng hô tao - mày thân mật. → Nhân hóa.

+ Gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng → Câu hỏi tu từ, điệp từ "Đã..." như lời tâm sự, tâm tình "Đã ngủ rồi hả trầu?" "Đã dậy chưa hả trầu?" + Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi ơi, hãy, nào "Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào"

→  Trân trọng, phê phán nhẹ nhàng những người đánh thức trầu để hái "Tao không phải ai đâu/ Đánh thức mày để hái!".

+ Hỏi ý kiến, trân trọng "Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé". → Tôn trọng.

+ Lời hứa nhẹ nhàng "Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu...". → Nâng niu, bảo vệ.

+ Mong muốn 

  • Được hái trầu "Tao hái vài lá nhé".
  • Trầu sống mãi "Đừng lụi đi trầu ơi!"

→ Tình yêu thương, hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,...

IV. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?

Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.

2. Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu?

Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

3. Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?

Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng. Điều này đã cho thấy những người dân quê đối xử với cây cối bình đẳng như với con người, có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn giống như con người.

4. Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?

Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.