Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ sẽ khám thai trung bình từ 4 đến 6 lần để theo dõi sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Em bé được coi là sinh đủ tháng nếu được sinh ra ở tuần 37 đến 42 của thai kỳ. Em bé sinh trước tuần 37 được coi là sinh non và nếu em bé chưa được sinh vào tuần 42, thì được gọi là quá ngày dự sinh và dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ là thời gian cơ thể thai phụ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn".

Khi đến gần thời điểm em bé được sinh ra, thai phụ sẽ nhận thấy da và dây chằng của mình tiếp tục căng ra để thích ứng với em bé đang lớn khiến thai phụ dễ mệt mỏi và khó ngủ hơn, hay bị ợ chua hoặc khó thở do thai nhi lớn dần lên trong bụng.

Thai phụ cũng có thể gặp phải các cơn co thắt,  đây là hiện tượng cơ tử cung bị thắt chặt, kéo dài khoảng 30 giây, không đều và không đau. Thực tế, chúng không phải là cơn gò chuyển dạ và không phải là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.

Nếu đây là lần mang thai em bé đầu tiên thì thường khoảng tuần thứ 36 thai nhi đã di chuyển sâu hơn xuống khung xương chậu của mẹ.  Lúc này, thai phụ sẽ nhận thấy nhiều chỗ trống gần xương sườn hơn và việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng gây thêm áp lực lên bàng quang có nghĩa là thai phụ sẽ buồn đi tiểu nhiều hơn.

Trong vài tuần cuối của ba tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn". Cổ tử cung bắt đầu mềm hơn, nhiều thai phụ nhận thấy có một sự giải phóng nút nhầy nằm trong ống cổ tử cung khi mang thai và là dấu hiệu ban đầu cho thấy quá trình chuyển dạ bắt đầu.  

Mặc dù tất cả những khó chịu với cơ thể bà mẹ mang thai là  những dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ, nhưng nếu thai phụ bị đau bất thường cần đi khám ngay.

2. Cảm xúc của thai phụ trong ba tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường lo lắng về quá trình chuyển dạ và sinh nở, hoặc về cách chăm sóc và nuôi con khi em bé ra đời. Tuy nhiên, thai phụ không cần lo lắng thái quá nếu quá trình mang thai không có những dấu hiệu bất thường.

Đa số  bà mẹ mang thai giai đoạn cuối khó có cảm giác thoải mái khi nằm ngủ và thường xuyên đi tiểu có thể dẫn đến giấc ngủ kém, có thể dẫn sự mệt mỏi, dễ cáu giận và tâm trạng không tốt ở một số thai phụ. Để khắc phục điều này, hãy lựa chọn tư thế ngủ dễ chịu nhất, tốt nhất là nằm  nghiêng trái để tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim. Tư thế ngủ này cũng làm giảm phù tay, chân cho thai phụ.

Mặc dù có nhiều thai phụ có cảm giác lo lắng, căng thẳng trước sinh nhưng đa số phụ nữ mang thai coi ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian thú vị và cảm thấy tích cực về giai đoạn chào đón em bé ra đời.

3. Điều gì xảy ra với thai nhi ở ba tháng cuối thai kỳ?

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi quay đầu chuyển tư thế về phía âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chào đời dễ dàng hơn.

Vào tuần 31, phổi của thai nhi đã trưởng thành hơn. Đến tuần 36, đầu của thai nhi có thể bắt đầu hướng vào hoặc ngồi xuống thấp hơn vào khung xương chậu của thai phụ, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khoảng 1/5 trong số tất cả trẻ sơ sinh sẽ ở "tư thế ngôi mông", thay vì tư thế đầu cúi xuống thông thường, khi bắt đầu chuyển dạ.

Các cơ quan quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, phổi và thận cũng dần trưởng thành, thai nhi có thể nhìn, nghe, bú mút ngón tay cái… Bộ não tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh.

Khi được 40 tuần, thai nhi có thể nặng từ 2,7 - 4kg và dài từ 48 - 53cm. Về mặt phát triển, em bé đã sẵn sàng chào đời.

4. Chăm sóc thai phụ ba tháng cuối thai kỳ

4.1 Khám thai trong ba tháng cuối thai kỳ

Ở ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên khám thai thường xuyên: khoảng 4 tuần một lần cho đến 36 tuần, sau đó cứ 2 tuần một lần, cần kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ, kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B, tiêm phòng ho gà, cúm.

Ngoài ra, thai phụ nên đi khám hoặc liên hệ với bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết âm đạo, tăng cân quá nhanh (hơn 3kg mỗi tháng) hoặc tăng cân quá ít, thai nhi đạp ít hoặc không chuyển động, chóng mặt nghiêm trọng, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đau bụng liên tục và ngày càng nặng nề.

4.2 Cách giữ gìn sức khỏe ở ba tháng cuối thai kỳ

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Tư thế con bướm trong yoga có lợi cho việc mở rộng xương chậu và đồng thời giúp thai phụ thư giãn cơ thể và trí óc trong ba tháng cuối thai kỳ.

Tăng cân là một phần bình thường của thai kỳ, mỗi tuần thai phụ có thể tăng từ 0,2 đến 0,5kg và hầu hết đến cuối thai kỳ, thai phụ có thể tăng từ 11 đến 16kg. Do đó, thai phụ tuyệt đối không vì sợ tăng cân quá nhiều mà ăn không đủ dưỡng chất cần thiết và chú ý thực hiện những lưu ý dưới đây: 

  • Để có bước khởi đầu khỏe mạnh cho em bé, thai phụ nên ăn những thực phẩm lành mạnh, đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và bao gồm nhiều loại trái cây tươi và rau quả cũng như các nguồn protein, canxi, magiê, DHA, axit folic…, 
  • Uống nhiều nước, ăn các đồ thực phẩm nấu chín, không nên ăn cá sống, hải sản hun khói, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, rau mầm, sữa chưa tiệt trùng, thịt nguội.
  • Cố gắng duy trì hoạt động thể dục nhẹ nhàng trong ba tháng cuối thai kỳ bằng những bài tập thể dục an toàn, nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc bài tập kegel làm săn chắc cơ sàn chậu.
  • Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng chợp mắt hoặc ngồi xuống và thư giãn trong vài phút.
  • Buổi tối không nên uống nước nhiều để giảm số lần đi vệ sinh gây mất ngủ.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối
Phụ nữ mang thai cần chú ý các nguy cơ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19


Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 khiến cho nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng, không biết có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không? Bụng to và căng cứng ở tháng cuối tất nhiên là điều bình thường mà thai phụ thường gặp vậy nguyên nhân là do những yếu tố nào? chúng ta cùng tìm hiểu để các mẹ cảm thấy yên tâm hơn nhé.

Ở tháng thứ 9, tháng cuối cùng của giai đoạn mang thai, đây là lúc bé phát triển rất nhanh và hoàn thiện tất cả các cơ quan, bộ phận cơ thể chuẩn bị cho thời điểm chào đời và cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích nghi, chính những thai đổi này là nguyên nhân chính làm cho bụng  mẹ bầu căng cứng.

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có phải sắp sinh

Nguyên nhân bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9

  • Áp lực của bé lên tử cung:  Thai nhi phát triển trong tử cung chèn lên khoang chậu bàng quang và trực tràng. Khoảng 3 tháng đầu thai nhi còn nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều, bước qua tháng thứ 4 thai nhi lớn dần bắt đầu tử cung mẹ to ra gây áp lực lên các bộ phận khác tạo nên hiện tượng gò cứng bụng.
  • Do sự chuyển động của thai nhi: thai nhi bắt đầu chuyển động từ tam cá nguyệt thứ 2 và nhiều hơn vào những tháng cưới thai kỳ mỗi lần chuyển mình sẽ gây ra những con gò cứng trên bụng mẹ.
  • Bà bầu tháng thứ 9 có nhiều triệu chứng do thay đổi của cơ thể trong đó khi bị táo bón sẽ gây ra hiện tượng bụng căng cứng. nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tránh bị táo bón ảnh hưởng đến tử cung của các mẹ.
  • Bàng quang đầy: Thường xuyên đi tiểu để tránh tình trạng bàng quang đầy nước làm bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9.
  • Da bụng bị kéo giãn: tháng thứ 9 bụng bà bầu đã phát triển rất to do đó làn da cũng bị kéo giãn ra, làn da của các mẹ không kịp thích ứng với sự tăng kích thước nhanh của bụng mẹ làm xuất hiện những vết rạn da.
  • Thiếu nước cũng một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những con gò cứng bụng. cho nên mẹ bầu có gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên mỗi lần uống một ít, và uống nhiều lần.

Mang thai tháng thứ 9 bụng mẹ bầu căng cứng

Vậy bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Hiện tượng này rất là bình thường mà đa số thai phụ nào cũng gặp phải, nó không nguy hiểm nếu như các cơn gò cứng này không kèm theo các dấu hiện bất thường khác như:  chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút. Nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng trên thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng và ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn

Chứng mất ngủ khi mang thai tháng thứ 9 và cách khắc phục

Bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Tùy theo mức độ và tần suất xuất hiện và các triệu chứng kèm theo mà thai phụ có thể nhận biết đó có phải là con đau đẻ hay không?

Biểu hiện của thai phụ sắp sinh chính là các cơn gò cứng xuất hiện đều đặn từng cơn và liên tục trong ngày. Khi xuất hiện dấu hiệu này mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý vì đã đến lúc em bé chào đời. kèm theo đó là những dấu hiệu  khác rõ ràng hơn:

  • Xuất hiện cơn gò tử cung nhiều hơn 6 lần/giờ.
  • Dịch âm đạo có lẫn máu  và trở nên đặc hơn.
  • Đau lưng dưới và có cảm giác giống như bị chuột rút ở vùng bụng dưới.
  • Cảm thấy bị áp lực ở vùng xương chậu, cảm giác như em bé dang đẩy xuống.

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 là dấu hiện bình thường mà bất kỳ bà bầu nào cũng gặp phải, nó không nguy hiểm tuy nhiên các mẹ cũng cần phải biết những nguyên nhân gây ra các cơn gò cứng ở bụng để không cần phải quá bận tâm lo lắng. Chỉ trong một vài trường hợp bụng cứng kèm theo dấu hiệu bất  thường khác  thì tốt nhất thai phụ nên đến gặp bác sĩ.

Mang thai tháng 9 các bà mẹ có rất nhiều vấn đề phải quan tâm đến , sự thay đổi của thai nhi cũng như cơ thể làm cho người mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu nên tìm đọc những thông tin kiến thức về những thay đổi trên khi mang thay tháng cuối, điều này sẽ giúp mẹ bầu biết cách làm đúng, không hoang mang, lo lắng khi gặp phải. Xem tổng hợp các kiến thức dành cho bà bầu tháng 9 tại: Bà bầu mang thai tháng thứ 9