Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

(CTTĐTBP) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm 2022, một số dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm, đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn xảy ra rải rác ở một số huyện. Do đó, ngày 25/4, UBND tỉnh đã ban hành Công văn 886/UBND-KT về tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tại Công văn này, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý. Thành lập các đoàn công tác đến các xã, phường, thị trấn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh động vật, xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là các địa bàn đang có dịch bệnh phát sinh, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch phát sinh, tránh lây lan trên diện rộng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như: Viêm da nổi cục, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò, dại, cúm gia cầm, Niu-cát-xơn... bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn trên địa bản theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã chủ động tăng cường giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phối hợp Sở Nội vụ, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo khác của Trung ương./.   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

  • Đang truy cập525
  • Hôm nay168,809
  • Tháng hiện tại765,549
  • Tổng lượt truy cập121,408,957

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

(HNM) - Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh... nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn. Ngành Nông nghiệp Hà Nội khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho vật nuôi và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm là một trong những biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh phát sinh. Ảnh: Ngọc Sơn

Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với 32,6 triệu con gia cầm, 1,56 triệu con lợn, 171.251 con trâu, bò. Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định. Trong đó, đàn trâu, bò chủ yếu mắc các bệnh: Tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi; tỷ lệ ốm chiếm 0,84%/tổng đàn. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh: Phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy; tỷ lệ ốm chiếm 3,62%/tổng đàn. Đàn gia cầm mắc các bệnh: Tụ huyết trùng, Newcastle... tỷ lệ ốm chiếm 1,2%/tổng đàn.

Bên cạnh đó, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra nhỏ lẻ tại các hộ chăn nuôi nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Đến nay, các hộ dân đang tập trung đẩy mạnh tái đàn lợn nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tuy nhiên, hiện nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn rất cao do trên địa bàn thành phố còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được quản lý. Người chăn nuôi chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh; thời tiết mưa, nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cuối năm của người dân tăng cao nên việc vận chuyển gia súc, gia cầm tương đối lớn cũng tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh.

Để hạn chế dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát vào dịp cuối năm và các tháng đầu năm mùa lễ hội 2022, theo Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thường Tín Dương Xuân Tĩnh, trạm tiếp tục duy trì trực 24/24 giờ tại chốt kiểm dịch động vật liên ngành số 5 trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch; tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y, công an, quản lý thị trường trong kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập trên địa bàn huyện.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, các địa phương cần đẩy mạnh tiêm phòng các loại vắc xin, đạt tỷ lệ cao (từ 80% tổng đàn trở lên) để tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, thực hiện tổng tẩy uế môi trường, làm giảm sự lây nhiễm mầm bệnh ở các cơ sở chăn nuôi; các địa phương thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh tại các cơ sở, chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện tốt việc giám sát tại các thôn, xóm có chăn nuôi; tăng cường kiểm tra các bãi rác, kênh mương, kịp thời xử lý xác gia súc, gia cầm chết trôi nổi, không rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để có biện pháp ngăn chặn; lấy mẫu làm các xét nghiệm để dự tính, dự báo dịch bệnh, nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn, vùng chăn nuôi tập trung.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo các xã giám sát các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, giết mổ, bán gia súc, gia cầm mắc bệnh; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm. Cùng với đó duy trì 6 chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố để kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra - vào địa bàn thành phố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào thành phố.

Trước tình hình dịch ở gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều quốc gia cũng như trong nước và trong tỉnh đã làm biến động thường xuyên và khó kiểm soát giá cả thực phẩm của thị trường, đặc biệt việc nhập lậu các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh dịch ở gia súc, gia cầm và những bệnh truyền nhiễm có thể lây sang cho người. Do vậy, trong thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là rất cao, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy him như Lở mồm long móng ở gia súc, Tai xanh ở lợn, Dịch tả lợn, bệnh dại...

Để đm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm các hộ chăn nuôi thực hiện một số biện pháp sau:

1. Chuồng trại :

- Vị trí xây dựng chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát;

- Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…

- Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm :

- Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.

- Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đảm bảo đầy đủ, cụ thể.

+ Đối với trâu, bò: Cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp.

+ Đối với lợn, gia cầm: Dự trữ thức ăn tinh và trong thức ăn thành phần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc

- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.
         

Cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm :

- Tăng cường vệ sinh phòng ngừa bệnh cho gia súc, gia cầm: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ, tuần 1 - 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng ...

- Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi, cụ thể:

+ Đối với trâu, bò: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.

+ Đối với lợn: Tiêm phòng Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Lở mồm long móng, Tai xanh…

+ Đối với gia cầm: Vịt, ngan cần tiêm phòng Dịch tả vịt, Viêm gan do vi rút, Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng…; Gà cần tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn, Gumboro, Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng…

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của chính quyền địa phương và quy định của pháp luật về thú y, khai báo ngay với cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương hoặc Trạm Thú y huyện khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn…để được hướng dẫn phòng, chống và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.

Các hộ chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp trên thường xuyên, liên tục để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi./.
                                                                              Phòng Dân số & TTGDSK