Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 11 do HOCBAI 247 biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.

D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

-> Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

– Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể rây ga những hậu quả xấu.

– Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

– Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

– Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

– Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước…

– Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên đút vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

– Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt…

– Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất… có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

– Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất và cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất phù hợp với từng trình độ của người nông dân..

– Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống phong).

– Bón phân qua rễ (bón vào đất):

+ Rễ cây có khả năng hấp thụ các ion khoáng từ đất.

+ Bón phân vào đất có 2 cách: Bón lót (trước khi trồng cây) và Bón thúc (sau khi trồng).

– Bón phân qua lá (phun lên lá):

+ Lá cũng có thể hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng.

+ Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ ion khoáng thấp, chỉ bón qua lá khi trời không mưa và nắng không gắt.

– Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

– Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.

– Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.

– Khi cây không hấp thụ hết, lượng phân bón dư thừa sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu: thay đổi tínhchất lí hóa của đất, ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường.

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây là căn cứ vào:


A.

dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

B.

dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C.

dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

D.

dấu hiệu bên ngoài của hoa.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 11 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Câu hỏi:Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của?

A. Quả non.

B. Thân cây.

C. Hoa.

D. Lá cây.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Lá cây

Giải thích:

- Lá cây là cơ quan có những biểu hiện rõ rệt nhất khi cây bị thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng khoáng → Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

- Dựa vào màu sắc và hình thái đặc trưng của lá, người ta có thể nhận biết được cây đang thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềDinh dưỡng nitơ ở thực vật nhé!

Kiến thức mở rộng về Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.

1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng

* Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí:

- Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng

- Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng

- Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ

* Đối với cây trồng:

Nếu nhu cầu cây cần phân kali thì không thể dùng phân đạm thay thế và ngược lại. Bà con có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:

+ Cây trồng lấy lá: là loại cây cần nhiều đạm

+ Cây lấy củ, ăn quả, lấy đường: cần nhiều Kali

+ Thóc giống: bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống tốt sẽ sống khỏe, năng suất cao

+ Cây lấy dầu, họ đậu, cây gia vị: cần lưu huỳnh.

+ Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, cần cho năng suất cao hơn thì cần nhiều phân hơn

* Đối với đất canh tác:

Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.

+ Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều đất sét) hoặc nhẹ (nhiều cát) cần ưu tiên bón phân hữu cơ.

+ Đất chai cứng , có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giớ nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sat yêu cầu của cây.

+ Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

+ Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu

2. Các phương pháp bón phân

- Bón phân qua rễ (bón vào đất) : Phương pháp bón phân qua rễ dựa vào khả năng của rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất. Bón phân qua rễ gồm bón lót trước khi trồng cây và bón thúc sau khi trồng cây.

- Bón phân qua lá : Phương pháp bón phân qua lá là sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các ion khoáng thấp và chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gay gắt.

- Không nên để cho cây quá kiệt quệ rồi mới bón phân. Cây trồng là những cơ thể sống. Chúng chỉ tiếp nhận những chất cần thiết từ môi trường bên ngoài khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường, các chức năng và hoạt động sinh lý của cây tiến hành không trở ngại.

3. Thời kỳ bón phân

- Thời kì bón phân phải căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài của lá cây như: hình dạng, màu sắc. Bởi vì khi thiếu một nguyên tố dinh dưỡng nào đó đến mức trầm trọng, lá cây thường biến dạng và màu sắc thường thay đổi rõ rệt

- Ví dụ: đối với cây lúa, bón lót (trước lúc cấy), bón thúc (lúc đẻ nhánh), bón đón đòng (lúc ra đòng).

4. Phân bón và môi trường

- Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí hóa của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.