Cách nấu nồi xông sả gừng

Cách nấu nồi xông sả gừng

Bạn có biết trong sả và gừng chứa tinh dầu và các hoạt chất rất tốt cho việc giải cảm tại nhà. Ngoài việc nấu sả gừng để uống, bạn cũng có thể nấu nước sả gừng để xông cực kì tốt và giúp nhah khoẻ, sớm khỏi bệnh.

Cùng MyVita tham khảo ngay 2 cách nấu sả gừng giải cảm hiệu quả được sử dụng rất phổ biến, an toàn và hiệu quả.

Mục lục

  • Cách nấu sả gừng giải cảm nước uống
    • Nguyên liệu:
    • Cách thực hiện
  • Cách nấu sả gừng xông hơi trị cảm
  • Chuẩn bị lá xông

Cách nấu sả gừng giải cảm nước uống

Nước sả gừng còn có công dụng tuyệt vời khác là tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng chống các bệnh cảm cúm, ho, cảm lạnh. Loại nước uống này còn giúp chữa đau họng, giảm nhẹ sự kích thích của niêm mạc, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trực tiếp đến răng miệng.

Nguyên liệu:

10 tép sả

1 củ gừng

200 gam đường phèn (hoặc đường cát)

1/2 muỗng cà phê muối

1 quả chanh tươi

Cách nấu nồi xông sả gừng

Cách nấu sả gừng từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm

Cách thực hiện

Bước 1: Đầu tiên sả mua về rửa sạch, tách bỏ phần lá già bên ngoài, đập dập và cắt thành khúc. Gừng bạn có thể cạo bớt vỏ hoặc rửa sạch để nguyên vì vỏ gừng cũng có công dụng rất tốt.

Bước 2: Chuẩn bị một nồi, cho vào 1 lít nước đun sôi trên bếp với lửa vừa. Cho 200 gam đường phèn vào nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn.

Bước 3: Tiếp theo, cho sả vào nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cho tiếp gừng vào đun thêm 1 phút, cuối cùng là cho 1 muỗng muối vào, khuấy đều và tắt bếp.

Bước 4: Sau khi tắt bếp bạn đừng dùng ngay, lấy nắp đậy lại một lát sau rồi hãy sử dụng, làm như vậy mùi vị của thức uống sẽ đậm đà thơm ngon hơn. Kế đến là lọc bỏ xác, chờ sử dụng.

Bước 5: Rót ra ly vắt chanh và thêm đường (tùy khẩu vị mà bạn có thể thêm đường tùy thích) để thưởng thức ngay khi còn ấm nhé. Nếu thích uống lạnh thì cho thêm đá vào.

Món thức uống giải cảm này sẽ giúp ích cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, say nắng, Vị chua của chanh, chút cay cay của gừng hoà cùng vị ngọt thanh của đường phèn và mùi hương thơm lừng đặc trưng của sả còn giúp bạn giải toả cơn khát ngày nắng nóng, hoặc giúp sưởi ấm khi đông về.

Cách nấu nồi xông sả gừng

Nước sả gừng giúp giải toả cơn khát ngày nắng nóng

Cách nấu sả gừng xông hơi trị cảm

Xông hơi trị cảm cúm bằng các loại cây, lá cây, thảo mộc thiên nhiên có các dụng trị cúm mùa rất tốt đồng thời cũng có các tác dụng khác như giảm cân, làm đẹp da, giải độc rất hiệu quả.

Thật ra phương pháp xông hơi trị cảm cúm là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật có nguồn gốc từ rất lâu đời được lưu truyền trong dân gian, dựa trên việc thay đổi thân nhiệt khiến cơ thể toát mồ hôi, đẩy độc tố ra bên ngoài. Kinh nghiệm dân gian thường dùng nồi xông cùng các loại cây, lá thảo dược trong những trường hợp bị bệnh thông thường như cảm cúm, cảm mạo. Đây là phương pháp dân gian rất hiệu quả được ứng dụng thành phòng xông hơi chăm sóc sức khỏe ngày nay.

Xông hơi nước nóng có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên của người bị cảm cúm, kích thích tuyến mồ hôi tích cực hoạt động, đào thải chất độc tố, cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Sự kết hợp với tinh dầu của các loại thảo dược qua niêm mạc mắt, tai, mũi, da, làm thông các ống dẫn ở mắt, mũi, tai, các xoang giúp giảm đau nhức hiệu quả trong xương khớp, chống viêm và giảm bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, cho người bệnh cảm thấy dễ chịu, cơ thể khoan khoái.

Cách nấu nồi xông sả gừng

Sả gừng còn có thể dùng để xông

Chuẩn bị lá xông

5 cây sả (lấy nguyên cây lá)

1 2 củ gừng tươi.

1 quả chanh.

500ml nước lọc.

Đầu tiên bạn cần rửa sạch nguyên liệu, đập dập sả, gừng cắt lát, chanh thái lát hoặc cắt thành 8. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi vài phút là tắt bếp. Thực hiện xông ngay khi nồi nước còn đang nóng. Lưu ý, người bệnh nên xông trong phòng kín, tránh những nơi có gió lùa vào vì sẽ thổi đi cái hơi nóng của nước, làm giảm tác dụng chữa trị bệnh cảm. Đặt nồi nước xông trên giường, trùm kín chăn rồi ngồi xông từ 10 15 phút, sau đó lấy nồi nước xông ra.

Trong quá trình xông hơi giải cảm, cần có một người ở bên cạnh phục vụ và chăm sóc để người bệnh được đảm bảo xông thật hiệu quả. Lưu ý tránh nhiệt độ tăng đột ngột của cơ thể mà phải để nhiệt ở mức vừa phải, không để quá nóng hoặc quá nguội. Nên mở nồi xông hé hé, từ từ kiểm soát lượng hơi nước thoát ra từ nồi cũng như mồ hôi ra từ cơ thể, nhằm tránh tình trạng bị mất nước đột ngột, dẫn đến sốc, tụt huyết áp hay trụy tim mạch, Và không nên xông trong thời gian kéo dài, khi cơ thể đã cảm thấy dễ chịu thì nên dừng và dùng khăn bông sạch lau khô người, mặc quần áo sạch và đảm bảo rộng rãi, thoáng mát.

Phương pháp xông giải cảm thường chỉ nên xông 1 lần/ngày. Những người hay ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người bệnh Parkinson thì không nên sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm này nhé.

Phương pháp xông hơi này được các bác sĩ khuyên không dùng cho những người đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.