Cách mang bỉm cho trẻ sơ sinh

Việc đóng bỉm cho trẻ sơ sinh tưởng chừng là việc quá đỗi quen thuộc với các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên với những người làm cha mẹ lần đầu thì việc đóng bỉm, thay bỉm cho trẻ cũng có khá nhiều khó khăn. Đặc biệt, nếu đóng bỉm sai cách sẽ khiến trẻ khó chịu, gây hăm vùng kín của trẻ. Vậy cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất là gì?

Kinh nghiệm đóng bỉm đúng cách

1.1. Lựa chọn bỉm đúng kích cỡ

Trước khi tìm hiểu cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần lựa chọn đúng loại bỉm theo cân nặng và kích thước cơ thể trẻ. Tránh lựa chọn bỉm quá chật hoặc rộng vì chúng dễ khiến trẻ khó chịu. Về lâu dài, chúng còn khiến vùng kín bị viêm nhiễm, hăm. Ngược lại nếu chọn bỉm quá rộng sẽ khiến bé đi vệ sinh dễ bị tràn ra ngoài. 

Các sản phẩm bỉm cho trẻ sơ sinh thường được chia theo tháng tuổi như sau:

  • Trong những tuần đầu sau sinh: Bé thường đi phân su nhỏ, mẹ chỉ cần dùng tã giấy hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần tã cho bé.

  • Từ 1 - 2 tháng tuổi: Cơ thể trẻ đã phát triển hơn, trẻ đi tiểu nhiều hơn, mẹ có thể lựa chọn tã giấy phù hợp với cân nặng. Tuy vậy để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, mẹ có thể cho trẻ dùng bỉm vào ban đêm. Với những trẻ từ 1-2 tháng tuổi, trẻ thường sử dụng bỉm với kích cỡ dưới 5kg.

  • Bé từ 3 tháng tuổi trở lên: Ở độ tuổi này, trẻ đi tiểu nhiều và đặc hơn, vì vậy lúc này mẹ nên lựa chọn các loại bỉm để đóng cho trẻ.

Thông thường, kích thước bỉm dành cho trẻ hiện nay sẽ phân theo cân nặng. Các mốc thường thấy là 0-5kg, 4-8kg, 6-11kg, 9-14kg và 12-22kg. Mẹ nên dựa vào cân nặng của trẻ, kích thước cơ thể để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

1.2. Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chuẩn theo giới tính 

  • Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh là bé trai: Với các bé trai, mẹ cần chú ý khi đóng bỉm sao cho khu vực vùng kín của trẻ chúi xuống để trẻ đi tiểu không bị trào ra ngoài. Bên cạnh đó, các bé trai thường có xu hướng bị ướt ở phía trước. Do đó, mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

  • Cách đóng bỉm cho bé gái: Ở các bé gái khi đi tiểu thường dễ bị ướt ở phía sau. Do đó, khi chọn tã cho bé, mẹ nên lựa chọn bỉm với độ dày tập trung ở khu vực phía sau. Ngoài ra, khi đóng bỉm mẹ cũng có thể kéo dịch phần bỉm về phía lưng bé cao hơn phần thân trước. Như vậy có thể khiến chất thải không bị tràn ra ngoài.

1.3 Chọn bỉm như thế nào để bé thoải mái, dễ chịu?

Mẹ nên chọn bỉm với phần đáy làm từ vải, phần đùi không bị dày để bé luôn thoải mái. Chọn bỉm với kích thước phù hợp với cân nặng của trẻ để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm thường đi đôi với giá thành, vì thế mẹ không nên lựa chọn những loại bỉm quá rẻ. Tuy nhiên mẹ có thể tùy thuộc theo điều kiện kinh tế để lựa chọn cho bé những loại bỉm giá bình dân miễn là bỉm chất lượng đảm bảo.

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Để tiến hành thay bỉm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị bỉm sạch, vải lót, giấy ướt hay khăn sạch, kem chống hăm, kem dưỡng ẩm…

Lưu ý: mẹ phải rửa sạch tay trước khi thay bỉm cho bé nhé!

Với trường hợp bé chỉ đi tiểu thì mẹ dùng 1 tay nắm 2 cổ chân bé, nhẹ nhàng nhấc phần mông bé lên và 1 tay kéo nhanh bỉm cũ ra, bỏ vào túi hoặc chậu đã chuẩn bị sẵn. 

Dùng khăn sạch cùng nước ấm lau sạch cơ thể trẻ từ trước ra sau. Gập phần khăn để lấy mặt sạch lau kỹ các kẽ và nếp gấp ở chân, đùi và mông bé. 

Sau khi đã lau bằng khăn ướt, bạn dùng một chiếc khăn khô nhẹ nhàng thấm và làm khô da cho bé.

Với bé trai, mẹ nên phủ thêm lên vùng kín của bé một chiếc khăn sạch để tránh việc bé tè ngược lên trên tràn ra ngoài.

Trước khi mặc bỉm mới cho bé mẹ nên dùng kẽm chống hăm hoặc kem dưỡng ẩm [vào mùa hanh, khô] bôi cho bé một lượt mỏng vào phần kẽ, khe ở đùi và bẹn, mát xa cho kem bám đều vào da bé. 

Mẹ nhấc nhẹ 2 chân trẻ lên, luồn bỉm mới vào dưới 2 chân bé, kéo bỉm lên và cố định lại cho chặt. Khi dán bỉm mẹ cần căn cho miếng dán vừa đủ ôm lấy cơ thể trẻ. Với bỉm quần, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm với kích thước vừa vặn với cơ thể bé. Điều này giúp bé tránh bị các vết hằn trên da khiến bé khó chịu.

Sau khi mặc bỉm mới xong, mẹ đặt trẻ vào chỗ mới ấm áp, sạch sẽ. Mẹ dọn dẹp phần bỉm cũ, cất các dụng cụ và rửa tay thật sạch. Như vậy là đã hoàn thành việc đóng bỉm cho bé rồi đó. 

Trong quá trình thay tã mẹ nên trò chuyện với trẻ giúp thu hút sự chú ý của bé. Nhờ đó, bé sẽ hợp tác và việc thay tã sẽ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên đóng bỉm không đúng rất sẽ làm da bé bị ngứa, rát, hăm hay thậm chí viêm da. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm đóng bỉm cho trẻ sao cho an toàn, sạch sẽ.

Kéo căng miếng tã mới, nâng 2 vách bên trong lên để chống tràn.

[Tambehanoi.com]- Không phải bà mẹ nào cũng biết cách đóng bỉm cho trẻ đúng cách , Và đây là 4 cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng không học nhất mà các mẹ không thể bỏ qua .

– Nếu thay bỉm và đóng bỉm cho bé không đúng cách sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu suốt cả ngày và có thể gây hăm tã, rôm sảy ở vùng kín của trẻ.

-Chính vì vậy, các mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức thay bỉm và đóng bỉm cho trẻ thật tốt để mang lại cho con những phút giây thoải mái.

4 Hướng dẫn các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách và khoa học nhất hiện nay

Bước 1: Chuẩn bị :
Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch và lau khô tay. Sau đó chuẩn bị sẵn bỉm/tã sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.

Bước 2: Cởi tã bẩn ra cho bé : Khi bắt đầu thay bỉm, tã cho bé, bạn hãy trò chuyện, cưng nựng bé để bé có sự chuẩn bị. Vừa nựng bé vừa nhẹ nhàng cởi quần cho bé. Nếu mông bé dính phân hay nước tiểu thì bạn có thể dùng ngay tã đó để lau sạch rồi gập đôi chiếc tã bẩn.

Sau đó, nhấc nhẹ mông của bé lên rồi rút tã bẩn ra, cuộn gọn tã bẩn và để vào vị trí xa tầm tay của bé.

Bước 3: Vệ sinh cho bé :
Với bé gái: Bạn dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau sẽ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tiếp đó, bạn gập khăn lại để lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Khi đã lau xong, bạn để khăn ướt bẩn vào chỗ tã bẩn.

Với bé trai: Khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.

Mỗi khi thay tã giấy cho bé mới sinh, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì bạn mới lau cho bé bằng khăn.

Bước 4: Mặc tã/bỉm mới : Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để da bé trần vài phút.

Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé.

Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.

Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa người bé. Nếu tã quá chặt sẽ gây các vết hằn lên da bé, nếu tã có khe hở sẽ làm rò rỉ chất thải khi bé đi vệ sinh.

Khi nào thay bỉm , tã lót cho trẻ sơ sinh ?

– Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm và khi bạn tắm trẻ sơ sinh và vệ sinh xong thay luôn bỉm cho bé. – Lưu ý cân nặng để mua bỉm/tã giấy phù hợp cho bé. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

– Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa dịch vụ tắm tại nhà để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

– Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

– Một quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm sóc sau sinh cho bé được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.

– Lưu ý luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

– Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

– Thời gian thay bỉm sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

– Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.
Cách đóng bỉm khiến bé thoải mái:
Chọn loại bỉm có đáy dạng vải, không quá dày nhất là ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.

Chọn kích thước phù hợp với tuổi bé để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé.

Các loại bỉm hiện nay đều có phần dán rất chặt nên các mẹ không cần dùng kim băng để cài bỉm cho bé bởi rất có thế nó sẽ bật ra và khiến bé bị đau.

Bài viết do TẮM BÉ HÀ NỘI sưu tầm và chia sẻ giúp các bạn trong việc lựa chọn bỉm cho trẻ và cách thay bỉm tã cho trẻ đúng khoa học nhất hiện nay .Ngoài ra bên chúng tôi có những dịch vụ tắm tại nhà và dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi .

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần !

Video liên quan

Chủ Đề